Hậu trường Giải Báo chí Quốc gia lần thứ XIV- năm 2019:

Nhà báo Đỗ Bình - Ban Biên tập tin trong nước TTXVN: “Tôi luôn hướng ngòi bút đến người dân miền núi”

Chủ nhật, 21/06/2020 14:00 PM - 0 Trả lời

(NB&CL) Hà Giang không phải là quê hương của nhà báo Đỗ Bình nhưng anh đã từng là phóng viên thường trú tại đây nên thấu hiểu những vất vả, gian khó của người dân, nhất là sự hứng chịu bom mìn hiện hữu trong đời sống hôm nay.

Bài liên quan

Chính vì thế đầu năm 2019, anh đã thực hiện phóng sự dài kỳ “40 năm cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc: Ước vọng xanh trên miền đá lạnh”. Tác phẩm được Hội đồng Chung khảo Giải Báo chí Quốc gia lần thứ XIV - năm 2019 đánh giá cao.

Những ngày theo bước chân nạn nhân bom mìn

Nhà báo Đỗ Bình bắt đầu câu chuyện với tôi từ những kỷ niệm thời anh làm báo ở địa đầu Tổ quốc. Ba năm là thời gian không dài nhưng cũng đủ để một phóng viên xông xáo, ham mê khám phá như anh hiểu về đời sống, nét văn hóa truyền thống người dân nơi đây.

“Thời điểm khi về công tác tại Hà Nội đúng dịp kỷ niệm 40 năm Cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc, phòng, ban đang triển khai nhiều tuyến thông tin về đề tài này. Lãnh đạo cơ quan đã gợi ý đề tài về đời sống những người dân ở huyện Vị Xuyên (Hà Giang) còn hết sức khó khăn, ngày ngày họ phải sống chung với bom mìn nhưng không còn cách nào khác, họ vẫn bám trụ vùng đất này, nơi quê hương, cội nguồn của họ”, nhà báo Đỗ Bình nhớ lại.

Nhà báo Đỗ Bình trong một chuyến tác nghiệp.

Nhà báo Đỗ Bình trong một chuyến tác nghiệp.

Thế nhưng đó là trên lý thuyết còn trên thực tế Đỗ Bình đã gặp rất nhiều khó khăn. Thời điểm tác nghiệp tại đây để đi được vào khu vực nhà của nạn nhân bị ảnh hưởng do chiến tranh bom mìn, anh phải nhờ đến người dân và các cấp chính quyền địa phương giúp đỡ, bởi khu vực bị ảnh hưởng nằm rất sâu trong làng. Từ trung tâm xã đi vào nhà người dân là một quãng đường dài, hiểm trở, có những chỗ phải đi bộ mới vào được.

Điều khó khăn hơn hết là việc tiếp xúc với người dân là nạn nhân của bom mìn, do họ vốn sống khép kín, ít tiếp xúc với bên ngoài nên việc giao tiếp có phần hạn chế. Khi tiếp xúc được với họ, khó khăn đầu tiên là anh phải giới thiệu sao cho họ hiểu công việc mà anh đang làm, bởi chỉ có hiểu thì họ mới cung cấp thông tin cho nhà báo. Và rồi, dần cũng thành quen, người dân cũng hiểu được sự đồng cảm, lúc đấy họ mới đồng ý chia sẻ về khó khăn, vất cả trong cuộc sống mà họ đang từng ngày, từng giờ phải đối mặt, trải qua và mong muốn của bản thân họ.

Nhà báo Đỗ Bình cùng nhân vật trong tác phẩm.

Nhà báo Đỗ Bình cùng nhân vật trong tác phẩm.

Khi tiếp cận được nạn nhân, anh bắt đầu liên hệ đến lãnh đạo chính quyền địa phương để khai thác thông tin về cuộc sống của người dân nơi đây. Cũng nhờ cán bộ, lãnh đạo khu vực mà anh có thêm tư liệu, danh sách hộ gia đình và số liệu nạn nhân bị ảnh hưởng bom mìn chiến tranh.

“Tôi tìm gặp những nạn nhân bị ảnh hưởng bom mìn, vật liệu nổ tôi, nghe họ chia sẻ để hiểu được những khó khăn mà họ đã trải qua trong cuộc sống hằng ngày...”, nhà báo Đỗ Bình nói.

Động lực để yêu nghề và tiếp tục phấn đấu

Anh bảo, cá nhân rất thích câu nói của một nhà báo lão thành “Đi càng khó viết càng dễ”. Trong làm nghề nói chung và nghề làm báo nói riêng, nếu như không đi, không trực tiếp cọ sát thực tế, đặc biệt là những người dân bị ảnh hưởng bom mìn hậu quả do chiến tranh để lại thì không thể khai thác được những thông tin độc quyền, đem lại cảm xúc cho độc giả. Vì thế, không chỉ riêng đề tài này, mà ở các đề tài khác, anh vẫn luôn cố gắng để tìm kiếm và cập nhật những thông tin đắt giá nhất đem đến cho độc giả. Trong cuộc trò chuyện anh nhấn mạnh mình luôn tìm các đề tài liên quan đến cuộc sống người dân miền núi, nhằm thấu hiểu hơn về cuộc sống của họ.

Nhà báo Đỗ Bình cùng nhân vật trong tác phẩm.

Nhà báo Đỗ Bình cùng nhân vật trong tác phẩm.

Và cho đến thời điểm hiện tại, hơn một năm khi tác phẩm “40 năm cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc: Uớc vọng xanh trên miền đá lạnh” được đăng tải trên báo chí, đã chiếm được nhiều tình cảm của bạn đọc. Qua đó mới thấy thành công không hề khó, chỉ cần sự đam mê, yêu nghề và chịu dấn thân, người phóng viên sẽ gặp được nhiều may mắn trong cuộc sống.

Tiếp xúc với Đỗ Bình, tôi cảm thấy anh là người rất yêu nghề có tinh thần trách nhiệm cao với công việc. Với tác phẩm “40 năm cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc: Ước vọng xanh trên miền đá lạnh” anh đã dành nhiều thời gian lặn lội, khám phá nơi bom đạn vẫn còn sót lại sau chiến tranh. Ngoài ra anh chia sẻ: “Nếu không có sự gợi ý của lãnh đạo chắc anh không thể có được tác phẩm ưng ý để dự thi Giải Báo chí Quốc gia năm nay”.

Chia sẻ về cảm xúc khi tác phẩm của mình được nhận giải thưởng và đang chờ đến ngày được xướng tên tại Giải báo chí danh giá nhất đất nước, nhà báo Đỗ Bình cho hay anh thực sự bất ngờ và hạnh phúc. “Đây là động lực rất lớn để tôi càng thêm yêu nghề và tiếp tục phấn đấu...”, Đỗ Bình tâm sự và cho biết, bản thân anh luôn tự hào vì đã từng là phóng viên thường trú của TTXVN tại Hà Giang, nên mới có cơ hội đồng cảm, thấu hiểu hơn cuộc sống người dân miền núi nơi biên cương cực Bắc của Tổ quốc.

Nói về ý nghĩa khi lựa chọn đề tài, anh mong muốn Đảng và Nhà nước sẽ quan tâm giúp đỡ những người dân đang sống chung với bom mìn, để họ vơi đi nỗi lo lắng, nơm nớp từng ngày và thay vào đó là cuộc sống đầy đủ, an toàn và bình yên ngay trên chính nơi “chôn rau cắt rốn” của mình...

Trung Nguyễn

Tin khác

Trường Sa: Chuyến tác nghiệp hạnh phúc!

Trường Sa: Chuyến tác nghiệp hạnh phúc!

(CLO) Tham gia Đoàn công tác số 6/2024 thăm quần đảo Trường Sa, Nhà giàn DK-I, các phóng viên báo chí đã có một tuần trải nghiệm, tác nghiệp vất vả nhưng hạnh phúc giữa trùng khơi sóng vỗ...

Nghề báo
Hơn 250 phóng viên, nhà báo tác nghiệp tại Lễ hội Đền Hùng 2024

Hơn 250 phóng viên, nhà báo tác nghiệp tại Lễ hội Đền Hùng 2024

(CLO) Theo thống kê của Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Phú Thọ, Sở này đã đón tiếp, cấp thẻ, hỗ trợ tác nghiệp cho 251 phóng viên thuộc 66 cơ quan báo chí của Trung ương và địa phương trong dịp Lễ hội Đền Hùng năm 2024.

Nghề báo
Khí phách 75 năm và lời hiệu triệu cho thế hệ làm báo thời đại mới

Khí phách 75 năm và lời hiệu triệu cho thế hệ làm báo thời đại mới

(NB&CL) Có một “điểm chạm” trong cảm xúc “về nguồn” của những người làm báo khi nhắc nhớ về một ngôi trường đặc biệt – Trường dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng. Đó là cảm xúc tự hào về một “mốc son lịch sử” gắn liền với những chặng đường làm báo vinh quang dưới sự dẫn dắt của Chủ tịch Hồ Chí Minh - người thầy đầu tiên của báo chí cách mạng… Dù thời gian có xa xanh thì khí phách của một thời đẹp đẽ ấy sẽ mãi là những giá trị trường tồn, tiếp lửa cho thế hệ hôm nay.

Nghề báo
Hội Nhà báo Việt Nam bứt tốc trên hành trình phát triển

Hội Nhà báo Việt Nam bứt tốc trên hành trình phát triển

(NB&CL) Thành công của năm 2023 tiếp tục tạo đà cho Hội Nhà báo Việt Nam trong năm 2024 bứt tốc hơn nữa với nhiều nhiệm vụ mới. Đặc biệt, 2024 là năm thứ 3 các tổ chức Hội triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội XI Hội Nhà báo Việt Nam, các Nghị quyết của Ban Chấp hành và Chương trình công tác toàn khóa nhiệm kỳ 2020 - 2025...

Nghề báo
Khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam 2024: Lan tỏa và truyền cảm hứng về tình yêu sách

Khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam 2024: Lan tỏa và truyền cảm hứng về tình yêu sách

(CLO) Tối 17/4, tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Hà Nội, Bộ Thông tin & Truyền thông phối hợp Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Uỷ ban Nhân dân thành phố Hà Nội tổ chức Lễ khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ Ba năm 2024.

Nghề báo