Myanmar: Quân đội tấn công người biểu tình chống đảo chính

Thứ sáu, 26/02/2021 08:44 AM - 0 Trả lời

(CLO) Hôm qua (25/2), lực lượng an ninh Myanmar một lần nữa nổ súng vào những người biểu tình chống đảo chính, trong khi các tướng lĩnh quân đội phải đối mặt với áp lực quốc tế nhiều hơn.

Những người biểu tình tại Myanmar phẫn nộ trước sự trấn áp của lực lượng an ninh trong cuộc biểu tình hôm qua (25/2) ở cố đô Yangon - Ảnh: AFP

Những người biểu tình tại Myanmar phẫn nộ trước sự trấn áp của lực lượng an ninh trong cuộc biểu tình hôm qua (25/2) ở cố đô Yangon - Ảnh: AFP

Bài liên quan

Bạo lực diễn ra như thế nào?

Quân đội Myanmar đã tấn công những người biểu tình chống đảo chính ở thành phố lớn nhất của đất nước, Yangon, hôm thứ Năm (25/2), khiến một số người bị thương khi họ sử dụng súng cao su, thanh sắt và dao. 

Bạo lực diễn ra sau khi các cuộc biểu tình bước vào tuần thứ ba liên tiếp tại các thành phố, thị trấn ở khắp Myanmar, nhằm phản đối cuộc đảo chính quân sự lật đổ chính phủ được bầu của bà Aung San Suu Kyi vào ngày 1 tháng Hai.

Theo Nhà báo Cape Diamond cho biết trên Twitter, các nhà báo tại hiện trường cũng bị tấn công.

Vào sáng thứ Năm (25/2), hàng trăm người ủng hộ quân đội đã tập hợp ở trung tâm thành phố Yangon trước khi những người biểu tình chống đảo chính tụ tập.

Theo báo cáo, nhóm người ủng hộ quân đội đã diễu hành với các biểu ngữ có nội dung "Chúng tôi sát cánh với Hội đồng Quản lý Nhà nước", tên chính thức của quân đội mới.

Các nhóm đàn ông, một số được trang bị dao, đã tấn công một số người biểu tình chống đảo chính. Đoạn video trên mạng xã hội cho thấy có ít nhất hai người bị đâm.

"Các sự kiện hôm nay cho thấy ai là kẻ khủng bố. Họ sợ hành động của người dân vì dân chủ", nhà hoạt động Thin Zar Shun Lei Yi nói với Reuters. "Chúng tôi sẽ tiếp tục các cuộc biểu tình ôn hòa chống lại chế độ độc tài".

Vài giờ sau vụ bạo động, cảnh sát dồn dập tấn công những người biểu tình chống đảo chính, những người cũng đang phản đối việc quân đội bổ nhiệm một quan chức địa phương.

Cảnh sát chống bạo động đã bắn hơi cay để giải tán những người biểu tình khi họ tụ tập bên ngoài một văn phòng hành chính.

Nhà báo Soe Zeya Tun đã chia sẻ trên Twitter đoạn phim cho thấy cảnh sát chống bạo động nổ súng vào những người biểu tình và bắt giữ một số người. Không rõ cảnh sát sử dụng đạn cao su hay bắn đạn thật.

Lực lượng an ninh ở Myanmar đã trấn áp các cuộc biểu tình ôn hòa kể từ khi chúng bắt đầu vào đầu tháng này, khiến 3 người chết và bắt giữ ít nhất hàng trăm người.

Ba người biểu tình đã bị giết kể từ khi các cuộc biểu tình chống đảo chính bắt đầu vào đầu tháng này - Ảnh: Reuters

Ba người biểu tình đã bị giết kể từ khi các cuộc biểu tình chống đảo chính bắt đầu vào đầu tháng này - Ảnh: Reuters

Các tướng lĩnh quân đội đang bị áp lực

Hôm qua (25/2), Facebook đã cấm các tài khoản có liên quan đến quân đội Myanmar, bao gồm các phương tiện truyền thông và hồ sơ liên kết trên Instagram, gây áp lực lên chính quyền.

Cũng trong ngày hôm qua, Ngoại trưởng Indonesia Retno Marsudi đã thảo luận về tình hình hỗn loạn ở Myanmar với người đồng cấp Thái Lan Don Pramudwinai và ngoại trưởng mới của Myanmar, đại tá quân đội nghỉ hưu Wunna Maung Lwin.

"Chúng tôi yêu cầu tất cả các bên thực hiện kiềm chế và không sử dụng bạo lực ... để tránh thương vong và đổ máu", ông Marsudi nói trong một cuộc họp báo trực tuyến.

Những nỗ lực của Ngoại trưởng Marsudi được đưa ra khi Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) thúc giục chính quyền Myanmar giảm bớt căng thẳng. Khối 10 nước trong khu vực tin rằng các cuộc đàm phán ngoại giao với các tướng lĩnh sẽ hiệu quả hơn các biện pháp trừng phạt.

Trong khi đó, Anh công bố các biện pháp trừng phạt mới đối với 6 tướng quân đội, trong đó có Tổng tư lệnh của Myanmar, Tướng Min Aung Hlaing.

Tuần trước, Mỹ, Canada và Anh đã đưa ra các hạn chế đối với một số tướng lĩnh quân đội Myanmar, khi những người biểu tình chống đảo chính kêu gọi hành động quốc tế hơn nữa.

Các nhà hoạt động dân chủ trên Twitter được biết đến là nhóm “Liên minh trà sữa” đã kêu gọi những người biểu tình ở các nước châu Á thể hiện tình đoàn kết với các cuộc biểu tình chống đảo chính của Myanmar.

Họ đang cố gắng vận động một mạng lưới đoàn kết phản đối toàn châu Á sau cuộc gặp của thủ tướng Thái Lan với phái viên quân đội Myanmar vào thứ Tư (24/2).

"Hãy gây áp lực để các nhà lãnh đạo ASEAN công nhận kết quả Tổng tuyển cử Myanmar năm 2020", một trang không chính thức của Liên minh trà sữa cho biết trên Twitter.

“Liên minh Trà sữa” là một phong trào đoàn kết trực tuyến bắt đầu từ các cuộc biểu tình ở Thái Lan, Hồng Kông và Đài Loan phản đối các chế độ độc tài. Liên minh trực tuyến lấy tên này vì sự phổ biến của loại đồ uống ở châu Á.

Các nhà hoạt động trên toàn mạng lưới hỗ trợ lẫn nhau thông qua việc ký vào các bản kiến ​​nghị và chia sẻ các chiến thuật phản đối, chẳng hạn như bảo vệ chống lại hơi cay.

Chấn Phong

Tin khác

WHO: Virus cúm gia cầm H5N1 xuất hiện nhiều trong sữa động vật bị nhiễm bệnh

WHO: Virus cúm gia cầm H5N1 xuất hiện nhiều trong sữa động vật bị nhiễm bệnh

(CLO) Chủng virus cúm gia cầm H5N1 đã được phát hiện với nồng độ rất cao trong sữa nguyên liệu từ động vật bị nhiễm bệnh, theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết hôm thứ Sáu (19/4), mặc dù chưa rõ virus này có thể tồn tại trong sữa bao lâu.

Thế giới 24h
Các hãng hàng không định tuyến lại chuyến bay sau cuộc tấn công của Israel vào Iran

Các hãng hàng không định tuyến lại chuyến bay sau cuộc tấn công của Israel vào Iran

(CLO) Các hãng hàng không đã thay đổi đường bay qua Iran, hủy một số chuyến bay, do lo ngại về an ninh sau cuộc tấn công của Israel vào Iran.

Thế giới 24h
Có phải việc tạo mây đã gây ra trận lụt lịch sử ở UAE và Oman?

Có phải việc tạo mây đã gây ra trận lụt lịch sử ở UAE và Oman?

(CLO) Nhiều người cho rằng, trận lụt lịch sử 75 năm mới có một lần tại Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE) và Oman có nguyên nhân từ việc gieo hạt mây để làm mưa nhân tạo. Vậy thực hư điều đó như thế nào?

Thế giới 24h
Phóng viên chiến trường Nga thiệt mạng ở Ukraine

Phóng viên chiến trường Nga thiệt mạng ở Ukraine

(CLO) Semyon Eremin, phóng viên chiến trường của tờ báo Izvestia (Nga), đã thiệt mạng trong khu vực diễn ra chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine, theo tờ báo này đưa tin trên trang web của mình.

Thế giới 24h
Ukraine nói bắn hạ 'cỗ máy dội bom' chiến lược Tu-22M của Nga

Ukraine nói bắn hạ 'cỗ máy dội bom' chiến lược Tu-22M của Nga

(CLO) Quân đội Ukraine tuyên bố rằng họ đã bắn hạ một máy bay ném bom chiến lược Tu-22M của Nga vào thứ Sáu (19/4), sau khi "cỗ máy dội bom" này tham gia cuộc không kích tầm xa ở vùng Dnipropetrovsk thuộc miền trung Ukraine.

Thế giới 24h