Giáo dục năm 2020: Tưởng không khó nhưng lại khó không tưởng!

Thứ sáu, 01/01/2021 15:21 PM - 0 Trả lời

(CLO) Trong bối cảnh dịch COVID -19, lũ lụt miền Trung kéo dài nhưng giáo dục nước nhà vẫn phát triển với dấu mốc mới cho thấy nỗ lực vươn lên của ngành trong một năm học đặc biệt.

Nghị quyết số: 29-NQ/TW, ngày 4/11/2013 “Về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế” đã được Hội nghị Trung ương 8 (khóa XI) thông qua.

Quan điểm chỉ đạo của Nghị quyết là Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước và của toàn dân. Đầu tư cho giáo dục là đầu tư phát triển, được ưu tiên đi trước trong các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội.

Nghị quyết: 29 - NQ/TW khi đi vào thực tiễn đã soi đường cho sự phát triển giáo dục nước nhà. Qua nhiều năm thực hiện, giáo dục đã có nhiều sự thay đổi lớn khi giáo dục phổ thông, giáo dục đại học đã có sự thăng tiến trên các bảng xếp hạng, được thế giới đánh giá cao.

Đổi mới giáo dục không chỉ trở thành nhiệm vụ riêng của ngành giáo dục mà đã thu hút được trí lực của toàn xã hội, của nhiều tầng lớp nhân dân tham gia. Những kỳ vọng của xã hội đối với ngành giáo dục là rất lớn, đó là áp lực đòi hỏi ngành giáo dục luôn phải đổi mới để thích ứng.

Những tranh luận liên quan đến sách giáo khoa, chương trình phổ thông mới, đổi mới thi cử luôn làm nóng các diễn đàn trong nhiều năm qua.

Năm 2020 dịch COVID -19 và lũ lụt miền Trung kéo dài đã tác động lớn đến ngành giáo dục.

Năm 2020 dịch COVID -19 và lũ lụt miền Trung kéo dài đã tác động lớn đến ngành giáo dục.

Năm 2020, trong bối cảnh dịch COVID -19 hoành hoành, lũ lụt miền Trung kéo dài thì áp lực của ngành giáo dục càng tăng cao.

Trong khi nhiều nước trên thế giới tìm cách không chế COVID -19, đưa trường học trở lại bình thường thì ở Việt Nam người dân lại tập trung bàn nhiều về đổi mới, cải cách. 

Trước mọi biến động của thời cuộc, nhiều vấn đề nhức nhối phát sinh trong xã hội thì kỳ vọng, áp lực đổ dồn lên giáo dục càng lớn. Vì mọi người luôn xem giáo dục là gốc của mọi vấn đề.

Đại biểu Quốc hội Nguyễn Lân Hiếu từng nêu ý kiến về mong muốn một nền giáo dục "Không nói dối". Đại biểu Quốc hội Nguyễn Lân Hiếu nhấn mạnh rằng: “Theo tôi phải nhìn thẳng vào sự thật đang diễn ra từ rất nhiều năm để lại hậu quả ở tầng lớp công chức, viên chức, thậm chí là trí thức, thượng tầng.

Căn bệnh chạy theo thành tích, ngại nói ra sự thật và đặc biệt là "nuốt" lời hứa trong xã hội đang ngày càng trầm trọng.

Vậy nên để xin 3 chữ cho triết lý giáo dục giai đoạn bản lề hiện nay xin phép đó là một nền giáo dục “KHÔNG NÓI DỐI”.

Đề xuất về triết lý giáo dục "không nói dối", đại biểu Nguyễn Lân Hiếu mong có một thế hệ trẻ "không nói dối" giúp chữa tận gốc căn bệnh - "Giấu dốt, ngại tranh luận, phát biểu theo cách gọi của ngành y là những yếu tố nguy cơ gây bệnh tụt hậu, làm chậm sự phát triển của tự nhiên".

Ý kiến của đại biểu Nguyễn Lân Hiếu xét ở góc độ nào đó nó phản ánh thực tế cả xã hội trông chờ vào sự thay đổi lớn từ nền giáo dục nước nhà, để tạo tiền đề, căn bản, gốc rễ để đổi mới mọi mặt kinh tế - xã hội.

Trong năm qua, chủ đề về sách giáo khoa lớp 1 là một trong những chủ đề nóng bỏng nhất, thu hút từ người dân bình thường cho đến giới trí thức cấp tiến.

Đại biểu Quốc hội Phạm Thị Minh Hiền từng cho rằng:

Đại biểu Quốc hội Phạm Thị Minh Hiền từng cho rằng: "Nếu chấp nhận một bộ sách như một lốp xe đầy những mảnh chắp vá để tiếp tục vận hành thì tôi cho đó là một thái độ thỏa hiệp rất nguy hại" - (ảnh TL).

Trên diễn đàn Quốc hội, đại biểu Quốc hội Phạm Thị Minh Hiền cho rằng: “Giá trị một bộ sách giáo khoa khác hoàn toàn với một sản phẩm hàng hóa thông thường.

Nếu chấp nhận một bộ sách như một lốp xe đầy những mảnh chắp vá để tiếp tục vận hành thì tôi cho đó là một thái độ thỏa hiệp rất nguy hại, là sự xem nhẹ giá trị nhân văn trong sáng của tiếng Việt mà rất cần được truyền dạy một cách thấu hiểu, cẩn trọng, tận tâm, tận tụy đối với từng đứa trẻ vừa bước qua tuổi mầm non.

Cá nhân tôi trước khi lên tiếng về vấn đề này đã mua sách về đọc, ghi chép, liệt kê từng nội dung mà mình chưa hiểu thấu, đã gặp gỡ giáo viên và phụ huynh để thảo luận, đã tham khảo ý kiến từ các nhà chuyên môn về ngôn ngữ tâm lý học. 

Tôi tin họ có thừa năng lực, đủ phẩm chất và tâm thức để có góc nhìn khoa học, thấu đáo trong giáo dục trẻ em".

Ý kiến đại biểu Phạm Thị Minh Hiền rất mạnh mẽ, việc không chấp nhận: “Một bộ sách như một lốp xe đầy những mảnh chắp vá” phản ánh đúng thực tế đòi hỏi khắt khe mà người dân đối với ngành giáo dục.

Điểm qua vài ý kiến như vậy để thấy đòi hỏi, kỳ vọng của cả xã hội với giáo dục là rất lớn, thậm chí là khắt khe.

Trước thực tế đó, tại Hội nghị trực tuyến ngành giáo dục năm 2020, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nhấn mạnh: “Giáo dục liên quan đến toàn dân và mọi người phải tham gia vào giáo dục, không chỉ giáo dục trong nhà trường.

Đặc thù Việt Nam mọi người ít nhiều đều có kinh nghiệm và có hiểu biết thực tiễn về giáo dục và đều góp ý được.

Để mọi người hiểu, đồng thuận và tham gia thì phải hết sức cầu thị, có trao đi đổi lại, trên tình thần tôn trọng và thực sự bằng tấm lòng thật để tiếp thu ý kiến đóng góp cho giáo dục.

Chừng nào người dân còn quan tâm đến giáo dục, chừng đó đất nước còn hồng phúc, ngành Giáo dục còn may mắn”.

Trước đòi hỏi từ người dân và bối cảnh dịch bệnh, lũ lụt kéo dài nhưng năm học qua giáo dục nước nhà vẫn tạo ra được những dấu ấn lớn.

Một trong những thành công của năm học qua phải kể đến chủ trương: “Tạm dừng đến trường nhưng không dừng việc học”.

Dạy học trực tuyến lần đầu tiên được áp dụng đại trà, rộng rãi đến mức nhiều chuyên gia nhận định: “Nếu không có dịch COVID -19, không biết đến khi nào dạy học trực tuyến mới phát triển đến như vậy”.

Tại Hội nghị trực tuyến ngành Giáo dục 2020, Bộ trưởng Bộ Thông tin & Truyền thông (TT&TT) Nguyễn Mạnh Hùng cho biết: “Giai đoạn Covid vừa qua, có tới gần 80% học sinh sinh viên học trực tuyến, tỷ lệ này cao hơn mức trung bình của các nước OECD (67,15%), trên 200 quốc gia và vùng lãnh thổ.

Điều này tạo niềm tin nếu quyết tâm, Việt Nam có thể làm những điều đặc biệt”.

Khi nhìn vào các con số mà Giáo dục Việt Nam đạt được nhiều người cứ nghĩ “tưởng không khó” nhưng thực chất là “khó không tưởng” khi so sánh tương quan điều kiện kinh tế, xã hội của nước ta với các nước OECD.

Thành tích đó là kết quả của đổi mới toàn diện, lâu dài của đất nước, trong đó có đổi mới giáo dục khi triển khai thực hiện Nghị quyết: 29 - NQ/TW trong nhiều năm qua.

Thủ tướng phát biểu khai mạc Hội nghị Chính phủ với địa phương (ảnh nguồn internet).

Thủ tướng phát biểu khai mạc Hội nghị Chính phủ với địa phương (ảnh nguồn internet).

Tại Hội nghị Chính phủ với địa phương, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh: “Như câu ngạn ngữ, thành công không chỉ được đo bằng những gì đạt được mà còn bởi những trở ngại đã vượt qua.Với những thành quả đặc biệt đó, năm 2020 có thể được xem là năm thành công nhất trong 5 năm nhiệm kỳ của chúng ta về ý chí và tinh thần vượt khó vươn lên”.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng cho rằng: “Về giáo dục, Đảng và Nhà nước ta luôn thống nhất quan điểm "đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển", xem "Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu".

Mỗi năm ngân sách Nhà nước chi cho giáo dục không thấp hơn 20% tổng chi ngân sách, tương đương trên 5,7% GDP, thuộc nhóm cao trên thế giới.

Chất lượng giáo dục nhìn chung được nâng lên. Việt Nam tiếp tục giữ vững truyền thống xưa nay là giành nhiều thành tích quan trọng ở các kỳ thi khu vực và quốc tế”.

Như vậy có thể thấy, cùng với các lĩnh vực kinh tế, xã hội khác thì giáo dục đã có những đóng góp quan trọng vào thành tích chung của đất nước trong năm qua.

Tuy nhiên, bên cạnh những dấu ấn đó thì ngành giáo dục cũng cần thiết phải nghiêm khắc với chính mình hơn nữa để đáp ứng sự kỳ vọng lớn của người dân. "Việt Nam có thể làm những điều đặc biệt", hy vọng năm học tới ngành giáo dục sẽ tạo nên nhiều điều đặc biệt hơn nữa góp phần vào thành tựu chung của đất nước.

Trinh Phúc

Tin khác

Đình chỉ cơ sở mầm non có cô giáo đè, đánh học sinh bắt ăn

Đình chỉ cơ sở mầm non có cô giáo đè, đánh học sinh bắt ăn

(CLO) Chiều 25/4, UBND thành phố Thủ Đức (thành phố Hồ Chí Minh) thông tin cập nhật kết quả điều tra, xử lý vụ tố cáo một chủ nhóm lớp mẫu giáo bạo hành trẻ em trên địa bàn.

Giáo dục
Vụ trẻ bị cô giáo đánh ở TP Thủ Đức: Sự việc đáng tiếc của ngành giáo dục

Vụ trẻ bị cô giáo đánh ở TP Thủ Đức: Sự việc đáng tiếc của ngành giáo dục

(CLO) Tại buổi họp báo chiều 25/4, Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) TP HCM Lê Hoài Nam đã thông tin về sự việc trẻ bị cô giáo đánh tại lớp mẫu giáo Tí Bo (phường Linh Đông, TP Thủ Đức, TP HCM).

Giáo dục
Trao giải cuộc thi “Xây dựng thiết bị dạy học số tỉnh Nam Định” năm 2024

Trao giải cuộc thi “Xây dựng thiết bị dạy học số tỉnh Nam Định” năm 2024

(CLO) Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Nam Định vừa tổ chức trao giải cuộc thi “Xây dựng thiết bị dạy học số tỉnh Nam Định” năm 2024 dành cho cán bộ, giáo viên, nhân viên tại các cơ sở giáo dục phổ thông và trung tâm giáo dục thường xuyên trên địa bàn tỉnh.

Giáo dục
Học sinh tại Hà Nội nghỉ lễ 30/4 - 1/5 như thế nào?

Học sinh tại Hà Nội nghỉ lễ 30/4 - 1/5 như thế nào?

(CLO) Theo hướng dẫn của Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, trong dịp lễ 30/4 - 1/5, cán bộ, công chức và người lao động ngành giáo dục Hà Nội được hoán đổi ngày làm việc từ ngày thứ Hai (29/4) sang ngày thứ Bảy (4/5).

Giáo dục
Học sinh có 5 ngày để thử nghiệm đăng ký tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT

Học sinh có 5 ngày để thử nghiệm đăng ký tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT

(CLO) Từ ngày 24 đến 28/4, học sinh lớp 12 trên cả nước thực hành thử nghiệm đăng ký dự thi trực tuyến kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 trên hệ thống quản lý thi của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Giáo dục