IEA cho biết Nga "chơi bài" giảm nguồn khí đốt sang châu Âu do tình hình Ukraine bế tắc
(CLO) Người đứng đầu Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) Fatih Birol cho biết Nga đang cung cấp thiếu nguồn khí đốt tự nhiên cho châu Âu trong bối cảnh Moscow và phương Tây gặp bế tắc về vấn đề Ukraine.
IEA cảnh báo rằng giá năng lượng cao đã làm dấy lên vấn đề hạn ngạch lưu trữ bắt buộc trong tương lai đối với các công ty châu Âu.

Nhà máy của Gazprom. Ảnh: EPE
Bài liên quan
Mỹ áp đặt lệnh trừng phạt đối với Triều Tiên, Nga, sau các vụ thử tên lửa
NATO và Nga không đạt được thỏa thuận nào, nguy cơ xung đột vẫn hiện hữu
Nga rục rịch rút quân, Kazakhstan bổ nhiệm thủ tướng mới
Nga dàn trận xe tăng gần Ukraine, gây lo ngại trước cuộc đàm phán
"Chúng tôi tin rằng sự thiếu hụt thị trường khí đốt của châu Âu liên quan đến Nga", ông Birol nói với các phóng viên. "Lượng khí đốt hiện tại của Nga đến châu Âu giảm đi trùng với căng thẳng địa chính trị gia tăng đối với Ukraine".
Cũng theo ông Birol, công ty khí đốt Nga Gazprom đã giảm xuất khẩu sang châu Âu 25% so với cùng kỳ năm ngoái trong quý 4 năm 2021 mặc dù giá thị trường cao và các nhà xuất khẩu khác đang tăng sản lượng.
Ông nói thêm: “Sự thâm hụt kho dự trữ hiện tại ở Liên minh Châu Âu phần lớn là do Gazprom. Mức độ dự trữ thấp trong các cơ sở của công ty có trụ sở tại EU chiếm một nửa thâm hụt kho lưu trữ".
Xuất khẩu năng lượng của Nga đang được chú ý trong bối cảnh Nga và phương Tây đang gặp khó khăn khi Moscow tăng cường sự hiện diện của quân đội gần quốc gia láng giềng Ukraine, quốc gia đang cố gắng củng cố mối quan hệ chặt chẽ hơn với NATO.
Một số nhà lập pháp Liên minh châu Âu đã cáo buộc Nga, quốc gia cung cấp hơn 30% khí đốt tự nhiên của khối, sử dụng cuộc khủng hoảng làm đòn bẩy trong khi Nga và NATO tổ chức các cuộc đàm phán tại Brussels vào thứ Tư.
Moscow đã phủ nhận điều này và Gazprom cho biết họ đã hoàn thành đầy đủ các hợp đồng của châu Âu.
Tuy nhiên, ông Birol cho biết Nga có thể tăng lượng giao hàng tới châu Âu lên ít nhất một phần ba thông qua công suất dự phòng dồi dào, tương đương 10% mức tiêu thụ khí trung bình hàng tháng của EU.
Trái ngược với các giao dịch với Liên minh châu Âu, Nga đang cung cấp khí đốt tự nhiên vượt quá cam kết trong hợp đồng cho Trung Quốc, ông Birol nói thêm.
"Tôi nghĩ rằng các quy định ở Châu Âu nên được xem xét lại để đảm bảo rằng các mức lưu trữ có hiệu lực để đáp ứng nhu cầu của người dùng cuối với các nghĩa vụ lưu trữ tối thiểu bắt buộc đối với tất cả các nhà khai thác thương mại", ông nói.