Thảm họa COVID-19 phá hỏng giấc mộng toàn cầu của Ấn Độ

Thứ sáu, 07/05/2021 07:42 AM - 0 Trả lời

(CLO) Ấn Độ có truyền thống kiên cường, luôn hướng tới một nền độc lập, tự chủ trên mọi phương diện. Song, làn sóng COVID-19 thứ hai khủng khiếp đang khiến tham vọng vươn tầm thế giới của quốc gia Nam Á này bị ảnh hưởng. Chính phủ của Thủ tướng Narendra Modi đang đối mặt với thách thức chưa từng có.

Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi - Ảnh: IANS/PIB

Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi - Ảnh: IANS/PIB

Bài liên quan

Tư tưởng tự lực cánh sinh

Vào năm 2018, khi bang Kerala ở miền nam Ấn Độ bị lũ lụt tàn phá, Thủ tướng Modi đã từ chối hỗ trợ nước ngoài, theo tiền lệ xảy ra trong trận sóng thần ở châu Á năm 2004, khi đó Thủ tướng Manmohan Singh cũng đã từ chối tương tự.

Năm trước, Bộ trưởng Tài chính khi đó là Jaswant Singh, trong bài phát biểu về ngân sách của mình, đã tuyên bố rằng Ấn Độ không còn cần viện trợ nước ngoài, một học thuyết được mọi chính phủ tiếp theo tán thành và được nhiều người coi là dấu hiệu cho thấy Ấn Độ sắp bước ra sân khấu thế giới.

Trong khi Ấn Độ đang chiến đấu với làn sóng COVID-19 đầu tiên dưới một trong những cuộc phong tỏa khắc nghiệt nhất trên thế giới, Thủ tướng Modi vào tháng 6 năm 2020 đã tuyên bố một học thuyết mới về tự lực, gọi là Atmanirbhar Bharat, được cho là của Ấn Độ tương lai sẽ nằm ở việc tự chăm sóc và không bị phụ thuộc vào các quốc gia khác.

Điều này đánh dấu sự thay đổi toàn diện của ba thập kỷ toàn cầu hóa ở Ấn Độ. Quốc gia này đã mở cửa đối với thương mại và đầu tư quốc tế vào năm 1991, năm cải cách kinh tế của Ấn Độ, đánh dấu sự thay đổi so với thời kỳ hậu độc lập, đặc trưng bởi sự cô lập và kế hoạch hóa tập trung.

Vào tháng Giêng năm nay, sự lạc quan của ông Modi dường như không có giới hạn. Ông nói: "Trong thời kỳ khủng hoảng, Ấn Độ có thể phục vụ thế giới vì Ấn Độ ngày nay có khả năng về thuốc men và vắc xin, có khả năng tự cung tự cấp. Đây cũng là ý tưởng về một Ấn Độ tự chủ. Ấn Độ càng có năng lực thì càng phục vụ nhân loại và thế giới càng được hưởng lợi nhiều hơn".

Bắt chước hành động của Thủ tướng, vào đầu tháng 2/2021, khi có những dấu hiệu ban đầu về một làn sóng thứ hai có khả năng xảy ra, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Ấn Độ S. Jaishankar tự hào tuyên bố rằng, sự phục hồi của đất nước sau đại dịch là bằng chứng cho thấy động lực tự lực của Ấn Độ đang phát huy tác dụng.

Lúc này, Ấn Độ đang ở giữa đợt đại dịch thứ hai đầy tang thương mà không có cách nào xoay sở. Chính phủ của Thủ tướng Modi ban đầu hạ thấp mối đe dọa này và khẳng định chủ nghĩa ngoại lệ của Ấn Độ, bỏ qua những cảnh báo đáng tin cậy của các chuyên gia và thậm chí ủy ban quốc hội về làn sóng thứ hai đang được hình thành, khi tuyên bố chiến thắng sớm, cho cả công dân của họ và các nhà lãnh đạo thế giới.

Một phụ nữ suy sụp khi bệnh viện không cho cha cô nhập viện ở New Delhi vào ngày 29/4 - Ảnh: Hindustan Times/Getty Images

Một phụ nữ suy sụp khi bệnh viện không cho cha cô nhập viện ở New Delhi vào ngày 29/4 - Ảnh: Hindustan Times/Getty Images

Làn sóng COVID-19 thứ hai đánh sập tham vọng của Ấn Độ

Một dấu ấn của sự tự mãn này là vào cuối tháng Hai, chính phủ Ấn Độ chỉ đặt hàng 21 triệu liều vắc xin cho dân số gần 1,4 tỷ người, đồng thời tuyên bố là hiệu thuốc của thế giới và tham gia vào lĩnh vực ngoại giao vắc xin.

Sự chủ quan đã khiến Ấn Độ phải khuỵu ngã. Việc miễn cưỡng chấp nhận hỗ trợ quốc tế đánh dấu sự đảo ngược chính sách từ lâu về việc giảm hỗ trợ nước ngoài, khiến chính phủ của ông Modi trở thành mục tiêu chỉ trích từ phe đối lập, rằng tuyên bố của Thủ tướng về một Ấn Độ đã sẵn sàng tự lực cánh sinh là thái quá.

Trong những ngày gần đây, các nước bắt đầu hỗ trợ Ấn Độ sau khi nhận được tín hiệu ngầm rằng những lời đề nghị như vậy đang được hoan nghênh. Trong số các nhà tài trợ lớn, Nga, Mỹ, Pháp và Anh đã bắt đầu cung cấp các nguồn viện trợ khẩn cấp như máy tạo oxy, máy thở và các loại thuốc thiết yếu được sử dụng để điều trị COVID-19.

Ngay cả nước láng giềng nhỏ bé của Ấn Độ như Bhutan cũng đề nghị hỗ trợ hai máy tạo oxy. Làn sóng COVID-19 khủng khiếp dẫn đến nguồn cung cấp oxy cạn kiệt đến mức một số trường hợp tử vong gần đây là do thiếu oxy và lẽ ra có thể ngăn ngừa được nếu nguồn cung cấp dồi dào hơn.

Tình hình nghiêm trọng của Ấn Độ cho thấy sự phối hợp thiếu ăn ý giữa chính phủ liên bang và chính quyền tiểu bang trong bối cảnh hệ thống y tế chưa đủ sức đối phó với một cuộc khủng hoảng trên diện rộng, khi sự lây lan quá nhanh chóng của virus khiến các bệnh viện không đủ giường, thiếu bị y tế cần thiết và thậm chí cả các nhà xác cũng không thể xử lý tất cả số người đã chết.

Những gì diễn ra là bài học không chỉ với Ấn Độ, mà còn đối với các quốc gia trên thế giới. Cuộc khủng hoảng đặt ra thách thức trước mắt đối với quốc gia Nam Á trong việc quản lý cuộc khủng hoảng và nó cũng đặt ra những câu hỏi quan trọng về vai trò tương lai của Ấn Độ trên thế giới, Rupa Subramanya, nhà nghiên cứu và bình luận về kinh tế và thương mại quốc tế từ đại học Carleton University của Canada, nhận định.

Thủ tướng Narendra Modi bị phe đối lập chỉ trích vì chủ quan - Ảnh: Văn phòng Thủ tướng Ấn Độ

Thủ tướng Narendra Modi bị phe đối lập chỉ trích vì chủ quan - Ảnh: Văn phòng Thủ tướng Ấn Độ

Lời cảnh báo cho tất cả

Ở góc độ địa chính trị, Ấn Độ cần nỗ lực hơn để chứng tỏ là một đối tác đáng tin cậy và là một đối trọng có thể có đối với một Trung Quốc đang trỗi dậy, mà đầu tiên Ấn Độ cần thể hiện là phải kiểm soát tốt hơn những thách thức nội tại.

Điều này bộc lộ ở ngay việc báo chí địa phương phản ánh rằng, nhiều nguồn viện trợ được vận chuyển từ nước ngoài vẫn chưa được phân phối đến nơi cần thiết. Hơn nữa, với quy mô của cuộc khủng hoảng trong nước, việc chính phủ Ấn Độ đã chuyển liều lượng vắc xin dành cho xuất khẩu sang sử dụng trong nước đặt ra câu hỏi nghiêm túc về năng lực của Ấn Độ, với tư cách là nguồn cung cấp vắc xin trong tương lai, chuyên gia Rupa Subramanya, cây bình luận của tờ Washington Post và Nikkei Asian Review đánh giá.

Không phủ nhận Ấn Độ là một quốc gia có tiềm lực và sức cạnh tranh mạnh mẽ. Trong một thông báo mới nhất, Ngân hàng châu Á dự đoán Ấn Độ có thể tăng trưởng tới 11% trong giai đoạn 2021-2022 và điều này phản ánh nỗ lực từ chính phủ của Thủ tướng Modi với các chính sách kích thích kinh tế lớn. Tuy nhiên, sự trỗi dậy và niềm tự hào của quốc gia gần 1,4 tỷ dân được thể hiện không chỉ ở phương diện tài chính, nó còn cần được xây dựng trên quản lý hình ảnh và tiếp thị - điều mà Ấn Độ đang bị “đánh tụt” trong mắt cộng đồng quốc tế.

Thực tế, chiến dịch tiêm chủng tại Ấn Độ bị đánh giá là yếu kém. Mới chỉ khoảng 2% người dân nước này được tiêm vaccine Covid-19 đầy đủ, dù Ấn Độ là nhà sản xuất vắc xin lớn nhất thế giới. Thất bại trong công tác tiêm chủng được cho là một nguyên nhân chính dẫn đến đợt bùng phát dịch không thể kiểm soát.

"Đất nước sẽ cần sự khiêm tốn, chân thành và nỗ lực phi thường để vực dậy và làm lại từ đầu", Sushant Singh, chuyên gia cấp cao thuộc Trung tâm Nghiên cứu Chính sách tại Ấn Độ, mô tả.

Phan Nguyên

Tin khác

Chi tiêu quân sự toàn cầu tăng mạnh, Mỹ và Trung Quốc tiếp tục dẫn đầu

Chi tiêu quân sự toàn cầu tăng mạnh, Mỹ và Trung Quốc tiếp tục dẫn đầu

(CLO) Thế giới đã chi tới hơn 2 nghìn tỷ USD cho vũ khí trong năm 2023, với Mỹ và Trung Quốc tiếp tục dẫn đầu cuộc chạy đua vũ trang này, theo Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm (SIPRI) cho biết vào ngày 22/4.

Thế giới 24h
Gói viện trợ của Mỹ có thể giúp Ukraine thay đổi cục diện trên chiến trường?

Gói viện trợ của Mỹ có thể giúp Ukraine thay đổi cục diện trên chiến trường?

(CLO) Gói viện trợ của Mỹ dự kiến thông qua trong tuần này sẽ là một cứu cánh đối với những pháo thủ Ukraine đang bất lực trong việc cầm chân lực lượng Nga gần thị trấn phía đông Kupiansk, thậm chí có khả năng thay đổi thế trận, mặc dù điều đó có thể mất một thời gian.

Thế giới 24h
Người mắc hội chứng không uống rượu bia vẫn có nồng độ cồn

Người mắc hội chứng không uống rượu bia vẫn có nồng độ cồn

(CLO) Một người đàn ông Bỉ mắc hội chứng chuyển hóa hiếm gặp, khiến cơ thể tự sản sinh nồng độ cồn cao, đã được tòa án miễn án phạt lái xe say rượu vào thứ Hai (22/4).

Thế giới 24h
Ukraine nói Nga điều tới 25.000 quân tấn công 'cao điểm' Chasiv Yar

Ukraine nói Nga điều tới 25.000 quân tấn công 'cao điểm' Chasiv Yar

(CLO) Lực lượng Nga gồm 20.000-25.000 quân đang cố gắng tấn công thị trấn chiến lược Chasiv Yar phía đông Ukraine và các làng xung quanh, theo quân đội Ukraine cho biết vào thứ Hai và nói rằng họ đang gặp rất nhiều khó khăn.

Thế giới 24h
Ngoại trưởng Mỹ bình luận gì về 'tiêu chuẩn kép' khi đề cập đến Israel?

Ngoại trưởng Mỹ bình luận gì về 'tiêu chuẩn kép' khi đề cập đến Israel?

(CLO) Ngày 22/4, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken phủ nhận những ý kiến ​​​​cho rằng Washington có "tiêu chuẩn kép" đối với các cáo buộc vi phạm nhân quyền của quân đội Israel ở Gaza, đồng thời nói rằng đang kiểm tra các cáo buộc như vậy.

Thế giới 24h