(CLO) Nepal đã ghi nhận số ca mắc Covid-19 tăng vọt những ngày gần đây, khiến các bệnh viện quá tải và Thủ tướng của nước này đang phải yêu cầu sự giúp đỡ từ cộng đồng quốc tế. Với tình hình nguy cấp hiện nay, Nepal có thể hứng chịu làn sóng Covid-19 tiếp theo nếu không có biện pháp quyết liệt.
Thân nhân của một người chết vì Covid-19 để tang tại một lò hỏa táng ở Kathmandu, Nepal, vào ngày 30/4/2021 - Ảnh: CNN
Hiện Nepal báo cáo khoảng 20 trường hợp Covid-19 mỗi ngày trên 100.000 dân - con số tương tự như Ấn Độ đã báo cáo hai tuần trước.
Cuối tuần qua, 44% các xét nghiệm Covid của Nepal cho kết quả dương tính, theo số liệu của chính phủ do Liên đoàn Chữ thập đỏ và Trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế (IFRC) trích dẫn, và điều này đã cảnh báo về một cuộc khủng hoảng sắp xảy ra.
Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ Nepal, Tiến sĩ Netra Prasad Timsina, cho biết trong một tuyên bố: "Những gì đang xảy ra ở Ấn Độ lúc này là một hình ảnh kinh hoàng về tương lai của Nepal nếu chúng ta không thể ngăn chặn đợt bùng phát Covid mới nhất đang cướp đi sinh mạng của nhiều người hơn".
Sự lây lan nhanh chóng của virus Corona đã làm dấy lên lo ngại rằng, Nepal đang đứng trước bờ vực của một cuộc khủng hoảng cũng tàn khốc không kém gì Ấn Độ, nếu không muốn nói là tồi tệ hơn.
Nepal có một hệ thống y tế yếu ớt, với tỷ lệ bác sĩ trên đầu người ít hơn Ấn Độ và tỷ lệ tiêm chủng cũng thấp hơn so với nước láng giềng. Tỷ lệ dương tính cao trong các xét nghiệm Covid-19 của quốc gia này cho thấy họ không kiểm soát được đầy đủ các trường hợp nhiễm bệnh.
Các sự kiện công cộng lớn, bao gồm lễ hội, tụ họp chính trị và đám cưới, đã tạo điều kiện cho sự lây lan rộng rãi, cùng với sự tự mãn của công chúng và hành động được cho là chậm chạp của chính phủ.
Tiến sĩ Samir Adhikari, phát ngôn viên của Bộ Y tế và Dân số Nepal, cho biết: “Tình hình đang trở nên tồi tệ hơn từng ngày và nó có thể vượt quá tầm kiểm soát trong tương lai”.
Mặc dù Nepal đã thắt chặt biên giới và áp đặt các đợt phong tỏa ở những khu vực bị ảnh hưởng nghiêm trọng nhất trong đó có cả thủ đô Kathmandu, nhưng một số chuyên gia lo ngại rằng điều đó không đủ để ngăn chặn virus lây lan qua thủ đô và thậm chí đến tận những điểm cắm trại trên đỉnh Everest.
Nhhiều nhân viên y tế Nepal trong bộ đồ bảo hộ cá nhân hỏa táng thi thể nạn nhân Covid-19 gần đền Pashupatinath ở Kathmandu, Nepal, ngày 3/5/2021 - Ảnh: CNN
Tình trạng kiểm soát lỏng lẻo qua biên giới
Chỉ một tháng trước, quốc gia 31 triệu dân thuộc dãy Himalaya này đã báo cáo khoảng 100 ca mỗi ngày. Bây giờ, con số đã là hơn 8.600 trường hợp.
Một số người đã đổ lỗi cho điều đó là do làn sóng thứ hai đang hoành hành của Ấn Độ tràn sang Nepal, quốc gia có đường biên giới dài và rộng mở với nước láng giềng.
Người Nepal không cần xuất trình hộ chiếu hoặc thẻ căn cước để nhập cảnh khi về nước, trong khi người Ấn Độ cũng không gặp nhiều khó khăn để nhập cảnh vào Nepal. Vì thế, lưu lượng người đi lại qua biên giới rất cao khi nhiều người Nepal có doanh nghiệp ở Ấn Độ và ngược lại.
Trong những tuần gần đây, một số người Ấn Độ đã tháo chạy khỏi làn sóng thứ hai tại đất nước họ, với hy vọng được tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe ở Nepal hoặc trốn sang nước thứ ba, Tiến sĩ Adhikari cho biết. Ông nói thêm: “Rất khó để ngăn chặn mọi hoạt động di chuyển giữa hai nước”.
Trong những ngày gần đây, Nepal đã thắt chặt các quy tắc đó. Theo Bộ trưởng Ngoại giao Nepal, Pradeep Kumar Gyawali, công dân Nepal hiện chỉ có thể đi qua Ấn Độ tại 13 trong số 35 điểm biên giới. Nhưng những người trở về cần được kiểm tra tại biên giới, theo Shankar Bahadur Bista, trợ lý quận trưởng của quận Banke, nơi giáp biên giới với Ấn Độ. Bất kỳ ai có kết quả xét nghiệm âm tính đều có thể về nhà, nhưng các trường hợp dương tính phải vào cơ sở cách ly hoặc bệnh viện, ông nói thêm.
Tuy nhiên, Tiến sĩ Sameer Mani Dixit, một nhà khoa học nghiên cứu sức khỏe cộng đồng có trụ sở tại Nepal, nói rằng các biện pháp đó đã đến quá muộn khi virus đã lây lan rất mạnh trong nước.
Những người sùng đạo Nepal tham dự ngày đầu tiên của lễ Biska hay Bisket Jatra tại Taumadi, Bhaktapur, Nepal vào ngày 10 tháng 4 năm 2021 - Ảnh: CNN
Các cuộc tụ họp quy mô lớn
Cuộc khủng hoảng của Nepal bắt đầu gia tăng vào đầu tháng 4, khi Thủ tướng K. P. Sharma Oli của nước này giới thiệu một phương pháp điều trị virus Corona khác chưa được chứng minh.
Ông Oli cho biết căn bệnh này có thể được điều trị bằng cách súc miệng bằng lá ổi và cho biết thêm vào năm ngoái rằng người Nepal có hệ thống miễn dịch mạnh hơn do ăn gia vị hàng ngày.
Khi tháng 4 trôi qua, người Nepal tụ tập để tham gia các lễ hội tôn giáo tại nhà và qua biên giới ở Ấn Độ, nơi những người sùng đạo Nepal tổ chức cùng những người theo đạo Hindu, những người đã tắm ở sông Hằng trong lễ hội Kumbh Mela thuộc Ấn Độ giáo, một trong những sự kiện tôn giáo lớn nhất thế giới.
Nhiều người Nepal trong đó có cả cựu Quốc vương Nepal Gyanendra Shah và Hoàng hậu Komal Shah đã phải nhập viện do nhiễm Covid-19 khi họ trở về Nepal, theo một thông báo từ Bệnh viện Quốc tế Norvic ở Kathmandu.
Cùng lúc đó, hàng nghìn người Nepal đã tập trung tại thủ đô Kathmandu để kỷ niệm lễ hội tôn giáo lớn có tên Pahan Charhe. Nhiều người khác lại đến Bhaktapur, một thành phố gần đó để tham gia Lễ hội năm mới Bisket Jatra, bất chấp chính quyền khuyến cáo nguy cơ lây lan dịch bệnh.
Từ 24/4 đến 29/4, Nepal ghi nhận số ca nhiễm tăng gấp đôi, từ 2.400 lên hơn 4.800 ca nhiễm. Chính phủ của Thủ tướng Oli đã áp lệnh phong tỏa ở Thủ đô trong 2 tuần, nhưng Bộ Y tế nước này cho biết các bệnh viện đã quá tải khi số ca nhiễm đã vượt tầm kiểm soát của hệ thống y tế.
Người dân Nepal đến một bến xe buýt đông đúc, mua vé xe để trở về làng của họ một ngày trước khi Kathmandu bị phong tỏa - Ảnh: CNN
Viễn cảnh tồi tệ
Nepal là một trong những quốc gia nghèo nhất trên thế giới và điều đó được phản ánh qua hệ thống chăm sóc sức khỏe của nước này. Theo kế hoạch ứng phó với Covid-19 của chính phủ từ tháng 5 năm ngoái, cả nước chỉ có 1.595 giường chăm sóc đặc biệt và 480 máy thở cho khoảng 30 triệu dân.
Số liệu của Ngân hàng Thế giới cho biết, nước này cũng thiếu bác sĩ, với chỉ 0,7 bác sĩ trên 100.000 dân, thấp hơn con số 0,9 của Ấn Độ. Nhiều nhân viên y tế nghỉ dài hạn được gọi trở lại để giúp đối phó cuộc khủng hoảng, trong khi Quân đội Nepal chỉ đạo các nhân viên y tế đã nghỉ hưu sẵn sàng bị triệu hồi.
Theo Trung tâm Điều hành Khẩn cấp Y tế Nepal (HEOC), tính đến thứ Bảy (1/5), đã có tình trạng thiếu giường bệnh tại 22 trong số 77 huyện của trên cả nước. Thành phố biên giới Nepalgunj báo cáo tình trạng quá tải đến mức “nguy cấp” và cảnh báo điều tương tự có thể xảy ra ở những nơi khác.
Khi Ấn Độ bị vùi dập bởi làn sóng thứ hai khủng khiếp của virus Corona, chính phủ Nepal dường như đang hành động. Tuần trước, họ đã đặt hàng 20.000 bình oxy từ nước ngoài, khi nhu cầu về oxy y tế tăng gấp ba lần, theo phát ngôn viên của Bộ Y tế, Tiến sĩ Jageshwor Gautam.
Hôm thứ Ba (4/5), quân đội Nepal đã bắt đầu mở rộng các cơ sở chăm sóc sức khỏe ở khu vực biên giới với Ấn Độ, để phục vụ cho số lượng lớn người lao động Nepal về nước. Một trung tâm cách ly 200 giường đang được bổ sung, cùng với 2.000 giường, cho một cơ sở ở tỉnh Sudurpashchim, nơi các quan chức đang báo cáo tình trạng thiếu bình khí oxy.
Hiện Nepal có tỷ lệ dương tính cao gấp đôi so với Ấn Độ, cho thấy một số lượng lớn số ca nhiễm không bị phát hiện. Đến nay, khoảng 7,2% dân số Nepal mới được tiêm chủng ít nhất 1 liều, thấp hơn so với 10% của Ấn Độ. Mặc dù chính phủ đã áp đặt phong tỏa Kathmandu trong 2 tuần, nhưng trước khi có hiệu lực, một số công nhân nhập cư từ Ấn Độ đã trở về nhà. Các khu dân cư thường có đông người già và việc chăm sóc sức khỏe hạn chế làm dấy lên lo ngại rằng những người di cư có thể đã lây lan virus đến các vùng sâu vùng xa.
Còn quá sớm để nói liệu việc di chuyển trước khi phong tỏa có dẫn đến một đợt bùng phát số ca nhiễm khác hay không, và việc cấm tất cả các chuyến bay quốc tế từ ngày 6/5, cũng như áp đặt các quy tắc hạn chế tụ tập ở 46 trong số 77 quận trên cả nước có ngăn chặn được sự lây nhiễm trong cộng đồng hay không, song một viễn cảnh tồi tệ đang ở phía trước khi mà trong những tuần tới nhiều lễ hội đang đến gần và khi mà người dân Nepal sùng đạo có thể bỏ qua các cảnh báo dù các nhà tổ chức cho biết họ sẽ áp dụng các biện pháp giãn cách xã hội và bắt buộc đeo khẩu trang.
Ông Gautam, Bộ Y tế Ấn Độ, dự đoán mọi người có thể không tuân theo lệnh giới nghiêm và phong tỏa khi lễ hội Rato Macchidranath ở gần Kathmandu sẽ bắt đầu vào cuối tháng 5.
"Một số lễ hội sắp diễn ra trong giai đoạn hạn chế này, nhưng chính phủ không có hoàn cảnh để nhắc nhở về bất cứ điều gì", Gautam nói và thêm rằng tình hình hiện đang nằm trong tay người dân Nepal. "Chúng tôi mệt mỏi với việc nói mọi người tuân theo các biện pháp an toàn".
(CLO) Trong nhiều thập kỷ, một bộ hóa thạch được tìm thấy tại một mỏ đá ở Nhật Bản từng được xem là bằng chứng lâu đời nhất về sự hiện diện của con người trên quần đảo này. Tuy nhiên, một nghiên cứu mới đây đã lật ngược giả thuyết đó — tiết lộ rằng những bộ xương cổ xưa thực chất không thuộc về con người, mà là của một con gấu nâu thời tiền sử.
(CLO) Rạng sáng 6/4 (giờ Việt Nam), PSG đã khép lại cuộc đua vô địch Ligue 1 một cách đầy ấn tượng khi đánh bại Angers tỷ số 1-0 trên sân nhà, qua đó có lần thứ tư liên tiếp bước lên ngôi cao nhất nước Pháp.
(CLO) Rạng sáng 6/4 (giờ Việt Nam), Real Madrid để thua đáng tiếc 1-2 trước Valencia ngay tại sân nhà, với những tình huống gây tranh cãi, trong đó nổi bật là cú sút penalty hỏng của Vinicius Junior.
(CLO) Chiều 5/4, trong khuôn khổ chương trình đại lễ giỗ Quốc Tổ Hùng Vương năm 2025, tại Khu di tích lịch sử - văn hóa Đại Hùng (phường Đậu Liêu, thị xã Hồng Lĩnh), lãnh đạo các huyện, thành phố, thị xã trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh đã trang trọng tổ chức lễ dâng lễ vật lên Đức Thủy tổ Kinh Dương Vương và các Vua Hùng.
(CLO) Khởi tố Quang Linh Vlog và Hằng Du mục cùng 3 bị can khác vì có dấu hiệu các hành vi sản xuất hàng giả là thực phẩm và lừa dối khách hàng, theo quy định tại Điều 193 và Điều 198 Bộ luật hình sự. Đây là hồi chuông cảnh tỉnh cho những hành vi quảng cáo sai sự thật, lừa dối người tiêu dùng.
(CLO) Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn, ngày 6/4, Bắc Bộ và khu vực Thanh Hoá đến Huế nhiều mây, có mưa nhỏ, riêng vùng núi Bắc Bộ cục bộ có mưa to. Khu vực Đà Nẵng đến Bình Thuận và Nam Bộ ngày nắng nóng, chiều tối có mưa dông vài nơi.
(CLO) Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đồng ý giao UBND tỉnh Bắc Giang là cơ quan chủ quản thực hiện Dự án đầu tư xây dựng cầu Vân Hà, kết nối xã Vân Hà, thị xã Việt Yên, tỉnh Bắc Giang với phường Hòa Long, thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh.
(CLO) Ngày 4/4, Tổng thống Mỹ Donald Trump chia sẻ một video về cuộc không kích gần đây vào lực lượng Houthi với dòng chú thích: "Họ sẽ không bao giờ đánh chìm tàu của chúng ta nữa".
(CLO) Ngày 05/4/2025, Cơ quan CSĐT Công an Nghệ An đã khởi tố vụ án hình sự: “Vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ” làm 01 người tử vong. Đối tượng sau khi gây tai nạn, điều khiển xe ô tô bỏ chạy và liên tiếp gây ra nhiều vụ tai nạn khiến 1 người tử vong, 2 người bị thương
(CLO) Ngày 5/4, truyền thông nhà nước Triều Tiên đưa tin nhà lãnh đạo Kim Jong Un đã trực tiếp thử nghiệm một khẩu súng bắn tỉa mới được phát triển, trong chuyến thị sát một đơn vị đặc nhiệm.
(CLO) Ngày 5/4/2025, tại Trung tâm Thông tin văn hóa Hồ Gươm (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội), Ban quản lý hồ Hoàn Kiếm và phố cổ Hà Nội phối hợp cùng họa sỹ Bùi Văn Toản tổ chức triển lãm nghệ thuật tranh kính vỡ với chủ đề "Sáng trong ngọc kính". Triển lãm trưng bày 08 tác phẩm tranh nghệ thuật, giới thiệu chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đại tướng Võ Nguyên Giáp cùng các vị Tổng Bí thư của Đảng Cộng sản Việt Nam qua các thời kỳ từ năm 1945 đến nay.
(CLO) Liên minh châu Âu chuẩn bị áp mức phạt hơn 1 tỷ USD đối với nền tảng X của tỷ phú Elon Musk, do vi phạm nghiêm trọng các quy định về nội dung và thông tin sai lệch.
(CLO) Hôm 4/4, ba nhà máy hóa chất tại Nga đồng loạt gặp sự cố khẩn cấp, khiến ít nhất ba người bị thương và hai cơ sở phải ngừng hoạt động do mất điện.
(NB&CL) Xúc động, biết ơn - đó là cảm xúc của người dân Myanmar cũng như giới chức nước này trước những nỗ lực chung tay cùng hỗ trợ trong thảm họa của Việt Nam. Trước đó, chiều ngày 30/3 - chưa đầy 2 ngày sau thảm họa tại Myanmar, đội cứu hộ của Bộ Quốc phòng và Bộ Công an Việt Nam gồm 106 người cùng hàng cứu trợ đã hạ cánh xuống sân bay Yangon.
(CLO) Chính phủ của tân Thủ tướng Canada Mark Carney đã có động thái đáp trả mạnh mẽ đối với chính sách thuế quan của Tổng thống Mỹ Donald Trump. Không chỉ gây ra khó khăn cho Mỹ, mà động thái còn cho thấy Canada sẽ không khuất phục trước sức ép của ông Trump.
(CLO) Tổng thống Mỹ Donald Trump đã “bật đèn xanh” cho chương trình tiêm kích F-47, chiếc máy bay mà ông mô tả rằng “đáng gờm nhất từng được chế tạo”. Vậy F-47 mạnh cỡ nào, nhất là khi so sánh với so với những máy bay tàng hình mà Nga và Trung Quốc đang phát triển?
(CLO) Ngày 24/3 vừa rồi, vòng đàm phán thứ hai giữa Nga và Mỹ đã diễn ra tại Riyadh (Ả Rập Xê Út), nơi chứng kiến vai trò ngoại giao con thoi của Mỹ nhằm tìm kiếm tiếng nói chung giữa Nga và Ukraine.
(CLO) “Ngừng bắn” có lẽ là từ khóa được truyền thông và giới chuyên gia nhắc đến nhiều nhất trong những ngày gần đây. Câu hỏi được đặt ra ở đây là các bên trong cuộc xung đột sẽ kiểm soát quá trình này như thế nào?
(CLO) Việc Trung Quốc ngày càng mở rộng ảnh hưởng và tăng cường đầu tư vào các mỏ tại châu Phi đang làm dấy lên lo ngại ở Mỹ về nguy cơ thất thế trong cuộc đua giành khoáng sản quan trọng ở châu lục này.
(CLO) Một cuộc chiến tranh hạt nhân do AI khởi xướng nghe có vẻ giống trong phim khoa học viễn tưởng. Nhưng nhiều nhà khoa học và chính trị gia hàng đầu thế giới cho rằng không phải vậy.
(CLO) Cộng đồng quốc tế đã kỳ vọng nhiều hơn vào cuộc điện đàm thứ hai giữa hai nhà lãnh đạo Mỹ và Nga so với cuộc điện đàm đầu tiên. Điều này được thúc đẩy bởi sự lạc quan trong mối quan hệ Mỹ-Nga và diễn biến các cuộc đàm phán giữa Mỹ và Ukraine tại Ả Rập Xê Út.
(CLO) Trung Quốc đang nỗ lực phát triển máy bay thân rộng để cạnh tranh với Airbus và Boeing, dù kế hoạch của Bắc Kinh có thể phụ thuộc vào sự hợp tác từ các nhà quản lý và nhà cung cấp phương Tây.