Khủng hoảng ở Myanmar: ASEAN thể hiện vai trò trung tâm

Thứ sáu, 26/02/2021 14:58 PM - 0 Trả lời

(CLO) Hiệp hội các quốc gia ĐNÁ tuyên bố rõ ràng sau cuộc đảo chính ngày 1/2 ở Myanmar rằng, ASEAN sẽ không còn biện hộ cho hành vi của nước này. Nhưng thay vì cô lập chính quyền, các nhà ngoại giao trong khu vực chỉ ra rằng, Hiệp hội muốn phối hợp để khôi phục quá trình dân chủ ở Myanmar.

asean
Bài liên quan

Hành động của ASEAN

Ngay sau cuộc đảo chính diễn ra, các quốc gia Đông Nam Á đã bày tỏ sự quan ngại về diễn biến và tình hình phức tạp tại Myanmar. Đồng thời kêu gọi các bên kiềm chế, tuân thủ các nguyên tắc dân chủ và chính phủ hợp hiến, duy trì đối thoại nhằm tìm giải pháp cho các thách thức, để không làm trầm trọng thêm tình trạng, duy trì hòa bình và an ninh; ủng hộ mạnh mẽ đối với quá trình chuyển đổi dân chủ, tiến trình hòa bình và phát triển kinh tế toàn diện của Myanmar.

Một số quốc gia như Singapore, Malaysia, Indonesia và Philippines đã bày tỏ quan ngại mạnh mẽ hơn, trong đó Singapore mô tả hành động bắn người biểu tình của lực lượng an ninh Myanmar là "không thể chấp nhận được".

Những tuyên bố cho thấy sự quan tâm và hy vọng của các quốc gia trong khu vực trong việc sớm giải quyết xung đột tại Myanmar. Cũng dễ hiểu bởi nếu nỗ lực tập thể thất bại, điều đó sẽ gây tổn hại rất lớn đến uy tín và vai trò trung tâm của ASEAN trong mắt cộng đồng quốc tế. Hơn thế nữa, nó sẽ khiến quốc tế đánh mất hy vọng về bất kỳ quy trình hòa giải nào để giải quyết cuộc khủng hoảng tại Myanmar.

Mặc dù hiến chương của ASEAN không có bất kỳ điều khoản nào về việc trục xuất một quốc gia thành viên, nhưng nhóm 10 quốc gia đang có một số đòn bẩy. Hình thức cao nhất, nó có thể gây áp lực buộc Myanmar phải rời ASEAN tạm thời.

Tuy nhiên, các bộ trưởng ngoại giao ASEAN - với sự thúc giục của Indonesia - đang chuẩn bị thảo luận về tình hình với hy vọng tạo được sự đồng thuận, nhưng thời gian không còn nhiều. Các nhà lãnh đạo Đông Nam Á biết rằng họ phải đạt được một thỏa thuận trước khi các cuộc đối đầu giữa những người biểu tình và lực lượng an ninh ở Myanmar trở nên bạo lực hơn và mất kiểm soát.

Bộ trưởng Ngoại giao Indonesia Retno Marsudi ngày hôm qua (25/2) đã hội đàm với Singapore và Brunei, chủ tịch ASEAN hiện tại, và hôm thứ Tư đã có cuộc gặp với người đồng cấp Thái Lan, Don Pramudwinai, tại Bangkok.

Phát ngôn viên đối ngoại của quân đội Myanmar, Wunna Maung Lwin, cũng đến Bangkok hôm thứ Tư để gặp Thủ tướng Prayuth Chan-ocha và ông này đã có cuộc gặp với Ngoại trưởng Indonesia Marsudi và người đồng cấp Thái Lan Don Pramudwinai, để thảo luận về tình hình hiện tại ở Myanmar.

Cuộc gặp này mang lại triển vọng cho một cuộc họp không chính thức của ASEAN về tình hình, đồng thời chuẩn bị cơ sở cho một cuộc họp ngoại trưởng đặc biệt của ASEAN sẽ được tổ chức vào tuần tới tại Jakarta, để đưa ra một chương trình nghị sự cụ thể cũng như có thể công bố bất kỳ tuyên bố chung nào.

Trong một tuyên bố do chủ tịch đương nhiệm của khối, Brunei, đưa ra vào ngày 2 tháng 2, một ngày sau cuộc đảo chính, ASEAN bày tỏ mong đợi Myanmar sẽ cam kết tuân thủ các nguyên tắc hiến chương của ASEAN.

Nhà lãnh đạo Brunei, Sultan Hassanal Bolkiah, đã đồng ý với đề nghị của Indonesia và Malaysia về một cuộc họp đặc biệt của các ngoại trưởng ASEAN, với chủ đề chính là đối phó với đại dịch COVID-19, ngoài ra cũng đề cập đến tình hình của Myanmar.

Thái Lan được cho là sẽ đóng một vai trò quan trọng trong các cuộc thảo luận của nhóm, khi mà lãnh đạo cuộc đảo chính của Myanmar, Thống tướng Min Aung Hlaing đã gửi thư cá nhân cho Thủ tướng Prayuth Chan-ocha, đề nghị hỗ trợ ủng hộ nền dân chủ Myanmar.

Thái Lan bày tỏ hy vọng rằng cuộc khủng hoảng Myanmar có thể được giải quyết một cách "hòa bình", vì lợi ích của người dân. Nước này cũng đảm bảo với chính quyền Myanmar rằng tình trạng của hàng triệu công nhân Myanmar ở Thái Lan sẽ được bảo vệ, miễn là họ tuân thủ luật pháp.

Brunei, nước đang giữ vai trò Chủ tịch ASEAN kêu gọi các bên ở Myanmar hoà giải - Ảnh: THE SCOOP

Brunei, nước đang giữ vai trò Chủ tịch ASEAN kêu gọi các bên ở Myanmar hoà giải - Ảnh: THE SCOOP

Trách nhiệm vai trò trung tâm của ASEAN

Sáng kiến ​​của ASEAN đặt cơ hội vào cuộc để giải quyết cuộc khủng hoảng và mang theo kỳ vọng về một lộ trình chi tiết cho sự trở lại nền dân chủ trong vòng một năm ở Myanmar.

Tình hình tại Myanmar vẫn đang căng thẳng khi những cuộc biểu tình diễn ra liên tiếp tại khắp các thành phố và thị trấn. Phong trào phản đối cuộc đảo chính cũng bác bỏ lời hứa tổ chức cuộc bầu cử mới của quân đội, yêu cầu khôi phục chính phủ do Cố vấn Nhà nước Aung San Suu Kyi lãnh đạo, người hiện đang bị giam giữ. Điều này có thể châm ngòi cho những cuộc đụng độ lớn giữa lực lượng an ninh và những người biểu tình.

Chính quyền quân sự tại Myanmar đang chịu nhiều sức ép. Để tiếp tục đối thoại với các nước láng giềng trong khu vực, chính quyền nước này biết rằng họ phải nỗ lực để giảm bớt căng thẳng trong nước và chú ý đến lời khuyên của ASEAN.

Điều này bao gồm các yêu cầu rằng chính quyền phải cam kết tuân thủ ba nguyên tắc chính: không bạo lực chống lại những người biểu tình ôn hòa, một quá trình chuyển đổi dân chủ thông qua đối thoại và đàm phán, và tôn trọng Hiến chương ASEAN, tôn trọng nguyên tắc trung tâm của ASEAN trong hợp tác khu vực và giải quyết hòa bình tranh chấp thông qua đối thoại và hợp tác.

Đổi lại, ASEAN sẽ xác nhận điều tra thêm về các cáo buộc của các nhà lãnh đạo quân đội Myanmar về gian lận danh sách cử tri trong cuộc bầu cử tháng 11 năm 2020. Điều này có thể bao gồm một lực lượng đặc nhiệm điều tra với các thành viên được lựa chọn do quân đội chỉ định, bao gồm các quan chức từ ASEAN.

Sau cơn bão Nargis năm 2008 khiến khoảng 84.000 người chết ở Myanmar, ASEAN đã đóng một vai trò quan trọng trong việc thu xếp hỗ trợ nhân đạo cho quốc gia khi đó đang bị cô lập. Lần này, chính quyền phải được thuyết phục rằng lợi ích của chính họ, cũng như của người dân Myanmar, sẽ được phục vụ tốt nhất bằng cách cho phép ASEAN và các tổ chức quốc tế được lựa chọn, giúp tạo ra một thỏa hiệp ngăn chặn việc áp đặt các lệnh trừng phạt quốc tế.

Việc tiếp tục tham vấn giữa ASEAN và các đối tác đối thoại quan trọng cũng sẽ là cần thiết để thiết lập các ngưỡng có thể chấp nhận được để quay trở lại nền dân chủ.

Bộ trưởng Ngoại giao Singapore Vivian Balakrishnan nói rằng, các lệnh trừng phạt sẽ chỉ làm tổn thương những người dân thường, phản ánh quan điểm chung của ASEAN. Nhưng chính quyền quân sự Myanmar cần lưu ý rằng ASEAN có thể hết kiên nhẫn. Singapore đã đưa ra tín hiệu về một đường lối cứng rắn hơn sau cái chết của một số người biểu tình.

Kết quả là, chính quyền phải hành động nhanh chóng để ngăn chặn sự phẫn nộ ngày càng tăng và phong trào bất tuân dân sự, vốn đang có đà phát triển từng ngày. Mặc dù chính quyền vẫn khẳng định rằng họ đã thể hiện sự kiềm chế tương đối trong việc phản ứng lại các cuộc biểu tình, nhưng khả năng bạo lực đang tăng lên.

Nếu chính quyền vẫn không khoan nhượng và tiếp tục đàn áp có hệ thống và truy tố những người biểu tình ôn hòa, ASEAN có thể buộc phải khiển trách Myanmar. Nếu điều đó xảy ra, bất kỳ hành động nào được thực hiện, nó sẽ đại diện cho một động thái chưa từng có trong lịch sử 54 năm của tổ chức và là một hành động cuối cùng.

Có thể nói, tình hình tại Myanmar hiện tại được xem là bài kiểm tra mạnh mẽ đối với những tuyên bố của Hiệp hội các nước ASEAN, mà gần nhất là Tuyên bố Chủ tịch Cấp cao lần thứ 37 ngày 12/11/2020 trong năm Việt Nam làm Chủ tịch.

Theo đó, các nhà Lãnh đạo ASEAN cam kết tiếp tục nỗ lực duy trì đà xây dựng Cộng đồng ASEAN, đảm bảo thực hiện đầy đủ và hiệu quả Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN 2025; đặc biệt cam kết củng cố đoàn kết và thống nhất, duy trì vai trò trung tâm của ASEAN trong một cấu trúc khu vực mở, minh bạch, dung nạp, dựa trên luật  lệ, đóng góp vào hoà bình, an ninh, ổn định của khu vực; củng cố liên kết kinh tế, kết nối khu vực, nâng cao bản sắc ASEAN…

Rõ ràng, các quốc gia Đông Nam Á đang ngày càng thể hiện tiếng nói mạnh mẽ, như chính những gì hiệp hội đang nỗ lực: Khủng hoảng của Myanmar cũng chính là khủng hoảng của ASEAN!

Hoài Đức

Tags:

Tin mới

JPMorgan: Khả năng suy thoái kinh tế toàn cầu tăng đến 60% sau thuế quan mới của Mỹ

JPMorgan: Khả năng suy thoái kinh tế toàn cầu tăng đến 60% sau thuế quan mới của Mỹ

(CLO) JPMorgan nâng khả năng suy thoái toàn cầu lên 60% sau khi Mỹ áp thuế 25% với ô tô ngoại nhập.

Kinh tế vĩ mô
Làm thế nào để biết xe của bạn có phải là xe sản xuất ở nước ngoài không

Làm thế nào để biết xe của bạn có phải là xe sản xuất ở nước ngoài không

(CLO) Việc Mỹ áp thuế 25% lên ô tô, linh kiện nhập khẩu khiến nhiều chủ xe lo lắng truy nguồn gốc chiếc xe mình đang dùng.

Xe
Nghiên cứu tiết lộ hóa thạch cổ nhất của Nhật Bản không phải con người

Nghiên cứu tiết lộ hóa thạch cổ nhất của Nhật Bản không phải con người

(CLO) Trong nhiều thập kỷ, một bộ hóa thạch được tìm thấy tại một mỏ đá ở Nhật Bản từng được xem là bằng chứng lâu đời nhất về sự hiện diện của con người trên quần đảo này. Tuy nhiên, một nghiên cứu mới đây đã lật ngược giả thuyết đó — tiết lộ rằng những bộ xương cổ xưa thực chất không thuộc về con người, mà là của một con gấu nâu thời tiền sử.

Thế giới 24h
Thắng Angers, PSG giành chức vô địch Ligue 1 sớm 6 vòng đấu

Thắng Angers, PSG giành chức vô địch Ligue 1 sớm 6 vòng đấu

(CLO) Rạng sáng 6/4 (giờ Việt Nam), PSG đã khép lại cuộc đua vô địch Ligue 1 một cách đầy ấn tượng khi đánh bại Angers tỷ số 1-0 trên sân nhà, qua đó có lần thứ tư liên tiếp bước lên ngôi cao nhất nước Pháp.

Thể thao
Microsoft bổ sung cho AI Copilot tính năng 'tự mua sắm' và nhiều hỗ trợ khác

Microsoft bổ sung cho AI Copilot tính năng 'tự mua sắm' và nhiều hỗ trợ khác

(CLO) Microsoft vừa công bố loạt nâng cấp quan trọng cho trợ lý AI Copilot nhân dịp kỷ niệm 50 năm thành lập công ty.

Báo chí - Công nghệ
Vinicius đá hỏng penalty, Real Madrid thua đáng tiếc trước Valencia trên sân nhà

Vinicius đá hỏng penalty, Real Madrid thua đáng tiếc trước Valencia trên sân nhà

(CLO) Rạng sáng 6/4 (giờ Việt Nam), Real Madrid để thua đáng tiếc 1-2 trước Valencia ngay tại sân nhà, với những tình huống gây tranh cãi, trong đó nổi bật là cú sút penalty hỏng của Vinicius Junior.

Thể thao
Nhận định Man Utd vs Man City, 22h30 ngày 6/4 tại Ngoại hạng Anh

Nhận định Man Utd vs Man City, 22h30 ngày 6/4 tại Ngoại hạng Anh

(CLO) Nhận định Man Utd vs Man City, 22h30 ngày 6/4 tại Ngoại hạng Anh; dự đoán tỉ số Man Utd vs Man City cùng các chuyên gia phân tích.

Thể thao
Người dân Yên Sở hào hứng với nghi lễ rước Giá

Người dân Yên Sở hào hứng với nghi lễ rước Giá

(CLO) Nghi lễ rước Thánh trong lễ hội làng Giá là một trong những nghi thức rước nổi tiếng, góp phần làm nên bản sắc văn hóa rất riêng của xứ Đoài.

Đời sống văn hóa
Thành kính dâng lễ vật tri ân Quốc Tổ Hùng Vương tại Hà Tĩnh

Thành kính dâng lễ vật tri ân Quốc Tổ Hùng Vương tại Hà Tĩnh

(CLO) Chiều 5/4, trong khuôn khổ chương trình đại lễ giỗ Quốc Tổ Hùng Vương năm 2025, tại Khu di tích lịch sử - văn hóa Đại Hùng (phường Đậu Liêu, thị xã Hồng Lĩnh), lãnh đạo các huyện, thành phố, thị xã trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh đã trang trọng tổ chức lễ dâng lễ vật lên Đức Thủy tổ Kinh Dương Vương và các Vua Hùng.

Đời sống văn hóa
Khởi tố Quang Linh Vlog và Hằng Du Mục - Hồi chuông cảnh tỉnh cho hành vi quảng cáo lừa dối người tiêu dùng

Khởi tố Quang Linh Vlog và Hằng Du Mục - Hồi chuông cảnh tỉnh cho hành vi quảng cáo lừa dối người tiêu dùng

(CLO) Khởi tố Quang Linh Vlog và Hằng Du mục cùng 3 bị can khác vì có dấu hiệu các hành vi sản xuất hàng giả là thực phẩm và lừa dối khách hàng, theo quy định tại Điều 193 và Điều 198 Bộ luật hình sự. Đây là hồi chuông cảnh tỉnh cho những hành vi quảng cáo sai sự thật, lừa dối người tiêu dùng.

Công luận 24H
Dự báo thời tiết ngày 6/4: Bắc Bộ và Thanh Hóa đến Huế mưa rào, có nơi mưa to

Dự báo thời tiết ngày 6/4: Bắc Bộ và Thanh Hóa đến Huế mưa rào, có nơi mưa to

(CLO) Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn, ngày 6/4, Bắc Bộ và khu vực Thanh Hoá đến Huế nhiều mây, có mưa nhỏ, riêng vùng núi Bắc Bộ cục bộ có mưa to. Khu vực Đà Nẵng đến Bình Thuận và Nam Bộ ngày nắng nóng, chiều tối có mưa dông vài nơi.

Môi trường và cuộc sống
Giao UBND tỉnh Bắc Giang làm cơ quan chủ quản xây dựng cầu kết nối Bắc Giang - Bắc Ninh

Giao UBND tỉnh Bắc Giang làm cơ quan chủ quản xây dựng cầu kết nối Bắc Giang - Bắc Ninh

(CLO) Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đồng ý giao UBND tỉnh Bắc Giang là cơ quan chủ quản thực hiện Dự án đầu tư xây dựng cầu Vân Hà, kết nối xã Vân Hà, thị xã Việt Yên, tỉnh Bắc Giang với phường Hòa Long, thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh.

Tin tức
Ông Trump công bố video cuộc không kích vào Houthi

Ông Trump công bố video cuộc không kích vào Houthi

(CLO) Ngày 4/4, Tổng thống Mỹ Donald Trump chia sẻ một video về cuộc không kích gần đây vào lực lượng Houthi với dòng chú thích: "Họ sẽ không bao giờ đánh chìm tàu của chúng ta nữa".

Thế giới 24h
Nghệ An: Khởi tố đối tượng gây tai nạn rồi bỏ chạy, khiến 3 người thương vong

Nghệ An: Khởi tố đối tượng gây tai nạn rồi bỏ chạy, khiến 3 người thương vong

(CLO) Ngày 05/4/2025, Cơ quan CSĐT Công an Nghệ An đã khởi tố vụ án hình sự: “Vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ” làm 01 người tử vong. Đối tượng sau khi gây tai nạn, điều khiển xe ô tô bỏ chạy và liên tiếp gây ra nhiều vụ tai nạn khiến 1 người tử vong, 2 người bị thương

Đời sống
Ông Kim Jong Un thử súng bắn tỉa mới

Ông Kim Jong Un thử súng bắn tỉa mới

(CLO) Ngày 5/4, truyền thông nhà nước Triều Tiên đưa tin nhà lãnh đạo Kim Jong Un đã trực tiếp thử nghiệm một khẩu súng bắn tỉa mới được phát triển, trong chuyến thị sát một đơn vị đặc nhiệm.

Thế giới 24h
'Sáng trong ngọc kính'- Những tác phẩm nghệ thuật đặc biệt về những nhân vật huyền thoại

"Sáng trong ngọc kính"- Những tác phẩm nghệ thuật đặc biệt về những nhân vật huyền thoại

(CLO) Ngày 5/4/2025, tại Trung tâm Thông tin văn hóa Hồ Gươm (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội), Ban quản lý hồ Hoàn Kiếm và phố cổ Hà Nội phối hợp cùng họa sỹ Bùi Văn Toản tổ chức triển lãm nghệ thuật tranh kính vỡ với chủ đề "Sáng trong ngọc kính". Triển lãm trưng bày 08 tác phẩm tranh nghệ thuật, giới thiệu chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đại tướng Võ Nguyên Giáp cùng các vị Tổng Bí thư của Đảng Cộng sản Việt Nam qua các thời kỳ từ năm 1945 đến nay.

Đời sống văn hóa
Bình Luận

Tin khác

Thời đại thuế quan: Sự chấm dứt của thương mại tự do

Thời đại thuế quan: Sự chấm dứt của thương mại tự do

(CLO) Kỷ nguyên thương mại quốc tế ngày càng tự do và mở rộng, được xây dựng dựa trên luật lệ mà Mỹ góp phần tạo ra, đã kết thúc đột ngột.

Tiêu điểm Quốc tế
Cứu trợ thảm họa tại Myanmar: Cảm kích Việt Nam

Cứu trợ thảm họa tại Myanmar: Cảm kích Việt Nam

(NB&CL) Xúc động, biết ơn - đó là cảm xúc của người dân Myanmar cũng như giới chức nước này trước những nỗ lực chung tay cùng hỗ trợ trong thảm họa của Việt Nam. Trước đó, chiều ngày 30/3 - chưa đầy 2 ngày sau thảm họa tại Myanmar, đội cứu hộ của Bộ Quốc phòng và Bộ Công an Việt Nam gồm 106 người cùng hàng cứu trợ đã hạ cánh xuống sân bay Yangon.

Tiêu điểm Quốc tế
'Thay tướng đổi vận', Canada sẽ vượt qua cuộc chiến thương mại với Mỹ?

'Thay tướng đổi vận', Canada sẽ vượt qua cuộc chiến thương mại với Mỹ?

(CLO) Chính phủ của tân Thủ tướng Canada Mark Carney đã có động thái đáp trả mạnh mẽ đối với chính sách thuế quan của Tổng thống Mỹ Donald Trump. Không chỉ gây ra khó khăn cho Mỹ, mà động thái còn cho thấy Canada sẽ không khuất phục trước sức ép của ông Trump.

Tiêu điểm Quốc tế
Tiêm kích F-47 của Mỹ mạnh hơn Su-57 và J-20 như thế nào?

Tiêm kích F-47 của Mỹ mạnh hơn Su-57 và J-20 như thế nào?

(CLO) Tổng thống Mỹ Donald Trump đã “bật đèn xanh” cho chương trình tiêm kích F-47, chiếc máy bay mà ông mô tả rằng “đáng gờm nhất từng được chế tạo”. Vậy F-47 mạnh cỡ nào, nhất là khi so sánh với so với những máy bay tàng hình mà Nga và Trung Quốc đang phát triển?

Tiêu điểm Quốc tế
Con đường hòa bình cho Ukraine: Ngổn ngang trăm mối

Con đường hòa bình cho Ukraine: Ngổn ngang trăm mối

(CLO) Ngày 24/3 vừa rồi, vòng đàm phán thứ hai giữa Nga và Mỹ đã diễn ra tại Riyadh (Ả Rập Xê Út), nơi chứng kiến vai trò ngoại giao con thoi của Mỹ nhằm tìm kiếm tiếng nói chung giữa Nga và Ukraine.

Tiêu điểm Quốc tế
Thỏa thuận ngừng bắn Nga - Ukraine: Ai giám sát và giám sát như thế nào?

Thỏa thuận ngừng bắn Nga - Ukraine: Ai giám sát và giám sát như thế nào?

(CLO) “Ngừng bắn” có lẽ là từ khóa được truyền thông và giới chuyên gia nhắc đến nhiều nhất trong những ngày gần đây. Câu hỏi được đặt ra ở đây là các bên trong cuộc xung đột sẽ kiểm soát quá trình này như thế nào?

Tiêu điểm Quốc tế
Trung Quốc đang dẫn trước Mỹ trong cuộc đua giành khoáng sản châu Phi

Trung Quốc đang dẫn trước Mỹ trong cuộc đua giành khoáng sản châu Phi

(CLO) Việc Trung Quốc ngày càng mở rộng ảnh hưởng và tăng cường đầu tư vào các mỏ tại châu Phi đang làm dấy lên lo ngại ở Mỹ về nguy cơ thất thế trong cuộc đua giành khoáng sản quan trọng ở châu lục này.

Tiêu điểm Quốc tế
Nguy cơ AI khơi mào chiến tranh hạt nhân không phải chuyện viễn tưởng

Nguy cơ AI khơi mào chiến tranh hạt nhân không phải chuyện viễn tưởng

(CLO) Một cuộc chiến tranh hạt nhân do AI khởi xướng nghe có vẻ giống trong phim khoa học viễn tưởng. Nhưng nhiều nhà khoa học và chính trị gia hàng đầu thế giới cho rằng không phải vậy.

Tiêu điểm Quốc tế
Triển vọng hòa bình Nga - Ukraine: Chờ đợi cuộc gọi từ số quen thuộc

Triển vọng hòa bình Nga - Ukraine: Chờ đợi cuộc gọi từ số quen thuộc

(CLO) Cộng đồng quốc tế đã kỳ vọng nhiều hơn vào cuộc điện đàm thứ hai giữa hai nhà lãnh đạo Mỹ và Nga so với cuộc điện đàm đầu tiên. Điều này được thúc đẩy bởi sự lạc quan trong mối quan hệ Mỹ-Nga và diễn biến các cuộc đàm phán giữa Mỹ và Ukraine tại Ả Rập Xê Út.

Tiêu điểm Quốc tế
Máy bay chở khách Trung Quốc quyết cạnh tranh với Boeing và Airbus

Máy bay chở khách Trung Quốc quyết cạnh tranh với Boeing và Airbus

(CLO) Trung Quốc đang nỗ lực phát triển máy bay thân rộng để cạnh tranh với Airbus và Boeing, dù kế hoạch của Bắc Kinh có thể phụ thuộc vào sự hợp tác từ các nhà quản lý và nhà cung cấp phương Tây.

Tiêu điểm Quốc tế