Phóng viên Nhật Bản bị buộc tội ở Myanmar vì tung tin giả

Thứ ba, 04/05/2021 18:41 PM - 0 Trả lời

(CLO) Một phóng viên người Nhật Bản bị giam giữ ở Myanmar vào tháng trước đã bị buộc tội tung tin giả, một quan chức tại Đại sứ quán Nhật Bản ở Yangon cho biết hôm thứ Ba (4/5).

Phóng viên Nhật Yuki Kitazumi - Ảnh: Reuters

Phóng viên Nhật Yuki Kitazumi - Ảnh: Reuters

Bài liên quan

Yuki Kitazumi, người đã bị quân đội tạm giữ vào ngày 19 tháng 4, là phóng viên nước ngoài đầu tiên bị buộc tội kể từ khi quân đội lật đổ chính phủ đắc cử của bà Aung San Suu Kyi vào đầu tháng 2/2021.

Theo báo cáo, Kitazumi, người đang bị giam giữ tại nhà tù Insein ở Yangon, đã bị buộc tội theo mục 505A của bộ luật hình sự, quy định tội danh những bình luận có thể gây sợ hãi hoặc lan truyền tin tức sai sự thật và có thể bị phạt tù tới ba năm.

Một quan chức Đại sứ quán Nhật Bản giấu tên cho biết, chính quyền Myanmar chưa cung cấp thông tin chi tiết về các hành vi bị cáo buộc. Cũng theo quan chức này, Kitazumi không có vấn đề gì về sức khỏe, dù đã trải qua vài tuần trong nhà tù Insein, nơi chuyên giam tù nhân chính trị.

Phát ngôn viên của quân đội Myanmar đã không trả lời các yêu cầu bình luận.

Kitazumi hiện là phóng viên tự do và đang điều hành một công ty sản xuất phương tiện truyền thông có tên Yangon Media Professionals. Trước đây, Kitazumi từng làm việc tại nhật báo tài chính Nikkei.

Kitazumi đã bị bắt trước đó vào tháng Hai khi đang đưa tin về các cuộc biểu tình phản đối cuộc đảo chính ngày 1 tháng 2 nhưng được thả ngay sau đó.

Cả chính phủ Nhật Bản, quốc gia viện trợ hàng đầu cho Myanmar trong nhiều năm, và các nhà báo Nhật Bản đã liên tục kêu gọi chính phủ quân sự trả tự do cho phóng viên Kitazumi.

"Đương nhiên chúng tôi sẽ tiếp tục cố gắng hết sức để giúp công dân Nhật Bản đang bị bắt giam sớm được tự do", Ngoại trưởng Nhật Bản Toshimitsu Motegi nói.

Theo Hiệp hội Hỗ trợ Tù nhân Chính trị (AAPP), 766 người dân Myanmar đã bị lực lượng an ninh giết chết kể từ cuộc đảo chính và hơn 3.600 người vẫn bị giam giữ, bao gồm cả Suu Kyi.

Hiệp hội hỗ trợ tù nhân chính trị cũng cho biết, một vài nhà báo ngoại quốc và khoảng 80 nhà báo Myanmar đã bị bắt giữ. 50 phóng viên địa phương vẫn phải ngồi tù với một nửa trong số họ đã bị truy tố.

Chấn Phong

Tin khác

Giải thưởng Sáng tạo nội dung số Việt Nam 2024 có nhiều điểm mới hấp dẫn hơn

Giải thưởng Sáng tạo nội dung số Việt Nam 2024 có nhiều điểm mới hấp dẫn hơn

(CLO) Ngày 19/4, Hội Truyền thông số Việt Nam tổ chức phát động Giải thưởng Sáng tạo nội dung số Việt Nam mùa thứ 2 (VCA 2024). Giải thưởng năm nay có những điểm mới trong thể lệ dự thi, trong khâu tổ chức chấm giải và đặc biệt là có thêm hạng mục giải thưởng do cộng đồng bình chọn trực tuyến.

Nghề báo
Cần Thơ sửa đổi nội dung quy chế tổ chức họp báo để phù hợp với quy định pháp luật

Cần Thơ sửa đổi nội dung quy chế tổ chức họp báo để phù hợp với quy định pháp luật

(CLO) Ông Huỳnh Hoàng Mến, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông (TT&TT) TP Cần Thơ cho biết sẽ: "Sở sẽ có văn bản tham mưu UBND TP để ban hành lại quy chế họp báo theo đúng trình tự thủ tục ban hành văn bản quy phạm pháp luật, đồng thời sửa đổi một số nội dung cho phù hợp".

Nghề báo
Trường Sa: Chuyến tác nghiệp hạnh phúc!

Trường Sa: Chuyến tác nghiệp hạnh phúc!

(CLO) Tham gia Đoàn công tác số 6/2024 thăm quần đảo Trường Sa, Nhà giàn DK-I, các phóng viên báo chí đã có một tuần trải nghiệm, tác nghiệp vất vả nhưng hạnh phúc giữa trùng khơi sóng vỗ...

Nghề báo
Hơn 250 phóng viên, nhà báo tác nghiệp tại Lễ hội Đền Hùng 2024

Hơn 250 phóng viên, nhà báo tác nghiệp tại Lễ hội Đền Hùng 2024

(CLO) Theo thống kê của Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Phú Thọ, Sở này đã đón tiếp, cấp thẻ, hỗ trợ tác nghiệp cho 251 phóng viên thuộc 66 cơ quan báo chí của Trung ương và địa phương trong dịp Lễ hội Đền Hùng năm 2024.

Nghề báo
Khí phách 75 năm và lời hiệu triệu cho thế hệ làm báo thời đại mới

Khí phách 75 năm và lời hiệu triệu cho thế hệ làm báo thời đại mới

(NB&CL) Có một “điểm chạm” trong cảm xúc “về nguồn” của những người làm báo khi nhắc nhớ về một ngôi trường đặc biệt – Trường dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng. Đó là cảm xúc tự hào về một “mốc son lịch sử” gắn liền với những chặng đường làm báo vinh quang dưới sự dẫn dắt của Chủ tịch Hồ Chí Minh - người thầy đầu tiên của báo chí cách mạng… Dù thời gian có xa xanh thì khí phách của một thời đẹp đẽ ấy sẽ mãi là những giá trị trường tồn, tiếp lửa cho thế hệ hôm nay.

Nghề báo