Quân đội Myanmar sa thải đại sứ tại LHQ sau bài phát biểu chống đảo chính

Chủ nhật, 28/02/2021 08:32 AM - 0 Trả lời

(CLO) Đại sứ của Myanmar tại Liên Hợp Quốc đã bị sa thải, một ngày sau khi ông kêu gọi Liên Hợp Quốc sử dụng "bất kỳ phương tiện nào cần thiết" để ngăn chặn cuộc đảo chính quân sự.

Chính quyền quân đội Myanmar do Thống tướng Min Aung Hlaing lãnh đạo đã sa thải đại sứ tại LHQ của Myanmar - Ảnh: MRTV

Chính quyền quân đội Myanmar do Thống tướng Min Aung Hlaing lãnh đạo đã sa thải đại sứ tại LHQ của Myanmar - Ảnh: MRTV

Bài liên quan

Đài truyền hình nhà nước Myanmar MRTV cho biết trong một thông báo hôm thứ Bảy (27/2) rằng, đại sứ Kyaw Moe Tun đã "phản bội đất nước và nói chuyện cho một tổ chức không chính thức không đại diện cho đất nước và đã lạm dụng quyền lực và trách nhiệm của một đại sứ".  

Trong một bài phát biểu hôm thứ Sáu, ông Kyaw Moe Tun nói với Đại hội đồng Liên Hợp Quốc rằng ông đang phát biểu thay mặt chính phủ của bà Aung San Suu Kyi và kêu gọi “cần hành động mạnh mẽ hơn nữa từ cộng đồng quốc tế để chấm dứt ngay lập tức cuộc đảo chính quân sự”.

Báo cáo viên đặc biệt của Liên hợp quốc về Myanmar Tom Andrews cho biết rằng, ông đã bị choáng ngợp bởi “hành động dũng cảm” của đại sứ Moe Tun, và “đã đến lúc thế giới phải trả lời lời kêu gọi can đảm đó bằng hành động”.

Quốc gia Đông Nam Á rơi vào khủng hoảng kể từ khi quân đội nắm chính quyền vào ngày 1/2 và bắt giữ nhà lãnh đạo chính phủ dân sự Aung San Suu Kyi và phần lớn đảng của bà, với cáo buộc rằng cuộc bầu cử được tổ chức vào tháng 11 là gian lận. Ủy ban bầu cử nhận thấy rằng cuộc bỏ phiếu là công bằng.

Đặc phái viên của Trung Quốc không chỉ trích cuộc đảo chính, cho rằng tình hình là chuyện nội bộ của Myanmar và Bắc Kinh ủng hộ nỗ lực ngoại giao của các nước Đông Nam Á để tìm giải pháp.

Các tướng Myanmar theo truyền thống thường nhún nhường trước áp lực ngoại giao. Australia’s Woodside Petroleum Ltd cho biết họ đang cắt giảm sự hiện diện của mình ở Myanmar do lo ngại về vi phạm nhân quyền và bạo lực.

Những nhà sư tại Myanmar xuống đường biểu tình phản đối cuộc đảo chính quân sự - Ảnh: Reuters

Những nhà sư tại Myanmar xuống đường biểu tình phản đối cuộc đảo chính quân sự - Ảnh: Reuters

Tình huống phức tạp tại LHQ

Theo đánh giá, động thái sa thải đại sứ của quân đội Myanmar có thể bắt đầu một quá trình phức tại Liên Hợp Quốc.

“Quân đội nói rằng họ đã sa thải ông ta. Điều đó có nghĩa là ông ấy không còn là đại sứ ở New York nữa? Điều này rõ ràng khiến mọi chuyện trở nên rắc rối ở giai đoạn này”, báo cáo của LHQ cho biết.

“Giả sử đại sứ muốn ở lại Hoa Kỳ và chúng tôi cho rằng ông ấy sẽ không muốn quay lại Myanmar vì có thể bị trả thù. Nếu ông ấy nói rằng ông ấy ở lại và vẫn là đại diện hợp pháp của chính phủ thực sự ở Myanmar, những người mà các nhà lãnh đạo hiện đang ngồi tù, thì nó sẽ đi đến một thủ tục phức tạp tại Đại hội đồng Liên Hợp Quốc được gọi là ủy ban thông tin có chín thành viên”.

"Hiện tại có Mỹ, Nga và Trung Quốc nằm trong số các thành viên đó và họ sẽ phải quyết định xem phải làm gì", báo cáo khẳng định.

Tình hình tại Mynamar tiếp tục căng thẳng khi sự đàn áp các cuộc biểu tình ngày càng gia tăng. Hôm qua (27/2), cảnh sát Myanmar đã triển khai chiến dịch quy mô nhất nhằm ngăn sự người biểu tình dẫn đến cái chết của một phụ nữ và hàng chục người khác bị bắt giữ, trong đó có cả nhà báo.

Theo truyền thông địa phương, cảnh sát và binh lính đã triển khai đạn cao su, hơi cay và lựu đạn gây choáng, và đánh người biểu tình tại các địa điểm biểu tình chính ở Yangon vào thứ Bảy, bao gồm gần trung tâm thành phố Chùa Sule, Myaynigone ở thị trấn Sanchaung và Hledan ở thị trấn Kamayut.

Kể từ khi cuộc đảo chính diễn ra, hàng trăm nghìn người Myanmar đã xuống đường biểu tình và cộng đồng quốc tế lên án, trong đó một số quốc gia đã áp đặt các biện pháp trừng phạt nhằm vào các lãnh đạo quân đội.

Chấn Phong

Tin khác

WHO: Virus cúm gia cầm H5N1 xuất hiện nhiều trong sữa động vật bị nhiễm bệnh

WHO: Virus cúm gia cầm H5N1 xuất hiện nhiều trong sữa động vật bị nhiễm bệnh

(CLO) Chủng virus cúm gia cầm H5N1 đã được phát hiện với nồng độ rất cao trong sữa nguyên liệu từ động vật bị nhiễm bệnh, theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết hôm thứ Sáu (19/4), mặc dù chưa rõ virus này có thể tồn tại trong sữa bao lâu.

Thế giới 24h
Các hãng hàng không định tuyến lại chuyến bay sau cuộc tấn công của Israel vào Iran

Các hãng hàng không định tuyến lại chuyến bay sau cuộc tấn công của Israel vào Iran

(CLO) Các hãng hàng không đã thay đổi đường bay qua Iran, hủy một số chuyến bay, do lo ngại về an ninh sau cuộc tấn công của Israel vào Iran.

Thế giới 24h
Có phải việc tạo mây đã gây ra trận lụt lịch sử ở UAE và Oman?

Có phải việc tạo mây đã gây ra trận lụt lịch sử ở UAE và Oman?

(CLO) Nhiều người cho rằng, trận lụt lịch sử 75 năm mới có một lần tại Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE) và Oman có nguyên nhân từ việc gieo hạt mây để làm mưa nhân tạo. Vậy thực hư điều đó như thế nào?

Thế giới 24h
Phóng viên chiến trường Nga thiệt mạng ở Ukraine

Phóng viên chiến trường Nga thiệt mạng ở Ukraine

(CLO) Semyon Eremin, phóng viên chiến trường của tờ báo Izvestia (Nga), đã thiệt mạng trong khu vực diễn ra chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine, theo tờ báo này đưa tin trên trang web của mình.

Thế giới 24h
Ukraine nói bắn hạ 'cỗ máy dội bom' chiến lược Tu-22M của Nga

Ukraine nói bắn hạ 'cỗ máy dội bom' chiến lược Tu-22M của Nga

(CLO) Quân đội Ukraine tuyên bố rằng họ đã bắn hạ một máy bay ném bom chiến lược Tu-22M của Nga vào thứ Sáu (19/4), sau khi "cỗ máy dội bom" này tham gia cuộc không kích tầm xa ở vùng Dnipropetrovsk thuộc miền trung Ukraine.

Thế giới 24h