Rút quân khỏi Afghanistan, Mỹ muốn xoay trục từ chống khủng bố sang Trung Quốc và Nga

Thứ sáu, 16/04/2021 13:00 PM - 0 Trả lời

(CLO) Tổng thống Joe Biden hôm thứ Tư (14/4) đã quyết định rút toàn bộ quân đội khỏi Afghanistan, chấm dứt cuộc chiến kéo dài 20 năm của Mỹ tại quốc gia Trung Á này. Đâu là lý do dẫn đến quyết định của Tổng thống thứ 46 của Mỹ?

Mỹ quyết định rút quân khỏi Afghanistan sau hai thập kỷ - Ảnh: USArmy

Mỹ quyết định rút quân khỏi Afghanistan sau hai thập kỷ - Ảnh: USArmy

Bài liên quan

Chấm dứt “cuộc chiến bất tận”

Chính quyền Biden là chính quyền thứ sáu dẫn đầu cuộc chiến kéo dài hai thập kỷ tại Afghanista và ông Joe Biden là Tổng thống thứ tư lãnh đạo cuộc chiến dài nhất của Mỹ ở nước ngoài. Hai người tiền nhiệm của ông, Barack Obama và Donald Trump, đã hứa sẽ kết thúc "cuộc chiến bất tận" nhưng cả hai đều rời nhiệm sở mà không thực hiện được nguyện vọng đó.

Vì vậy, có lý do chính đáng để nhìn nhận về lời hứa của Tổng thống Biden trong tuần này về việc rút toàn bộ quân đội Mỹ khỏi quốc gia ở Trung Á bị chiến tranh tàn phá - được gọi là "nghĩa địa của các đế chế" - vào tháng 9/2021, chậm hơn một chút so với kết quả đàm phán mà chính quyền Trump đã ký với Taliban vào năm ngoái, ngày 1/5.

Hiện tại, vẫn có 2.500 lính Mỹ cùng với 9.600 lính NATO khác ở Afghanistan. Đây là một phần nhỏ so với con số 100 nghìn quân cách đây một thập kỷ khi chiến tranh đang ở đỉnh cao. Quyết định rút quân của Mỹ được Tổng thống Biden lý giải trong bài phát biểu mới đây rằng, “công việc đã hoàn thành”, Mỹ đã đánh bại nhóm khủng bố Al Qaeda ở Afghanistan và tiêu diệt thủ lĩnh Osama bin Laden của nhóm này vào năm 2011. Không có lý do gì để bám trụ nữa, ông nói.

Việc chính quyền Biden ấn định thời hạn cuối cùng rút quân khỏi Afghanistan trùng thời điểm ngày 11/9, ngụ ý Mỹ đã hoàn thành sứ mệnh trả thù cho những cái chết của người dân Mỹ sau vụ khủng bố vào tòa Tháp đôi của Trung tâm Thương mại Thế giới ở New York cách đây tròn 20 năm.

Tuy nhiên, Mỹ đã phải trả một cái giá khá đắt khi 20 nghìn binh sĩ Mỹ và NATO thương vong trong cuộc chiến tại Afghanistan, cao nhiều hơn so với cuộc cuộc khủng bố ngày 11/9. Ngoài ra, hơn 43.000 thường dân Afghanistan được ước tính đã thiệt mạng trong các vụ bạo lực liên quan đến chiến tranh.

Tính từ năm 2001 đến nay, cuộc chiến chống khủng bố tại Afghanistan đã tiêu tốn của Mỹ khoảng 2 nghìn tỷ USD, con số quá lớn cho cuộc chiến do Mỹ dẫn đầu mà đến thời điểm này nó vẫn là mối đe dọa lớn trên thế giới.

Nhiều chuyên gia lo ngại, việc Mỹ rút quân sẽ khiến Taliban sẽ trỗi dậy và các phiến quân Hồi giáo cực đoan khác như IS cũng sẽ hồi sinh ở Afghanistan. Hòa bình vốn chưa được ổn định tại quốc gia Trung Á có nguy cơ bị phá hỏng ngay khi người lính Mỹ cuối cùng bước lên máy bay. Có nghĩa, những nỗ lực của các chính quyền Mỹ trong suốt 20 năm qua tại Afghanistan có thể “không đi đến đâu”, hay “vô nghĩa” như chính một số cựu binh Mỹ tự vấn sau quyết định của Tổng thống Joe Biden.

Tuy nhiên, theo cách lý giải của chính quyền Mỹ, họ không còn lý do để ở lại, những người lính Mỹ không có lý do để tiếp tục chịu thương vong ở vùng đất đã khiến quá nhiều người Mỹ phải bỏ mạng.

Máy bay chiến đấu F-35A tại căn cứ Không quân Eielson, Alaska: Một cuộc đụng độ quân sự với Trung Quốc sẽ đòi hỏi vũ khí và chiến thuật khác so với các chiến dịch chống khủng bố - Ảnh: USArmy

Máy bay chiến đấu F-35A tại căn cứ Không quân Eielson, Alaska: Một cuộc đụng độ quân sự với Trung Quốc sẽ đòi hỏi vũ khí và chiến thuật khác so với các chiến dịch chống khủng bố - Ảnh: USArmy

Xoay trục sang Trung Quốc và Nga?

Dù lý do chính xác là gì, quân đội Mỹ sẽ rút khỏi Afghanistan trước ngày 11/9, kết thúc tròn 2 thập kỷ viễn chinh. Một trong những dấu hiệu và lý do cho thấy quyết tâm của Mỹ trong việc rút khỏi Afghanistan đến từ tuyên bố của ông Joe Biden trong tuần này rằng, Mỹ cần ưu tiên cho những thách thức lớn hơn. Đặc biệt, ông đề cập đến “sự trỗi dậy của Trung Quốc” như một kẻ thù đối với quyền lực tối cao của Hoa Kỳ, cũng như Nga, một đối thủ khó chịu.

"Chúng ta phải tăng cường khả năng cạnh tranh của Mỹ để đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt mà chúng ta đang đối mặt từ một Trung Quốc ngày càng quyết đoán", ông Biden nói với quốc gia này và nói thêm, "Chúng ta sẽ trở nên đáng gờm hơn nhiều đối với các đối thủ và đối thủ cạnh tranh trong dài hạn, nếu chúng ta chiến đấu những trận chiến trong 20 năm tới, không phải 20 năm cuối cùng”.

Kể từ khi Joe Biden trở thành Tổng thống 3 tháng trước, ông đã gia tăng thái độ thù địch đối với Trung Quốc và Nga với tốc độ chóng mặt. Rõ ràng là các nhà hoạch định ở Washington nhận ra rằng để đối phó với cái mà họ gọi là “sự cạnh tranh cường quốc”, Mỹ cần tiết kiệm các nguồn lực của mình để làm nóng ở những nơi khác.

Quả thật, cuộc chiến chống khủng bố đã hạn chế khả năng của Mỹ trong việc đối phó với một Trung Quốc đang trỗi dậy. Theo ước tính của Đại học Brown vào tháng 11 năm 2019, Hoa Kỳ đã chi 6,4 nghìn tỷ USD cho các nỗ lực chống khủng bố từ cuối năm 2001 đến cuối năm 2020 - tương đương với ngân sách quốc gia của Nhật Bản trong bảy năm.

Việc các lực lượng Mỹ rút khỏi Afghanistan, chấm dứt cuộc chiến kéo dài 20 năm và tiêu tốn 2 nghìn tỷ USD sẽ tạo thêm động lực cho sự thay đổi các ưu tiên an ninh hàng đầu của Washington từ chống khủng bố sang chống lại một Trung Quốc đang quyết liệt ở khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương.

Vào tháng 3, Bộ Tư lệnh Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương của Hoa Kỳ đã đệ trình một danh sách mong muốn kéo dài 6 năm, trị giá 27,3 tỷ USD để tăng cường năng lực của mình. Việc rút quân khỏi Afghanistan có thể giải phóng thêm nguồn lực cho châu Á - Thái Bình Dương.

Chống lại Trung Quốc đặt ra một thách thức khác xa với việc chống lại chủ nghĩa khủng bố theo hai cách. Thứ nhất, các lực lượng Hoa Kỳ không phải lo lắng về việc kiểm soát các vùng biển như trong khi chống lại các tổ chức khủng bố. Nhưng việc ngăn chặn các bước tiến trên biển của Trung Quốc sẽ cần đến tên lửa đất đối hạm và các thiết bị quân sự tiên tiến khác.

Các mốc thời gian để ứng phó với một cuộc khủng hoảng cũng sẽ ngắn hơn nhiều. Mỹ có thể dành thời gian chuẩn bị quân đội cho các hoạt động chống khủng bố, nhưng Trung Quốc có khả năng và chiến lược tấn công đầu tiên để đảm bảo các mục tiêu quân sự một cách nhanh chóng.

Theo Bộ Tư lệnh Ấn Độ - Thái Bình Dương, Mỹ hiện sẽ mất khoảng ba tuần để di chuyển các đơn vị từ bờ biển phía tây sang phía tây Thái Bình Dương - một điều bất lợi trong bất kỳ cuộc đụng độ tiềm tàng nào với Bắc Kinh.

Để tăng khả năng răn đe đối với Trung Quốc, Bộ tư lệnh Ấn Độ - Thái Bình Dương có kế hoạch tạo ra một mạng lưới tên lửa xuyên suốt cái gọi là chuỗi đảo đầu tiên phía tây Thái Bình Dương, kéo dài từ Okinawa của Nhật Bản đến Philippines. Theo kịch bản này, tên lửa chống hạm và phòng không sẽ tấn công các lực lượng Trung Quốc để câu giờ cho quân tiếp viện từ Hoa Kỳ trong giai đoạn đầu của cuộc xung đột.

Với rất nhiều lý do và sự đòi hỏi cao như vậy, Mỹ không thể dàn trải lực lượng ở nhiều khu vực, trong đó việc rút quân khỏi Afghanistan như là một điều chỉnh chiến lược, dù họ cũng biết rằng điều này không hề dễ dàng bởi nó như một quyết định “bỏ rơi” quốc gia Trung Á này.  

Phan Nguyên

Tin khác

Hành trình đánh mất hình ảnh và danh tiếng của 'gã khổng lồ' Boeing

Hành trình đánh mất hình ảnh và danh tiếng của 'gã khổng lồ' Boeing

(CLO) Boeing từng nổi tiếng về độ an toàn và chất lượng không gì sánh bằng, là gã khổng lồ về kinh tế và là tấm gương sáng về sức mạnh công nghiệp của Mỹ. Nhưng tất cả chỉ là quá khứ.

Tiêu điểm Quốc tế
Vì sao Haiti chìm trong bạo lực băng đảng?

Vì sao Haiti chìm trong bạo lực băng đảng?

(CLO) Những ngày qua, Haiti rơi vào cuộc khủng khoảng tồi tệ khi các băng đảng kiểm soát nhiều vùng của đất nước, cướp bóc, bắn giết và đe dọa lật đổ thủ tướng Ariel Henry - người đang mắc kẹt ở nước ngoài.

Tiêu điểm Quốc tế
Bom dẫn đường mới của Nga gây thiệt hại nặng nề cho Ukraine trên chiến tuyến

Bom dẫn đường mới của Nga gây thiệt hại nặng nề cho Ukraine trên chiến tuyến

(CLO) Nga đã biến một loại vũ khí cơ bản thời Liên Xô thành một loại bom mang sức công phá lớn đến mức có thể tạo ra một miệng hố rộng 15 mét nhằm tiêu diệt hệ thống phòng thủ của Ukraine.

Tiêu điểm Quốc tế
Tại sao các nữ sinh liên tiếp bị bắt cóc ở miền bắc Nigeria?

Tại sao các nữ sinh liên tiếp bị bắt cóc ở miền bắc Nigeria?

(CLO) Sự kiện các tay súng bắt cóc 287 học sinh tiểu học ở tây bắc Nigeria hôm 7/3 chỉ là vụ mới nhất trong một loạt các vụ việc tương tự tại quốc gia châu Phi này trong 1 thập kỷ qua.

Tiêu điểm Quốc tế
Tròn 10 năm MH370 mất tích, cơ hội tìm thấy chiếc máy bay xấu số vẫn còn?

Tròn 10 năm MH370 mất tích, cơ hội tìm thấy chiếc máy bay xấu số vẫn còn?

(CLO) Đã 10 năm kể từ khi chuyến bay chở khách MH370 của Malaysia Airlines biến mất vào ngày 8/3/2014, cho đến nay nó vẫn là một trong những bí ẩn hàng không lớn nhất trên toàn cầu.

Tiêu điểm Quốc tế