(CLO) Một TikToker 20 tuổi đã có hơn 1 triệu người theo dõi sau khi thực hiện những video lan truyền về cuộc sống trong hầm trú bom dưới lòng đất ở Ukraine.
Valeria Shashenok đã đến thành phố Milan của Ý cách đây vài tuần, nơi cô đã định cư cùng một gia đình người Ý. Trước khi rời khỏi Ukraine, cô đã trốn cùng cha mẹ trong một tầng hầm ở Chernihiv, một thành phố ở miền bắc Ukraine gần biên giới với Nga.
Hầu hết người dân Ukraine đều sơ tán hoặc trú ẩn trong hầm khi chiến sự xảy ra. Ảnh: DW
"Mẹ tôi vào phòng tôi vào ngày 24/2 và nói: Valeria! Một quả bom đã rơi trúng Kiev và phá hủy một tòa nhà!", Shashenok kể lại.
Cô và bố mẹ cô đã phản ứng nhanh chóng. Họ đóng gói những thứ quan trọng nhất và chuyển đến văn phòng cũ của cha cô ở tầng hầm. Vào thời điểm đó, ông đang điều hành một nhà hàng trong tòa nhà và vừa mới cải tạo lại tầng hầm, lắp đặt vòi hoa sen và nhà vệ sinh.
Shashenok đã ở đó 17 ngày. Cô gái 20 tuổi nói cảm giác thật buồn chán và nói thêm rằng cô thật may mắn khi vẫn có Wi-Fi và điện thoại thông minh.
TikTok và thế giới bên ngoài
Shashenok là một thành viên của thế hệ GenZ, lớn lên với Instagram và TikTok. Phương tiện truyền thông xã hội là cửa sổ của cô ấy với thế giới. Nhưng sau đó mọi thứ đã thay đổi: Thế giới muốn biết chuyện gì đang xảy ra ở đất nước của cô.
Tại thời điểm đó, người dùng TikTok đang có xu hướng đăng tải những clip ghi lại những thứ chỉ có ở địa phương nơi họ sinh sống. Shashenok tham gia xu hướng và cho người dùng thấy cuộc sống hàng ngày của cô trong boongke.
Bằng sự thông minh nhạy bén của mình, cô ấy đã thể hiện những điều chỉ có ý nghĩa trong hầm trú bom: sử dụng súng hơi nóng để sấy tóc, bữa sáng trông như thế nào dưới lòng đất và các món ăn truyền thống như Syrniki, một loại bánh kếp làm từ pho mát, có thể được chuẩn bị mà không cần bếp.
Các video của cô đã nhận được sự hưởng ứng nhiệt tình. Cô gái 20 tuổi hiện có 1,1 triệu người theo dõi và video thành công nhất của cô đã được hơn 48 triệu lượt xem. "Hài hước là một phần trong văn hóa Ukraine của chúng tôi. Người dân Ukraine thực sự tin rằng xung đột sẽ sớm kết thúc. Họ muốn tiếp tục lạc quan", cô nói.
Do đó, Shashenok nói đùa rằng cuộc sống trong hầm trú ẩn dưới lòng đất cũng có mặt tích cực của nó: Việc thiếu sữa bò hiện nay có nghĩa là cô ấy đang sử dụng sữa yến mạch như một sự thay thế lành mạnh.
Thoát khỏi nơi trú ẩn
Sau 17 ngày ở trong hầm trú ẩn dưới lòng đất và sau khi lực lượng Nga bắt đầu tăng cường các cuộc tấn công, Shashenok quyết định bỏ trốn. Cha mẹ cô vẫn ở Cherniv trong khi cô đến Ý qua Ba Lan và Đức. Cô ấy đã sống với một gia đình người Ý được một tuần nay.
Valeria Shashenok hiện đang sống ở Ý. Ảnh: FB
Shashenok giữ liên lạc với bạn bè và gia đình ở quê nhà. Cô ấy nói chuyện với cha mẹ mỗi ngày. "Bố tôi rất lo lắng về tình hình của tôi", cô chia sẻ.
Cô ấy cũng liên lạc với Anton, một người bạn cũng muốn trốn thoát nhưng không thành công. Ukraine đã ban hành luật cấm nam giới từ 18 đến 60 tuổi rời khỏi đất nước. Thay vào đó, Anton đã đăng ký gia nhập quân đội, Shashenok nói. Vào cuối tháng 3, Shashenok được tin từ mẹ cô rằng anh họ của cô đã bị trúng bom và qua đời.
Kế hoạch cho tương lai
Giống như tất cả những người Ukraine, Shashenok hy vọng rằng xung đột sẽ sớm kết thúc. Cô muốn trở về. "Tôi nhớ đất nước của mình. Khi xung đột kết thúc, tôi sẽ quay trở lại", cô nói.
Bắt đầu từ tuần này, Shashenok sẽ tham gia một chuyến tham quan đọc sách. Cuốn sách của cô: "Ngày 24/2: Và bầu trời không còn trong xanh", vừa được xuất bản bằng tiếng Đức, tổng hợp những bức ảnh và trải nghiệm của cô sau cuộc xung đột.
Cô cũng muốn tiếp tục công việc của mình không chỉ trên TikTok và Instagram. Valeria Shashenok hiện đang làm việc với các tổ chức viện trợ ở Cherniv và muốn sử dụng sự nổi tiếng của mình để gây quỹ tái thiết thành phố nơi cô sinh sống.
(CLO) Từ xa xưa dân gian đã truyền tụng nhiều câu ca dao nhắc đến hội bơi Đăm như “Bơi Đăm, rước Giá, hội Thầy” hay “Xù Gạ thì giỏi chăn tằm, làng La canh cửi, làng Đăm bơi thuyền”. Và chiều nay (6/4), lễ hội bơi Đăm truyền thống năm 2025 – một Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia được khai mạc và những “đô bơi” đã mang đến màn trình diễn đặc sắc cho công chúng thưởng ngoạn.
(CLO) Tục lệ “xông đền, xông điện, xông nhà thờ họ, xông nhà” được nhân dân làng Gạo duy trì qua hàng trăm năm và trở thành nét đẹp văn hóa của cả cộng đồng.
(CLO) Khi theo dõi các fanpage, kênh youtube, tiktok... của Đài Truyền hình Việt Nam (VTV), chúng ta dễ dàng bắt gặp các buổi truyền hình trực tiếp. Những vấn đề thời sự, nóng hổi đăng tải trên các nền tảng số này thu hút sự quan tâm lớn của công chúng. Và đằng sau câu chuyện đó là sự chuẩn bị kỹ lưỡng về nội dung, thiết bị, đặc biệt là việc đổi mới quy trình sản xuất của mỗi phóng viên, BTV.
(CLO) Giáo hoàng Francis đã xuất hiện trở lại trước công chúng khi ngồi trên xe lăn tiến vào Quảng trường Thánh Peter tại Vatican và chào đón đám đông tín đồ đang reo hò nồng nhiệt.
(CLO) Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn, dịp lễ Giỗ Tổ Hùng Vương 2025, khu vực đồng bằng và trung du Bắc Bộ có mưa rào nhẹ rải rác và có nơi có dông. Vùng núi Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ có mưa rào và dông cục bộ, cục bộ có nơi mưa to.
(CLO) Tối 6/4/2025, câu lạc bộ Hoàng Anh Gia Lai (HAGL) giành chiến thắng kịch tính với tỷ số 4-0 trước Bình Dương, tại trận đấu thuộc vòng 17 LPBank V.League 2024/25.
(CLO) Malaysia và nhiều nước trong khu vực hoan nghênh và đánh giá cao Tổng Bí thư Tô Lâm có cuộc điện đàm với Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump, đồng thời bày tỏ nhất trí và ủng hộ cách tiếp cận của Việt Nam trong vấn đề này.
(CLO) Trong một căn phòng sang trọng ở quận Gangnam, Seoul, những đứa trẻ mới 4 tuổi đang cặm cụi viết những bài luận tiếng Anh gồm 5 đoạn trong vòng 15 phút.
(CLO) Ngày 6/4, Triều Tiên lần đầu tiên tổ chức lại Giải Marathon Quốc tế Bình Nhưỡng sau 6 năm gián đoạn, với sự góp mặt của khoảng 200 vận động viên nước ngoài.
(CLO) Một chiếc trực thăng chữa cháy đã rơi vào chiều 6/4 khi đang tham gia khống chế cháy rừng ở thành phố Daegu, phía đông nam Hàn Quốc, khiến phi công điều khiển thiệt mạng.
(CLO) Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn cho rằng quyết định áp thuế đối ứng với hàng hóa Việt Nam ở mức 46% của Hoa Kỳ là không phù hợp với thực tế hợp tác kinh tế - thương mại song phương và không phản ánh đúng tinh thần quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện Việt Nam – Hoa Kỳ, ảnh hưởng tiêu cực đến quan hệ kinh tế, thương mại đang phát triển tốt đẹp giữa hai nước.
(CLO) Chiều 6/4/2025, tại Hà Nội đã diễn ra buổi họp báo công bố cuộc thi Hoa hậu Biển Đảo Việt Nam 2025, đánh dấu sự trở lại đầy ấn tượng sau thành công của mùa giải đầu tiên vào năm 2022.
(CLO) Hơn 2 triệu lượt khách quốc tế đến Việt Nam tháng 3 này đã giúp nâng tổng lượng khách trong quý I/2025 của cả nước đạt trên 6 triệu lượt, cao nhất từ trước đến nay (tăng 29,6% so với quý I/2024).
(CLO) Ngày 6/4, đoàn lãnh đạo, đại biểu, nghệ nhân dân gian thành phố Việt Trì và huyện Yên Lập là hai địa phương có đội thi đoạt giải Nhất Hội thi “Gói, nấu bánh chưng và giã bánh giầy” năm 2024 tổ chức dâng 18 cặp bánh chưng, bánh giầy lên các Vua Hùng.
(CLO) Nhiều xe máy chạy ngược chiều trên cầu vượt 550 (Bình Dương) bất chấp ô tô đang lưu thông. Vụ việc khiến các tài xế bức xúc, dùng điện thoại quay lại và đề nghị cơ quan chức năng xử lý nghiêm.
(CLO) Giáo hoàng Francis đã xuất hiện trở lại trước công chúng khi ngồi trên xe lăn tiến vào Quảng trường Thánh Peter tại Vatican và chào đón đám đông tín đồ đang reo hò nồng nhiệt.
(CLO) Trong một căn phòng sang trọng ở quận Gangnam, Seoul, những đứa trẻ mới 4 tuổi đang cặm cụi viết những bài luận tiếng Anh gồm 5 đoạn trong vòng 15 phút.
(CLO) Ngày 6/4, Triều Tiên lần đầu tiên tổ chức lại Giải Marathon Quốc tế Bình Nhưỡng sau 6 năm gián đoạn, với sự góp mặt của khoảng 200 vận động viên nước ngoài.
(CLO) Một chiếc trực thăng chữa cháy đã rơi vào chiều 6/4 khi đang tham gia khống chế cháy rừng ở thành phố Daegu, phía đông nam Hàn Quốc, khiến phi công điều khiển thiệt mạng.
(CLO) Chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump đã ra tuyên bố chấn động vào ngày 5/4: hủy bỏ toàn bộ thị thực hiện có và ngừng cấp mới cho công dân Nam Sudan.
(CLO) Mưa lớn đã trút xuống một số khu vực bị ảnh hưởng bởi động đất ở Myanmar vào cuối tuần, điều này có thể làm phức tạp thêm các nỗ lực cứu trợ và tăng nguy cơ bùng phát dịch bệnh.
(CLO) Một nghiên cứu đã xếp hạng các quốc gia ít dùng tiền mặt nhất thế giới, dựa trên nhiều yếu tố như tỷ lệ sở hữu tiền điện tử, việc sử dụng thẻ tín dụng/thẻ ghi nợ, mức độ phổ biến của thanh toán di động và tỷ lệ giao dịch phi tiền mặt trong tổng thanh toán.