(CLO) Dường như Joe Biden đã sẵn sàng thay đổi nước Mỹ. Sự thay đổi ấy không chỉ là "muốn hàn gắn nước Mỹ" mà còn sẵn sàng ở một quá trình hợp tác quốc tế. Trong đó, quan hệ Mỹ-Trung về bản chất có thể không có nhiều khác biệt, nhưng chắc chắn sẽ thay đổi về hình thức, bắt đầu từ giọng điệu...
Phải thừa nhận rằng, một cuộc bầu cử tổng thống - bất chấp tất cả ý nghĩa của nó đối với nền chính trị Mỹ - khó có thể thay đổi sự nhất trí lưỡng đảng đã được thiết lập hiện nay rằng Trung Quốc là một đối thủ cạnh tranh chiến lược của Mỹ.
Chính quyền Tổng thống Trump đã tạo rất nhiều áp lực đối với Trung Quốc và điều này có thể sẽ được chính quyền ông Biden duy trì một cách bền bỉ và toàn diện hơn, bởi vì Tổng thống đắc cử sẽ phải kết hợp sự gắn kết giữa tính nhất quán khi hoạch định chính sách trong cách tiếp cận của chính quyền với Trung Quốc và các đồng minh của mình.
Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là mối quan hệ giữa hai siêu cường này sẽ tiếp tục rơi tự do. Ngược lại, ông Joe Biden có thể mang đến cho Bắc Kinh một cơ hội quý giá để ổn định mối quan hệ song phương từ góc độ toàn cầu.
Những sự ưu tiên của Mỹ và Trung Quốc
Đầu tiên và quan trọng nhất, sẽ có một chủ nghĩa chống Donald Trump tổng thể khi nói đến chính sách đối ngoại dưới thời tổng thống Joe Biden. Cụ thể, điều đó có thể xảy ra ở một số thay đổi cơ bản trong các lĩnh vực chính sách chính như: biến đổi khí hậu, không phổ biến vũ khí hạt nhân, kiểm soát đại dịch COVID-19, thương mại quốc tế và ổn định tài chính.
Sẽ không có gì ngạc nhiên khi thấy chính quyền ông Biden xem xét lại, hoặc thậm chí tái gia nhập Hiệp định Paris về khí hậu, khuôn khổ thỏa thuận hạt nhân Iran và định hướng lại mối quan hệ với Tổ chức Y tế Thế giới, điều chỉnh lại cách tiếp cận của mình đối với Tổ chức Thương mại Thế giới, vốn đã hầu như bị Trump tẩy chay.
Chính quyền Joe Biden có thể chủ động thu hút lại các nền kinh tế lớn khác trên thế giới ở châu Âu và Nhật Bản, để đàm phán về một khuôn khổ thương mại và đầu tư mới. Trong tất cả những lĩnh vực này, Trung Quốc có thể và nên tìm thấy điểm chung đáng kể với Hoa Kỳ.
Thứ hai, có rất ít nghi ngờ rằng ông Biden sẽ từ bỏ chủ nghĩa đơn phương của Hoa Kỳ. Không chỉ vì điều này gây thiệt hại đáng kể cho vị thế toàn cầu của Mỹ, mà còn vì cách tiếp cận đa phương là điều cần thiết nếu Hoa Kỳ muốn khôi phục và duy trì một hệ thống liên minh vững chắc dưới sự lãnh đạo của mình.
Trong nhiệm kỳ của Tổng thống Trump, giới lãnh đạo Trung Quốc đã nhiều lần nhấn mạnh việc tuân thủ chủ nghĩa đa phương trong các vấn đề đối ngoại. Bây giờ là lúc để xem liệu "chủ nghĩa đa phương" mà Bắc Kinh chủ trương chỉ đơn thuần là hướng tới, hay một chính sách thực chất để Trung Quốc có thể khởi xướng một cách tiếp cận mới, đối với một chính quyền mới ở Washington, nơi cũng ủng hộ chủ nghĩa đa phương trong các vấn đề toàn cầu.
Xét cho cùng, cả Hoa Kỳ và Trung Quốc đều liên kết với nhau một cách không thể thay đổi được với cùng một thế giới, bất chấp "cạnh tranh chiến lược" đang diễn ra giữa họ. Nhiều khả năng là một cách tiếp cận đa phương đối với các vấn đề toàn cầu sẽ dẫn đến việc trao đổi thông tin mang tính xây dựng hơn giữa hai cường quốc trong các vấn đề quốc tế.
Chính phủ Mỹ của ông Joe Biden có thể vẫn tiếp tục duy trì sức ép đối với Trung Quốc, nhưng hai bên vẫn có nhiều mối quan tâm chung có thể cùng hợp tác để phát triển - Ảnh: Getty
Thứ ba, nền kinh tế toàn cầu đang đối mặt với rủi ro đáng kể về một cuộc khủng hoảng tài chính lớn - hoặc ít nhất là một cuộc suy thoái toàn cầu - phần lớn là do việc nới lỏng định lượng chưa từng có do đại dịch COVID-19 gây ra, đã bơm hàng nghìn tỷ đô la vào thị trường để ngăn chặn một nền kinh tế suy sụp.
Tại đây, Bắc Kinh và Washington có thể tìm thấy điểm chung vững chắc trong việc duy trì sự ổn định tài chính toàn cầu. Và không chỉ vì Trung Quốc có dự trữ ngoại hối lớn nhất thế giới và là nước nắm giữ tín phiếu kho bạc lớn thứ hai của Mỹ. Một cuộc khủng hoảng tài chính sẽ là thảm họa đối với cả Trung Quốc - cường quốc thương mại lớn nhất thế giới - và Hoa Kỳ, nơi mà sự ổn định tài chính là rất quan trọng đối với sự thịnh vượng kinh tế.
Thứ tư, lợi ích của cả Trung Quốc và Hoa Kỳ là xây dựng một cơ chế thích hợp để quản lý khủng hoảng, vốn hầu như không tồn tại ngày nay, để đối phó với các vấn đề nhạy cảm như Biển Đông và eo biển Đài Loan để ngăn chặn căng thẳng kéo dài leo thang xung đột nguy hiểm.
Cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng, điều quan trọng là không nên kỳ vọng quá nhiều từ chính quyền Joe Biden, đặc biệt là việc xây dựng khung chính sách được xác định rõ ràng liên quan đến Trung Quốc trước cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ năm 2022.
Mỹ và Trung Quốc sẽ điều chỉnh để thích nghi
Các ưu tiên trước mắt của Tổng thống đắc cử Joe Biden sẽ bao gồm thúc đẩy hòa giải dân tộc sau cuộc bầu cử bị chia rẽ sâu sắc và nhiều cảm xúc, kiểm soát đại dịch COVID-19, kích thích một nền kinh tế vẫn đang quay cuồng với đại dịch và củng cố sự thống trị của Đảng Dân chủ bằng cách hướng tới một chiến thắng vào giữa nhiệm kỳ năm 2022.
Trong khi đó, chính quyền mới phải tập trung vào việc khôi phục vai trò lãnh đạo của Hoa Kỳ trong số các đồng minh, vốn đã bị tổn hại đáng kể bởi chủ nghĩa đơn phương độc đoán của Tổng thống Trump.
Ông Joe Biden và phe của ông hiểu rằng, sức mạnh của Hoa Kỳ không chỉ bắt nguồn từ sức mạnh nội lực của Hoa Kỳ, mà còn ở hệ thống liên minh do Hoa Kỳ lãnh đạo đã thịnh hành kể từ khi Thế chiến II kết thúc.
Sẽ có một khoảng thời gian để giới lãnh đạo Trung Quốc báo hiệu một số thay đổi chính sách và sáng kiến đối với Mỹ, nếu Bắc Kinh thực sự tin rằng ổn định mối quan hệ Mỹ-Trung là vì lợi ích quốc gia của Trung Quốc.
Không có gì vô lý khi cho rằng những thay đổi và sáng kiến này sẽ được đón nhận, nếu chúng thể hiện quyết tâm của Bắc Kinh trong việc tuân thủ chính sách cải cách và cởi mở trong nước, cũng như cam kết của họ đối với các chuẩn mực, nguyên tắc và quy tắc đã được thiết lập trong các vấn đề quốc tế.
Do đó, có thể kỳ vọng rằng cạnh tranh Mỹ-Trung từ đó sẽ diễn ra trong sự kiểm soát tốt hơn. Rốt cuộc, điều thực sự gây nguy hiểm cho hòa bình và ổn định thế giới, cũng như tương lai của quan hệ Mỹ-Trung, không phải là "cuộc cạnh tranh chiến lược" giữa hai cường quốc, mà là sự không chắc chắn do một cuộc cạnh tranh mà cả hai cường quốc đều không theo kịp các quy tắc trò chơi được tôn trọng, nhưng lại hành xử tùy tiện chỉ vì lợi ích cá nhân được xác định trong phạm vi hẹp.
Tổng thống đắc cử Joe Biden đã sẵn sàng thay đổi nước Mỹ. Sự thay đổi ấy không chỉ là "muốn hàn gắn nước Mỹ" trong tuyên bố thắng cử, mà còn sẵn sàng ở một quá trình hợp tác quốc tế. Ở đó, quan hệ Mỹ-Trung về bản chất có thể không có nhiều khác biệt, nhưng chắc chắn sẽ thay đổi về hình thức, và mọi thứ sẽ bắt đầu từ giọng điệu...
(CLO) Dù hiện nay Thông tư ban hành quy chuẩn kỹ thuật về trụ sạc xe điện mới chỉ đang là dự thảo, tuy nhiên dự kiến có hiệu lực từ 15/6, tức là khoảng hơn 2 tháng nữa. Nhiều ý kiến cho rằng thời gian áp dụng tương đối ngắn.
(CLO) Chỉ từ 30.000 đồng, bạn đã có thể sở hữu một chiếc mũ bảo hiểm bắt mắt trên vỉa hè Hà Nội. Nhưng đằng sau mức giá “hạt dẻ” ấy là những chiếc mũ mỏng manh, sẵn sàng vỡ tan khi va chạm,
(CLO) Tin từ Cục Đường sắt (Bộ Xây dựng), dự kiến sẽ có 9 dự án đường sắt quốc gia trên toàn mạng lưới được khởi công xây dựng trong giai đoạn từ nay đến năm 2030.
(CLO) Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HOSE) thông báo hệ thống công nghệ thông tin KRX dự kiến sẽ được đưa vào vận hành chính thức từ ngày 5/5/2025. Để đảm bảo quá trình chuyển đổi hệ thống diễn ra an toàn, một số bộ chỉ số chứng khoán sẽ được điều chỉnh thời điểm hiệu lực sang ngày 28/4.
(CLO) Bốn dự án thành phần thuộc tuyến cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021–2025 được lên kế hoạch đưa vào khai thác trong dịp lễ 30/4/2025. Tuy nhiên, khối lượng thi công còn nhiều, thời tiết bất lợi đang đặt ra thách thức lớn cho các ban quản lý dự án trong việc hoàn thành đúng tiến độ.
(CLO) Sáng 02/04/2025 (ngày 5/3 âm lịch), tại Di tích quốc gia đặc biệt chùa Tây Phương, UBND huyện Thạch Thất đã long trọng tổ chức Lễ công bố Quyết định ghi danh “Hội chùa Tây Phương” vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia; đồng thời kỷ niệm 10 năm 34 pho tượng được công nhận Bảo vật quốc gia và khai hội chùa Tây Phương năm 2025.
(CLO) Công ty Cổ phần Bóng đá Chuyên nghiệp Việt Nam (VPF) quyết định mời trọng tài FIFA người Malaysia điều hành trận đấu giữa CLB Hà Nội và Đông Á Thanh Hóa tại vòng 17 LPBank V.League 2024/25, dù trận đấu này có sự hỗ trợ của công nghệ VAR.
(CLO) Chương trình “Như chưa hề có cuộc chia ly” sẽ phát sóng trở lại trên VTV1 vào lúc 20h10 ngày thứ Bảy đầu tiên của mỗi tháng, bắt đầu từ ngày 5/3 tới đây.
(CLO) Bộ Xây dựng đang dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về cơ chế, chính sách đặc thù để tháo gỡ vướng mắc cho 11 dự án đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông theo hình thức hợp đồng BOT.
(CLO) Ngày 2/4, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tiểu ban Tổ chức phục vụ Đại hội XIV của Đảng họp phiên thứ ba. Đồng chí Trần Cẩm Tú, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Tiểu ban chủ trì hội nghị.
(CLO) Ngày 2/4, Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) cho biết đang xây dựng kế hoạch điều chỉnh mức giá dịch vụ sử dụng tuyến cao tốc TP. HCM - Long Thành - Dầu Giây.
(CLO) Dù chưa được cấp phép khai thác khoáng sản, nhưng cả ngàn khối đất vẫn được vận chuyển ra khỏi dự án rồi đổ rải rác tại các điểm khác nhau. Vụ việc được phát hiện khi một bãi đất trống trong khu vực dân cư bỗng đầy lên bất thường.
(CLO) Báo chí trên mạng xã hội không chỉ là xu hướng mà đã trở thành điều tất yếu, đòi hỏi cách đưa tin ngắn gọn, trực quan và phù hợp với thói quen người dùng.
(CLO) Chính phủ của tân Thủ tướng Canada Mark Carney đã có động thái đáp trả mạnh mẽ đối với chính sách thuế quan của Tổng thống Mỹ Donald Trump. Không chỉ gây ra khó khăn cho Mỹ, mà động thái còn cho thấy Canada sẽ không khuất phục trước sức ép của ông Trump.
(CLO) Tổng thống Mỹ Donald Trump đã “bật đèn xanh” cho chương trình tiêm kích F-47, chiếc máy bay mà ông mô tả rằng “đáng gờm nhất từng được chế tạo”. Vậy F-47 mạnh cỡ nào, nhất là khi so sánh với so với những máy bay tàng hình mà Nga và Trung Quốc đang phát triển?
(CLO) Ngày 24/3 vừa rồi, vòng đàm phán thứ hai giữa Nga và Mỹ đã diễn ra tại Riyadh (Ả Rập Xê Út), nơi chứng kiến vai trò ngoại giao con thoi của Mỹ nhằm tìm kiếm tiếng nói chung giữa Nga và Ukraine.
(CLO) “Ngừng bắn” có lẽ là từ khóa được truyền thông và giới chuyên gia nhắc đến nhiều nhất trong những ngày gần đây. Câu hỏi được đặt ra ở đây là các bên trong cuộc xung đột sẽ kiểm soát quá trình này như thế nào?
(CLO) Việc Trung Quốc ngày càng mở rộng ảnh hưởng và tăng cường đầu tư vào các mỏ tại châu Phi đang làm dấy lên lo ngại ở Mỹ về nguy cơ thất thế trong cuộc đua giành khoáng sản quan trọng ở châu lục này.
(CLO) Một cuộc chiến tranh hạt nhân do AI khởi xướng nghe có vẻ giống trong phim khoa học viễn tưởng. Nhưng nhiều nhà khoa học và chính trị gia hàng đầu thế giới cho rằng không phải vậy.
(CLO) Cộng đồng quốc tế đã kỳ vọng nhiều hơn vào cuộc điện đàm thứ hai giữa hai nhà lãnh đạo Mỹ và Nga so với cuộc điện đàm đầu tiên. Điều này được thúc đẩy bởi sự lạc quan trong mối quan hệ Mỹ-Nga và diễn biến các cuộc đàm phán giữa Mỹ và Ukraine tại Ả Rập Xê Út.
(CLO) Trung Quốc đang nỗ lực phát triển máy bay thân rộng để cạnh tranh với Airbus và Boeing, dù kế hoạch của Bắc Kinh có thể phụ thuộc vào sự hợp tác từ các nhà quản lý và nhà cung cấp phương Tây.
(CLO) Việc tăng cường chi tiêu quốc phòng ồ ạt trên khắp châu Âu có thể đạt được những gì mà các chính phủ không làm nổi trong nhiều năm: khởi động nền kinh tế trì trệ, gieo mầm cho những đổi mới và tạo ra các ngành công nghiệp mới.
(CLO) Tư lệnh không quân Ấn Độ, Amar Preet Singh cho biết nước này cần bổ sung khoảng 400 máy bay chiến đấu để đạt quy mô 1000 chiếc. Do đó, song song với việc phát triển các tiêm kích nội địa, New Delhi sẽ mua 114 máy bay mới trong khoảng 4-5 năm tới.