Ngoại trưởng Philippines nổi giận vì Bắc Kinh không rút tàu ở Biển Đông

Thứ hai, 03/05/2021 21:59 PM - 0 Trả lời

(CLO) Bộ trưởng Ngoại giao Philippines Teodoro Locsin Jr đã sử dụng ngôn từ gay gắt để chỉ trích Bắc Kinh vì đã từ chối rút tàu của họ khỏi bãi cạn Scarborough, mà Philippines gọi là Bajo de Masinloc.

Sự kiện: Philippines

Ngoại trưởng Philippines Teodoro Locsin Jr sử dụng từ ngữ mạnh mẽ chỉ trích Trung Quốc vì các hành động trên Biển Đông - Ảnh: Reuters

Ngoại trưởng Philippines Teodoro Locsin Jr sử dụng từ ngữ mạnh mẽ chỉ trích Trung Quốc vì các hành động trên Biển Đông - Ảnh: Reuters

Bài liên quan

Kể từ tháng 4, Bắc Kinh và Manila đã bị lôi kéo vào một cuộc tranh chấp về các ngư trường gần các rạn san hô ở Biển Đông mà cả hai bên tuyên bố chủ quyền.

Khu vực này là một rạn san hô hình vành khuyên nằm trong vùng mà Philippines coi là vùng đặc quyền kinh tế của mình trên Biển Đông.

"Trung Quốc, bạn của tôi, tôi có thể diễn đạt nó một cách lịch sự như thế nào? Để tôi xem nào... Hãy cút xéo ngay khỏi đó. Bạn đang làm gì với tình bạn của chúng ta? Chính các bạn đang gây tổn hại chứ không phải chúng tôi. Chúng tôi vẫn đang cố gắng", ông Locsin đã tweet vào thứ Hai (3/5).

Nhà ngoại giao hàng đầu của Philippines cũng đề cập đến một quyết định của tòa án trọng tài của Liên Hợp Quốc chống lại yêu sách lãnh thổ của Bắc Kinh về "đường chín đoạn" bao gồm hầu hết Biển Đông, do Philippines khởi kiện vào năm 2013.

Bắc Kinh từ chối thừa nhận quyết định của tòa và từ chối rút lực lượng khỏi khu vực sau khi phán quyết cuối cùng năm 2016 tuyên bố rằng Trung Quốc không có quyền lịch sử để yêu sách "đường chín đoạn".

Phát biểu của Ngoại trưởng Locsin được đưa ra sau tuyên bố của Bộ Ngoại giao Philippines (DFA) trước đó, phản đối "những thách thức về chiến thuật vùng xám, ngăn chặn, cơ động nguy hiểm và đài phát thanh của Cảnh sát biển Trung Quốc (CCG) đối với các tàu Cảnh sát biển Philippines đang thực hiện các cuộc tuần tra hàng hải hợp pháp và các bài tập huấn luyện trong vùng lân cận Bajo de Masinloc”, vào ngày 24-25/4/2021.

DFA kêu gọi Trung Quốc rút các tàu chính phủ của họ khỏi Bajo de Masinloc và "tôn trọng chủ quyền của Philippines".

Bắc Kinh chưa bình luận về phát biểu của Ngoại trưởng Locsin.

Khoảng 200 tàu Trung Quốc neo đậu ở Bãi Ba đầu thuộc Trường Sa của Việt Nam hồi tháng 3 - Ảnh: Reuters

Khoảng 200 tàu Trung Quốc neo đậu ở Bãi Ba đầu thuộc Trường Sa của Việt Nam hồi tháng 3 - Ảnh: Reuters

Philippines và Trung Quốc tăng cường sự hiện diện ở khu vực tranh chấp

Diễn biến này diễn ra sau khi Philippines hồi tháng trước phát hiện các cấu trúc không xác định được lắp đặt trên một loạt đá ngầm ở Biển Đông, nơi một loạt tàu cá Trung Quốc được cho là do dân quân biển điều khiển, đã bị Manila theo dõi trước đó.

Hơn 200 tàu Trung Quốc từ ngày 7/3 neo đậu tại bãi Ba Đầu trong lãnh hải đảo Sinh Tồn Đông thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam, nơi Philippines cũng tuyên bố chủ quyền.

Quân đội Philippines cho biết các cấu trúc đã được theo dõi trong các cuộc tuần tra hàng hải gần Rạn san hô Whitsun, nhấn mạnh rằng việc lắp đặt các cấu trúc nói trên là trái với luật pháp quốc tế.

"Các công trình xây dựng này và các hoạt động khác, kinh tế hay nói cách khác, đều phương hại đến hòa bình, trật tự tốt và an ninh lãnh hải của chúng ta. Những công trình này là bất hợp pháp", Tướng Cirilito Sobejana đã chỉ ra trong một tuyên bố.

Trong khi Manila đưa ra phản đối ngoại giao về vấn đề này và yêu cầu các tàu này rời khỏi khu vực, thì Bắc Kinh bác bỏ cáo buộc của Philippines, cho rằng Trung Quốc không có "lực lượng dân quân biển" ở nước ngoài.

Nhà Trắng sau đó tuyên bố rằng Mỹ và Philippines đã lên tiếng quan ngại về sự hiện diện được cho là của các tàu "dân quân biển"Trung Quốc gần Bãi đá ngầm tranh chấp Whitsun, đồng thời tái khẳng định rằng Washington coi Hiệp ước Phòng thủ chung Mỹ-Philippines có thể áp dụng ở Biển Đông.

Bãi Ba Đầu, rạn san hô Whitsun trong tiếng Anh, là một phần của quần đảo Trường Sa của Việt Nam, nhưng hiện cả Brunei, Trung Quốc, Malaysia, Philippines và Đài Loan đều tuyên bố chủ quyền.

Mỹ đang tích cực tham gia vào tranh chấp liên quan đến Biển Đông mặc dù Washington không có tuyên bố chủ quyền nào đối với khu vực này. Việc Hải quân Mỹ liên tục điều tàu tới Biển Đông để thực hiện các sứ mệnh "tự do hàng hải", khiến Bắc Kinh chỉ trích gay gắt.

Gần đây, Trung Quốc đã điều tàu khu trục tổ chức tập trận ở một số khu vực trên Biển Đông. Trong khi đó, Philippines cũng có những hoạt động tuần tra hàng hải và tập trận ở khu vực xung quanh đảo Thị Tứ và bãi cạn Scarborough tranh chấp.

Chấn Phong

Tags:

Tin khác

Căng thẳng Mỹ - Nga lan ra cả ngoài không gian

Căng thẳng Mỹ - Nga lan ra cả ngoài không gian

(CLO) Ngày 24/4, Nga đã bác bỏ một nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc do Mỹ soạn thảo kêu gọi các quốc gia ngăn chặn chạy đua vũ trang ngoài không gian. Động thái này cho thấy căng thẳng giữa hai cường quốc đã lan ra ngoài không gian.

Thế giới 24h
WHO: Việc sử dụng rượu và thuốc lá điện tử ở giới trẻ đáng 'báo động'

WHO: Việc sử dụng rượu và thuốc lá điện tử ở giới trẻ đáng 'báo động'

(CLO) Theo một báo cáo công bố hôm thứ Năm (25/4) của chi nhánh Châu Âu thuộc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), việc sử dụng rộng rãi rượu và thuốc lá điện tử trong thanh thiếu niên là “đáng báo động”.

Thế giới 24h
Mỹ sẽ gửi vũ khí tới Ukraine qua Đức và Ba Lan

Mỹ sẽ gửi vũ khí tới Ukraine qua Đức và Ba Lan

(CLO) Trong nhiều tháng, Bộ Quốc phòng Mỹ đã chuẩn bị cho ngày Hạ viện Mỹ phê duyệt gói viện trợ mới cho Ukraine trị giá 61 tỷ USD.

Thế giới 24h
NASA sắp lắp đặt mạng 4G để chuẩn bị cho con người trên Mặt trăng

NASA sắp lắp đặt mạng 4G để chuẩn bị cho con người trên Mặt trăng

(CLO) NASA và Nokia đã hợp tác lắp đặt mạng di động trên Mặt trăng nhằm chuẩn bị cho sự hiện diện lâu dài của con người trên các hành tinh ngoài Trái đất.

Thế giới 24h
Nga tiếp tục dồn ép trên chiến trường khi Ukraine chờ viện trợ Mỹ

Nga tiếp tục dồn ép trên chiến trường khi Ukraine chờ viện trợ Mỹ

(CLO) Khi Mỹ chuẩn bị chuyển 61 tỷ USD viện trợ quân sự cho Ukraine, các báo cáo từ miền đông Ukraine tiếp tục nêu bật sự thất thế của Kiev trên chiến trường.

Thế giới 24h