Bài toán hóc búa của “đầu tàu kinh tế”

Chủ nhật, 02/01/2022 08:30 AM - 0 Trả lời

(NB&CL) Đợt dịch COVID-19 bùng phát lần thứ 4 đã không chỉ gây ra cho TP.HCM những tổn thất lớn về người và của mà còn tạo ra vô số những bài toán an sinh xã hội hóc búa khi tình trạng thất nghiệp gia tăng chưa từng có, cuộc sống người dân khó khăn, người lao động bị ảnh hưởng rất nghiêm trọng.

Bài liên quan

Nhiều nguồn lực được huy động

Đợt dịch COVID-19 bùng phát lần thứ 4, TP.HCM là địa phương bị ảnh hưởng nặng nề nhất khi có gần 450 ngàn trường hợp nhiễm bệnh và hơn 17 ngàn người đã tử vong.

Tình trạng không có việc làm, giảm thu nhập trở nên phổ biến trong mỗi làn sóng đại dịch, khiến cho hàng trăm nghìn lao động bị mất việc, hàng triệu lao động phải nghỉ giãn việc. Nhiều cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ buộc phải ngừng hoạt động hoặc hoạt động cầm chừng. Các nhóm đối tượng yếu thế, đặc biệt lao động trong khu vực phi chính thức càng khó khăn hơn, do sinh kế của họ gắn nhiều với các hoạt động tiếp xúc trực tiếp với nguy cơ lây nhiễm cao.

bai toan hoc bua cua dau tau kinh te hinh 1

Ngay từ ngày đầu áp dụng lệnh giãn cách xã hội để phòng chống dịch, Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Văn Nên đã chỉ đạo các cơ quan chức năng thành phố phối hợp các bộ, ngành Trung ương chuẩn bị tiếp phương án, kịch bản cho tình huống dâng cao khi cần thiết; chuẩn bị chiến lược lâu dài bảo vệ sinh kế người dân, sức sống của doanh nghiệp; các địa phương tổ chức đưa nhu yếu phẩm thiết yếu đến từng hộ gia đình khó khăn.

“Chúng ta tập trung đáp ứng nhu cầu thiết yếu của người dân, ở đâu còn người thiếu ăn thiếu mặc là lỗi của bí thư, chủ tịch phường đó xã đó” - Bí thư Nguyễn Văn Nên mệnh lệnh.

Ngoài việc triển khai thực hiện 3 gói hỗ trợ người dân cùng 71.104 tấn gạo Chính phủ hỗ trợ người dân, TP.HCM còn huy động, vận động rất nhiều nguồn lực từ các ban ngành, đoàn thể, các tỉnh thành, các doanh nghiệp, cá nhân để nhằm chia sẻ cùng người dân gặp khó khăn trong đại dịch.

bai toan hoc bua cua dau tau kinh te hinh 2

Chính quyền, quân đội, Hội chữ thập đỏ, người dân trao quà an sinh cho các trường hợp khó khăn.

Đặc biệt, lực lượng quân đội cũng đã chính thức hỗ trợ TP.HCM trong công tác phòng chống dịch, cũng như phối hợp đảm bảo an sinh xã hội cho người dân trong thời gian áp dụng chặt chẽ hơn các biện pháp giãn cách.

Nhiều lúng túng trong triển khai

Bên cạnh sự quyết liệt thì việc triển khai còn bất cập, có phần vướng thủ tục, thiếu đồng bộ tại các địa phương. Sự phụ thuộc quá nhiều vào cơ sở như tổ dân phố, công an khu vực, hoặc UBND phường, xã... trong khi những cơ sở này chỉ cần có một chút sơ suất hoặc thiếu công tâm, việc bỏ sót hoặc trợ cấp sai đối tượng rất dễ xảy ra. Đã có không ít phản ứng từ người dân được báo chí thông tin, phản ánh trong thời gian qua; một số cán bộ trục lợi đã bị khởi tố, bắt tạm giam,...

Tháng 7/2021, TP.HCM triển khai gói hỗ trợ lần 1 cho người dân, với tổng kinh phí 886 tỷ đồng. Gói hỗ trợ này chủ yếu là tiền ăn cho những người phải cách ly y tế tập trung, những người tham gia công tác phòng chống dịch; bên cạnh đó là hỗ trợ cho các lao động bị mất việc làm, lao động tự do, các hộ kinh doanh và các tiểu thương tại các chợ truyền thống phải ngừng hoạt động do giãn cách xã hội…

bai toan hoc bua cua dau tau kinh te hinh 3

Đến tháng 8, TP.HCM tiếp tục gói hỗ trợ lần 2, với tổng kinh phí hơn 900 tỷ đồng. Lần này đối tượng trợ giúp được chia thành 3 nhóm. Nhóm 1 là những người lao động tự do gặp khó khăn do dịch COVID-19. Nhóm 2 là hộ nghèo, hộ cận nghèo gặp khó khăn trên địa bàn TP.HCM. Nhóm 3 là các hộ lao động nghèo đang sinh sống tại các nhà trọ, khu lao động nghèo, khu vực bị phong tỏa.

Gói hỗ trợ lần 2 không phân biệt người có hộ khẩu hay tạm trú như gói 1, tuy nhiên lại tính theo hộ dân. Hộ có 7 lao động cũng được nhận 1,5 triệu như hộ có 1-2 lao động.

Cuối tháng 9/2021, UBND TP.HCM tiếp tục triển khai phương án hỗ trợ đợt 3. Lần này, số lượng người hỗ trợ khoảng 7,3 triệu người. Mức hỗ trợ 1.000.000 đồng/người.

Gói hỗ trợ đợt 3 không phân biệt hộ khẩu, không phân biệt hộ dân, chỉ tính trên đầu người, ngoại trừ những người có bảo hiểm xã hội. Tuy nhiên, khi triển khai gói hỗ trợ 3 thì phần lớn lao động tự do khó khăn đã trở về quê, số còn lại chủ yếu là lao động có bảo hiểm xã hội. Chính vì thế, đến nay gói hỗ trợ lần 3 vẫn chưa phát hết cho người dân.

Theo GS.TS. Đặng Nguyên Anh - Phó Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, đa số người lao động phải tự lo ăn, ở, sức khỏe sống qua ngày trong khi nguy cơ lây nhiễm cao rình rập khi dịch bệnh COVID-19 kéo dài hằng tháng. Vì thế, họ tự quyết định rời thành phố về quê để tránh dịch bằng phương tiện cá nhân do không còn khả năng trụ lại.

“Đây không chỉ là nhu cầu mà là lựa chọn bắt buộc của đại đa số người lao động rơi vào hoàn cảnh vô cùng khó khăn mà lưới an sinh xã hội chưa đủ che phủ. Người lao động ồ ạt quay về quê hương vì không còn lựa chọn nào tốt hơn”, GS.TS Đặng Nguyên Anh cho hay.

Cần có giải pháp căn cơ, lâu dài!

Chia sẻ về các giải pháp cho vấn đề an sinh xã hội, Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi cho biết, đây là vấn đề cả hệ thống chính trị thành phố quan tâm. Khi thực hiện giãn cách “ai ở đâu ở yên đó”, nhu cầu về sinh hoạt cơ bản, tối thiểu nhất là lương thực, thực phẩm, thuốc men và các nhu cầu khác phải được đáp ứng.

“Tuy nhiên, việc triển khai đối với một thành phố trên 10 triệu dân thì rất khó khăn”, ông Mãi thừa nhận.

Bí thư Nguyễn Văn Nên cũng cho rằng trước diễn biến phức tạp của dịch, không thể tránh khỏi những bị động, lúng túng, hạn chế, khuyết điểm cả trong lãnh đạo, chỉ đạo điều hành, tổ chức thực hiện.

bai toan hoc bua cua dau tau kinh te hinh 4

Để giải quyết căn cơ tình hình an sinh xã hội, TP.HCM cần phải triển khai đồng bộ, nhanh chóng, hiệu quả công tác giảm nghèo bền vững trên địa bàn.

Song song đó, phải thúc đẩy hiệu quả về vấn đề lao động - việc làm bằng các giải pháp phù hợp như: hỗ trợ, thu hút cho lao động trở lại sản xuất, đảm bảo chăm lo đào tạo nghề, bồi dưỡng lao động chất lượng cao;…

Theo GS.TS. Đặng Nguyên Anh, để giữ chân người lao động cần có yếu tố quyết định để thu hút, giữ được tinh thần, động lực của công nhân và lao động cho các KCN, KCX hiện nay nằm ở phương thức phản ứng, vận hành, chính sách an sinh xã hội và chế độ đãi ngộ của doanh nghiệp và địa phương nơi lao động sinh sống và làm việc.

Thời gian qua, chính quyền cùng các tổ chức đoàn thể cơ bản hoàn thành các gói hỗ trợ, tuy nhiên, trong tiến trình tiến tới bình thường mới thì rõ ràng chính quyền TP.HCM cần phải có thêm những giải pháp an sinh xã hội, để không chỉ giải quyết tình huống khẩn cấp mà còn giải quyết về mặt căn cơ, lâu dài.

Hoàng Tuấn

Bình Luận

Tin khác

Bắc Ninh: Khởi công dự án nhà xưởng và nhà kho xây sẵn quy mô 14 ha tại khu công nghiệp Thuận Thành III

Bắc Ninh: Khởi công dự án nhà xưởng và nhà kho xây sẵn quy mô 14 ha tại khu công nghiệp Thuận Thành III

(CLO) Công ty Cổ phần Tập đoàn KCN Việt Nam (KCN Việt Nam)- nhà phát triển bất động sản công nghiệp chuyên nghiệp tại Việt Nam, vừa triển khai xây dựng dự án nhà xưởng và nhà kho xây sẵn với quy mô 14 ha tại KCN Thuận Thành III- Phân khu B, tỉnh Bắc Ninh.

Kinh tế vĩ mô
Nam Định: Cấp giấy chứng nhận đầu tư dự án FDI sản xuất vải lưới, đế giày có tổng vốn đầu tư 40 triệu USD

Nam Định: Cấp giấy chứng nhận đầu tư dự án FDI sản xuất vải lưới, đế giày có tổng vốn đầu tư 40 triệu USD

(CLO) Ban Quản lý các Khu công nghiệp (KCN) tỉnh Nam Định cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư dự án nhà máy may XIELONG Việt Nam tại KCN Dệt may Rạng Đông (Nghĩa Hưng).

Kinh tế vĩ mô
Tỉnh Bắc Ninh và Nam Ninh (Trung Quốc) ký kết tăng cường giao lưu kinh tế, thương mại và kết nối

Tỉnh Bắc Ninh và Nam Ninh (Trung Quốc) ký kết tăng cường giao lưu kinh tế, thương mại và kết nối

(CLO) Chiều 17/4, tại tỉnh Bắc Ninh, đại diện Thành phố Nam Ninh, Trung Quốc đã ký kết Bản ghi nhớ về tăng cường giao lưu kinh tế, thương mại với tỉnh Bắc Ninh.

Kinh tế vĩ mô
Nam Định: Triển khai kế hoạch xây dựng 3 khu công nghiệp mới

Nam Định: Triển khai kế hoạch xây dựng 3 khu công nghiệp mới

(CLO) 3 khu công nghiệp (KCN) gồm: Hải Long, Nam Hồng và Minh Châu nằm trong số 6 KCN mới được UBND tỉnh Nam Định đồng ý chủ trương cho lập quy hoạch và nằm trong số 10 KCN phát triển thêm theo Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Kinh tế vĩ mô
Đề xuất cấp khí LNG cho các doanh nghiệp và Nhà máy nhiệt điện LNG Thái Bình

Đề xuất cấp khí LNG cho các doanh nghiệp và Nhà máy nhiệt điện LNG Thái Bình

(CLO) Đây là một trong những nội dung được lãnh đạo Tổng Công ty Khí Việt Nam – CTCP (PV GAS) báo cáo đề xuất việc nghiên cứu, khảo sát đầu tư xây dựng dự án cung cấp khí LNG với tỉnh Thái Bình.

Kinh tế vĩ mô