Thách thức chính sách đối ngoại hàng đầu của Biden: Đài Loan và Biển Đông

Thứ bảy, 13/02/2021 10:30 AM - 0 Trả lời

(CLO) Chính quyền của Tổng thống Joe Biden đang phải đối mặt với một loạt vấn đề khó khăn. Trong chính sách đối ngoại, điều đau đầu nhất là mối quan hệ với Trung Quốc mà vấn đề Biển Đông và Đài Loan đang trở thành thách thức lớn trong năm 2021.

Đài Loan và Biển Đông là thách thức ngoại giao lớn nhất đối với Tổng thống Joe Biden - Ảnh: Reuters/Nikkei

Đài Loan và Biển Đông là thách thức ngoại giao lớn nhất đối với Tổng thống Joe Biden - Ảnh: Reuters/Nikkei

Bài liên quan

Ông Joe Biden đã phải tiếp quản một mối quan hệ tồi tệ giữa Mỹ và Trung Quốc. Rào cản đầu tiên đối với tân Tổng thống Mỹ là bầu không khí thù địch do chính quyền Trump tạo ra. Với việc coi Trung Quốc là kẻ thù lớn nhất của Hoa Kỳ trên toàn thế giới, cựu Ngoại trưởng Mike Pompeo tạo ra thế đối đầu nguy hiểm giữa hai siêu cường thế giới.

Chưa kể, cựu Tổng thống Donald Trump còn làm trầm trọng thêm căng thẳng giữa Washington và Bắc Kinh khi khơi mào cuộc chiến thương mại, chỉ trích nguồn gốc đại dịch và nhiều tranh chấp đã kéo dài hơn 70 năm. Những đáp trả từ cả hai phía đẩy mối quan hệ hai bên xuống mức xấu nhất sau hơn 4 thập kỷ.

Cách chính quyền mới của Mỹ xử lý các vấn đề thương mại, an ninh và nhân quyền có thể khiến hai quốc gia cắt đứt mối quan hệ hợp tác hoặc kéo Hoa Kỳ vào một cuộc chiến tranh lạnh tốn kém và không thể tránh khỏi, điều sẽ làm ảnh hưởng tới việc ngăn chặn các mối đe dọa hiện hữu như biến đổi khí hậu và chiến tranh hạt nhân.

Với sự kết thúc của “chủ nghĩa Trump”, nhiều người lạc quan hy vọng mối quan hệ giữa hai nước sẽ được cải thiện. Tuy nhiên, đây là điều không hề dễ dàng. Các cuộc thăm dò ở hai quốc gia cho thấy sự đối kháng ngày càng tăng trong quan điểm của cả hai siêu cường về nhau và sự gia tăng chủ nghĩa dân tộc có thể khó kiểm soát.

Hầu hết người Trung Quốc cho rằng Mỹ quyết tâm cô lập đất nước của họ, bao vây nước này bởi các đồng minh và ngăn nước này trở thành cường quốc thế giới. Trong khi đó, nhiều người Mỹ nghĩ rằng Trung Quốc là một “kẻ bắt nạt độc tài”, đã cướp đi của họ những công việc được trả lương cao.

Có một số lượng sự thật nhất định trong cả hai quan điểm. Vấn đề của cả Mỹ và Trung Quốc sẽ là làm thế nào để thương lượng khi hai bên tồn một số khác biệt thực sự.

Vấn đề Biển Đông

Trong phần lớn lịch sử nhân loại được ghi lại, Trung Quốc là nền kinh tế hàng đầu thế giới. Nhưng bắt đầu từ cuộc Chiến tranh nha phiến lần thứ nhất vào năm 1839, các cường quốc thuộc địa Anh, Pháp, Nhật, Đức và Mỹ đã tiến hành 5 cuộc chiến lớn và nhiều cuộc chiến nhỏ với Trung Quốc, chiếm các cảng và áp đặt các hiệp định thương mại.

Người Trung Quốc chưa bao giờ quên những năm đen tối đó, và bất kỳ cách tiếp cận ngoại giao nào không tính đến lịch sử đó đều có khả năng thất bại.

Điểm khó khăn nhất và nguy hiểm nhất hiện nay là Biển Đông, vùng nước rộng 1,4 triệu dặm vuông giáp với phía nam Trung Quốc, Việt Nam, Indonesia, Borneo, Brunei, Đài Loan và Philippines. Không chỉ là tuyến đường giao thương lớn, Biển Đông còn giàu tài nguyên thiên nhiên.

Trung Quốc tuyên bố sở hữu phần lớn vùng biển và bắt đầu từ năm 2014, bắt đầu xây dựng các căn cứ quân sự trên các chuỗi đảo và rạn san hô nằm rải rác trong khu vực Biển Đông. Đối với các quốc gia có biên giới biển với Trung Quốc, những yêu sách từ căn cứ lịch sử thiếu thuyết phục, đe dọa các nguồn tài nguyên ngoài khơi gây ra mối đe dọa an ninh tiềm tàng.

Kể từ khi Thế chiến thứ hai kết thúc, người Mỹ đã là cường quốc thống trị trong khu vực và không có ý định từ bỏ quyền nắm giữ của họ. Thậm chí, người Mỹ đang tăng cường sự hiện diện ở khu vực này với chính sách “xoay trục châu Á” được bắt đầu từ thời cựu Tổng thống Barack Obama và được củng cố và tăng cường dưới thời ông Donald Trump.

Biển Đông là vùng biển quốc tế nằm ở phía nam của Trung Quốc và nó từng là cửa ngõ cho những kẻ xâm lược trong quá khứ. Người Trung Quốc chưa bao giờ đe dọa ngăn chặn hoạt động thương mại trong khu vực vì phần lớn giao thông là hàng hóa Trung Quốc, nhưng một hành động tương tự khiến họ lo ngại về an ninh.

Hoa Kỳ có 5 căn cứ quân sự lớn ở Philippines, 40 căn cứ ở Nhật Bản và Hàn Quốc, và Hạm đội 7 của họ - đóng tại Yokosuka, Nhật Bản - là lực lượng hải quân lớn nhất của Washington.

Hoa Kỳ cũng đã tập hợp một liên minh gồm Australia, Nhật Bản và Ấn Độ với tên gọi là Quad hay “Bộ tứ an ninh”, để điều phối các hành động chung. Các hoạt động bao gồm các cuộc tập trận Malabar hàng năm mô phỏng tình huống chặn nguồn cung cấp năng lượng qua Biển Đông bằng cách đóng cửa eo biển Malacca giữa Malaysia và đảo Sumatra của Indonesia.

Chiến lược quân sự của Hoa Kỳ trong khu vực, có tiêu đề "Trận chiến trên không", nhằm kiểm soát bờ biển phía nam của Trung Quốc, ngăn chặn sự chỉ huy và tiêu diệt lực lượng tên lửa hạt nhân của họ. Động thái chống trả của Trung Quốc là chiếm các đảo và đá ngầm để đặt các tàu ngầm và tàu nổi của Hoa Kỳ trong tầm hỏa lực, một chiến lược được gọi là “Từ chối khu vực”.

Mặc dù phát quyết của Tòa Trọng tài năm 2016 khẳng định tuyên bố chủ quyền ở hầu hết Biển Đông là không có giá trị pháp lý, nhưng Trung Quốc sẽ kiên quyết thể hiện sức mạnh và sự hiện diện ở khu vực này, bởi đối với Bắc Kinh, biển là một biên giới dễ bị tổn thương.

Đây chính là điều mà chính quyền Trump trước đây liên tiếp chọc vào “nỗi đau” bởi những chuyến đi mà Hải quân Mỹ nói là “đảm bảo tự do hàng hải” ở vùng Biển Đông. Có điều, trò đi trên dây luôn mạo hiểm với những tai nạn bất ngờ.

Hành động đảm bảo tự do hàng hải của Mỹ ở Biển Đông và eo biển Đài Loan tiềm ẩn nhiều nguy hiểm giữa Mỹ và Trung Quốc - Ảnh: Reuters

Hành động đảm bảo tự do hàng hải của Mỹ ở Biển Đông và eo biển Đài Loan tiềm ẩn nhiều nguy hiểm giữa Mỹ và Trung Quốc - Ảnh: Reuters

Căng thẳng qua eo biển Đài Loan

Căng thẳng qua eo biển Đài Loan bắt nguồn từ cuộc nội chiến Trung Quốc giữa những người cộng sản và những người theo chủ nghĩa dân tộc, trong đó người Mỹ ủng hộ bên thua cuộc. Khi những người theo chủ nghĩa dân tộc bị đánh bại rút lui đến Đài Loan vào năm 1949, Hoa Kỳ đã giúp bảo vệ hòn đảo, công nhận Đài Loan là Trung Quốc và ngăn cản Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa trở thành thành viên Liên hợp quốc.

Sau chuyến công du của Tổng thống Hoa Kỳ Nixon tới Trung Quốc năm 1972, hai nước đã ký một số thỏa thuận về Đài Loan. Washington chấp nhận rằng Đài Loan là một phần của Trung Quốc, nhưng Bắc Kinh sẽ không sử dụng vũ lực để tái thống nhất hòn đảo với lục địa. Người Mỹ cũng đồng ý không có quan hệ chính thức với Đài Bắc hoặc cung cấp vũ khí quân sự “đáng kể” cho Đài Loan.

Tuy nhiên, trong những năm qua, những thỏa thuận đó đã rạn nứt, đặc biệt là dưới thời chính quyền của Bill Clinton.

Năm 1996, căng thẳng giữa Đài Loan và đại lục đã dẫn đến một số hành động gây căng thẳng của Bắc Kinh. Quyết định của Quốc hội Mỹ cử một nhóm tác chiến hàng không mẫu hạm qua eo biển Đài Loan - vùng biển quốc tế - được xem là một động thái khiêu khích và thúc đẩy Trung Quốc phải hiện đại hóa quân đội nếu muốn bảo vệ bờ biển của mình.

Có một điều trớ trêu nhất định ở đây. Trong khi người Mỹ cho rằng việc hiện đại hóa hải quân Trung Quốc là một mối đe dọa, thì chính các hành động của Mỹ trong cuộc khủng hoảng eo biển Đài Loan đã khiến Trung Quốc lo sợ về một chương trình thất bại nhằm xây dựng lực lượng hải quân hiện đại đó, dẫn đến áp dụng chiến lược “Từ chối khu vực” – nâng cấp các đảo, đá ngầm làm căn cứ.

Trong 4 năm cầm quyền, chính quyền Trump cũng góp phần làm trầm trọng thêm căng thẳng giữa hai bên. Mỹ đã cử các thành viên cấp cao trong Nội các tới Đài Bắc, gần đây còn bán cho hòn đảo này 66 máy bay ném bom chiến đấu F-16, và hiện thường xuyên gửi tàu chiến đi qua eo biển Đài Loan.

Trong mắt Bắc Kinh, tất cả những hành động này đều vi phạm các thỏa thuận liên quan đến Đài Loan và trên thực tế phủ nhận yêu sách của Trung Quốc đối với tỉnh ly khai.

Đó là một hành động nguy hiểm. Người Trung Quốc tin rằng Mỹ có ý định bao vây họ bằng quân đội và liên minh Quad, dù liên minh này đã được ‘làm mới’ nhưng nó cũng không liên minh trước đây là bao.

Có thể Ấn Độ đang xích lại gần người Mỹ, song Trung Quốc là đối tác thương mại lớn của họ và New Delhi sẽ không dễ gây chiến vì vấn đề eo biển Đài Loan. Nền kinh tế của Australia cũng gắn chặt với Trung Quốc giống như của Nhật Bản. Các mối quan hệ thương mại mạnh mẽ và phụ thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia không ngăn cản họ đi đến chiến tranh, nhưng nó là một vật cản lớn đối với các quyết định mạo hiểm.

Đối với quân đội Hoa Kỳ: hầu như tất cả ý tưởng của trò chơi chiến tranh qua eo biển Đài Loan đều cho thấy kết quả rất có thể là một thất bại của Mỹ.

Một tàu đổ bộ của Mỹ tập trận ở Biển Đông - Ảnh: USArmy

Một tàu đổ bộ của Mỹ tập trận ở Biển Đông - Ảnh: USArmy

Thách thức và lựa chọn

Một cuộc chiến như vậy sẽ rất thảm khốc, gây tổn thương sâu sắc cho hai nền kinh tế lớn nhất thế giới và thậm chí có thể dẫn đến điều không thể tưởng tượng được - một cuộc chiến hạt nhân. Vì Trung Quốc và Mỹ không thể "đánh bại" nhau theo bất kỳ nghĩa nào của từ đó, nên có vẻ như một ý tưởng tốt là dừng lại và tìm ra những gì cần làm đối với Biển Đông và Đài Loan.

Các yêu sách của Trung Quốc đối với các phần lớn Biển Đông là không hợp pháp, nhưng nước này có những lo ngại về an ninh chính đáng. Và xét từ các quan điểm của Ngoại trưởng Anthony Blinken và Cố vấn An ninh Quốc gia Jake Sullivan, có lý do cho những lo ngại đó. Cả hai đều có thái độ “diều hâu” với Trung Quốc, và ông Sullivan tin rằng Bắc Kinh đang “theo đuổi sự thống trị toàn cầu”.

Trung Quốc đang hiện đại hóa quân đội nhưng chỉ bằng khoảng 1/3 số tiền mà Mỹ bỏ ra. Trung Quốc đang trỗi dậy nhưng không cố gắng xây dựng một hệ thống đồng minh như Mỹ; không có chủ trương truyền bá mô hình của mình ra phần còn lại của thế giới. Mâu thuẫn giữa Mỹ và Trung Quốc không giống như “Chiến tranh Lạnh” giữa Mỹ và Liên Xô, những khác biệt giữa họ không phải là ý thức hệ, mà là những khác biệt nảy sinh khi hai hệ thống thể chế khác nhau cạnh tranh để giành thị trường.

Sự trỗi dậy của Trung Quốc chưa thể gây ra mối đe dọa quân sự ngay lập tức cũng như chiếm vị trí số một thế giới của Mỹ, nhưng tham vọng trở thành cường quốc thống trị trong khu vực và muốn bán rất nhiều thứ, từ ô tô điện đến tấm pin mặt trời của Trung Quốc khiến người Mỹ lo ngại và thận trọng, bởi thái độ ngày càng cứng rắn bởi chủ nghĩa dân tộc đang phát triển mạnh mẽ ở lục địa.

Đây chính là thách thức lớn mà ông Joe Biden không dễ tìm ra biện pháp. Những áp lực liên tục không hẳn sẽ tạo ra bước ngoặt để giải quyết những bất đồng và xung đột. Chỉ khi cả hai cùng thực hiện một số động thái chấp nhận nhượng bộ.

Tổng thống Joe Biden có 4 năm để giải bài toán Trung Quốc, nhưng Trung Quốc cũng có 4 năm để đối phó với thách thức từ Joe Biden, như đã làm với Donald Trump. Không dễ để đưa ra dự đoán cho phương trình này, nhưng có một điều dễ nhận thấy là sẽ ít có những cú sốc hay các quyết định mạo hiểm từ một Tổng thống chủ trương ôn hòa như Joe Biden.

Phan Nguyên

Tin khác

Tại sao Iran và Israel từ đồng minh trở thành đối thủ?

Tại sao Iran và Israel từ đồng minh trở thành đối thủ?

(CLO) Cuộc tấn công và trả đũa giữa Israel và Iran những ngày qua một lần nữa nhắc nhở về sự thù địch giữa hai quốc gia này. Nhưng có thể nhiều người không nhớ, Iran và Israel trước đây từng là những đồng minh thân thiết hiếm có.

Tiêu điểm Quốc tế
Hệ thống phòng thủ nhiều lớp của Israel đã đánh chặn tên lửa Iran như thế nào?

Hệ thống phòng thủ nhiều lớp của Israel đã đánh chặn tên lửa Iran như thế nào?

(CLO) Các quan chức Israel và Mỹ cho biết hầu hết tên lửa đạn đạo và máy bay không người lái (UAV) mà Iran phóng vào Israel hôm 13/4 đều bị đánh chặn, cho thấy hệ thống phòng thủ tên lửa đa lớp đáng gờm của hai đối tác đồng minh.

Tiêu điểm Quốc tế
Nghiên cứu phát hiện ghép tạng làm thay đổi tính cách!

Nghiên cứu phát hiện ghép tạng làm thay đổi tính cách!

(CLO) Ghép tạng có thể cứu được mạng sống, nhưng cũng có thể gây ra những thay đổi sâu sắc về tính cách, theo một nghiên cứu gần đây cho thấy.

Tiêu điểm Quốc tế
Hội nghị thượng đỉnh hòa bình toàn cầu về Ukraine: Mong manh cơ hội hòa bình!

Hội nghị thượng đỉnh hòa bình toàn cầu về Ukraine: Mong manh cơ hội hòa bình!

(NB&CL) Thụy Sĩ và Ukraine đang mong đợi 80 - 100 quốc gia sẽ tham dự hội nghị thượng đỉnh hòa bình đầu tiên dự kiến diễn ra tại thành phố Lucerne, Thụy Sĩ, vào ngày 16 và 17/6 tới. Nhưng giữa mong đợi và hiện thực luôn là khoảng cách, nhất là với một vấn đề nan giải như cuộc xung đột Nga - Ukraine.

Tiêu điểm Quốc tế
Phát hiện mới về lão hóa và sự bất tử của nhà khoa học từng đoạt giải Nobel

Phát hiện mới về lão hóa và sự bất tử của nhà khoa học từng đoạt giải Nobel

(CLO) Kể từ thời xa xưa, con người đã cố gắng hết sức để tránh xa cái chết. Ngày nay, khi những tiến bộ khoa học biến những thứ tưởng chừng viễn tưởng thành hiện thực, chúng ta có tiến gần hơn đến việc kéo dài tuổi thọ hay thậm chí là sự bất tử không?

Tiêu điểm Quốc tế