Thừa Thiên Huế: Tiềm năng phát triển du lịch và chính sách thu hút đầu tư

Huế - Kinh đô ẩm thực Việt

Thứ tư, 17/04/2019 14:42 PM - 0 Trả lời

(NB&CL) Bên cạnh nền văn hóa lâu đời với những cung điện, lăng tẩm hay những màn trình diễn ca Huế trên sông Hương, ẩm thực cũng là một nét văn hóa đặc trưng với các món ăn mang đậm bản sắc riêng không thể không nhắc đến khi nói về Cố đô Huế.

Bài liên quan

Ẩm thực Huế là kết tinh của quá trình sáng tạo bởi nhiều thế hệ, đã để lại cho Huế 1.700 món ăn từ cung đình đến dân gian, trong tổng số khoảng 2.400 món ăn của cả đất nước Việt Nam. Ẩm thực Huế là sự giao thoa của nhiều vùng miền, pha trộn, kết tinh và lan tỏa của các miền văn hóa. Thương hiệu ẩm thực Huế đã trở thành sản phẩm văn hóa Quốc gia, tài nguyên du lịch góp phần xây dựng hình ảnh Huế nói riêng và Việt Nam nói chung, là điểm đến nổi bật của khu vực và trên thế giới.

Sắc màu đa dạng của ẩm thực Huế.

Sắc màu đa dạng của ẩm thực Huế.

Hãy thử một lần đến và nếm thử món Bún Bò Huế do chính người dân xứ Huế tự tay chế biến, bạn mới cảm nhận được mùi vị thực sự của món ăn. Trong đó không chỉ là những sợi bún, những miếng thịt bò hoặc gân bò, mà ở đó chứa đựng nét đẹp của người Huế, với sự tần tảo và tấm lòng của những người chế biến món ăn. Hay như cơm hến cũng là một món ăn nổi tiếng, luôn làm ấm lòng các thực khách khi đến Huế…

Đặc biệt thời gian gần đây, khi thiết kế tour du lịch đến Huế, các hãng lữ hành quốc tế luôn muốn du khách được trải nghiệm ẩm thực Huế, từ những món ăn đơn giản dân dã cho đến những món ăn cầu kỳ chốn cung đình. Tất cả tạo nên sắc màu và không gian ẩm thực độc đáo theo chiều dài lịch sử và văn hóa vùng đất Cố đô.

Bánh bột lọc - đặc sản của ẩm thực Huế

Bánh bột lọc - đặc sản của ẩm thực Huế

Nhà văn Nguyễn Tuân lúc sinh thời từng nhận xét, người Huế thích ăn bằng mắt. Nhưng dù huy động toàn bộ giác quan cho việc hấp thụ dinh dưỡng, người Huế cũng chỉ cốt ăn lấy hương lấy hoa, như họ thường tự nói về mình. Sự thanh thản ấy có thể nhận biết trên những chiếc bánh bèo nhỏ xíu như chực tan ngay đầu lưỡi, hay những lá bánh nậm mỏng tang cánh chuồn, tô bánh canh Nam Phổ bày biện như bức tranh nhiều màu sắc, chén chè bắp Cồn Hến mát lịm mà hương thơm theo vào tận giấc mơ… Những món ăn Huế dù là cao lương mỹ vị hay dân dã đơn sơ, đều làm cho ai đó một lần nếm qua đều phải xuýt xoa khen ngon đến mức “ngậm mà nghe”, để rồi lưu luyến mãi cái hương vị khó quên ấy.

Cùng với hàng ngàn món ăn trong bữa cơm gia đình, Huế còn có những món ăn đặc sản như bún bò giò heo, nổi tiếng nhất là bún Gia Hội, chợ Tuần. Lại còn hàng chục loại bánh mặn, ngọt mà ai đã một lần nếm thử, hẳn không quên được món quà đặc sắc chốn cựu kinh. Đó là các loại bánh nổi tiếng gắn liền với các địa danh: bánh khoái Đông Ba, bánh bèo Ngự Bình, bánh ướt thịt nướng Kim Long, bánh canh Nam Phổ… Qua những món ăn ấy, người thưởng thức mới thấu hiểu được cách chế biến cầu kỳ và cũng đòi hỏi những thể thức lâu đời trong cách làm và cách tận hưởng.

Nem lụi - đặc sản của ẩm thực Huế

Nem lụi - đặc sản của ẩm thực Huế

Đối với Huế, ăn uống còn là một loại hình văn hóa. Vậy ăn thế nào mới đúng lối Huế? Người Huế ăn theo lối Huế là chuyện thường tình, cách ăn uống đã nằm trong tâm khảm của mỗi người. Ngồi vào bàn, cầm đôi đũa đã biết gắp làm sao, cầm chén làm sao, món ấy phải ăn với gì.

Ths. Vũ Hoài Phương, Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Du lịch Huế chia sẻ: “Phải nâng cao ẩm thực Huế như một di sản văn hóa, ẩm thực Huế không tách rời ẩm thực cung đình và ẩm thực cung đình không tách rời ẩm thực dân gian. Tại vì ẩm thực dân gian ở Huế có sự lan tỏa của ẩm thực cung đình, ẩm thực Huế mang một bản sắc văn hóa riêng từ cách chế biến cho đến cách thưởng thức. Thật thiếu sót nếu nói nhiều về món ăn Huế mà không nhớ đến món ăn chay. Thời các vua chúa triều Nguyễn, Phật giáo trở thành quốc giáo. Cả một lớp quý tộc ăn chay nên các món ăn chay ở Huế rất phong phú. Các món ăn chay được làm cầu kỳ và ngon không kém món ăn mặn. Đối với các gia đình phật tử ở Huế, mỗi lần mời bạn bè ăn một bữa cơm chay thì đó là một cách bày tỏ sự quý mến và trân trọng người bạn của mình lắm”.

Với sự quyết tâm xây dựng và nỗ lực gìn giữ, bảo tồn và phát huy tinh hoa Ẩm thực Huế đúng như giá trị nó vốn có, biến từ thương hiệu văn hóa thành một thương hiệu du lịch có vị thế, hy vọng rằng Huế - Kinh đô ẩm thực Việt ngày càng phát triển và vững mạnh.

Cái Văn Long

Tin khác

Khảo cứu về lịch sử 220 năm Quốc hiệu Việt Nam

Khảo cứu về lịch sử 220 năm Quốc hiệu Việt Nam

(CLO) Chặng đường lịch sử 220 năm Quốc hiệu Việt Nam đã khẳng định vị thế của một đất nước độc lập, thống nhất.

Đời sống văn hóa
Khai hội truyền thống Đền Đô năm 2024

Khai hội truyền thống Đền Đô năm 2024

(CLO) Phường Đình Bảng, thành phố Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh vừa mới tổ chức khai hội Đền Đô truyền thống Xuân Giáp Thìn - 2024, kỷ niệm 1014 năm ngày vua Lý Thái Tổ đăng quang.

Đời sống văn hóa
Bắc Giang: Trưng bày tư liệu, hiện vật kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Bắc Giang: Trưng bày tư liệu, hiện vật kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

(CLO) Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Giang vừa mới tổ chức khai mạc trưng bày chuyên đề kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ tại Bảo tàng tỉnh.

Đời sống văn hóa
Ninh Bình: Sẵn sàng cho triển lãm nhiếp ảnh về Di sản Tràng An

Ninh Bình: Sẵn sàng cho triển lãm nhiếp ảnh về Di sản Tràng An

(CLO) Triển lãm nhiếp ảnh Kỷ niệm 10 năm Quần thể danh thắng Tràng An được UNESCO ghi danh là Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới (2014-2024) sẽ được tổ chức vào ngày mai (24/4). Hiện, các công việc chuẩn bị cho Triển lãm đã cơ bản hoàn tất.

Đời sống văn hóa
Ninh Bình: Nhiều điểm mới trong Lễ hội Tràng An 2024

Ninh Bình: Nhiều điểm mới trong Lễ hội Tràng An 2024

(CLO) Ngày 23/4, Doanh nghiệp Xây dựng Xuân Trường và Ban Quản lý danh thắng Tràng An (Ninh Bình) đã tổ chức tổng duyệt chương trình khai mạc lễ hội Tràng An "Về miền di sản Tràng An 2024".

Đời sống văn hóa