Hội Nhà báo Việt Nam 70 năm: Nhìn lại truyền thống- Bước tới tương lai

Tháng Tư, trở về nguồn cội!

Thứ năm, 16/04/2020 15:00 PM - 0 Trả lời

(NB&CL)Tỉnh ủy viên, Bí thư huyện ủy Định Hóa Lương Văn Lành nói với tôi: “Trân trọng mời các nhà báo về với Định Hóa dịp tháng tư này. Chúng tôi đang tập trung chỉ đạo và thực hiện đại hội Đảng cơ sở, chống dịch và chăm lo cho các cháu đến trường sau dịch, tăng cường sản xuất… rộn ràng, khí thế lắm"…

Bài liên quan
Tác giả làm việc với Bí thư, Chủ tịch xã Điềm Mặc.

Tác giả làm việc với Bí thư, Chủ tịch xã Điềm Mặc.

Còn Nguyễn Linh - Phó Bí thư Thường trực huyện ủy, một cán bộ luân chuyển còn rất trẻ khi trao đổi tại trụ sở huyện ủy đã rất cởi mở, gần gũi, chân thành: Định Hóa luôn tự hào là một trong những chiếc nôi của cách mạng và kháng chiến. Nhân kỷ niệm 70 năm Ngày thành lập Hội Nhà báo Việt Nam, nhà báo về nơi sinh thành tìm hiểu, phản ánh cuộc sống mới thì còn gì quý hơn. Đảng bộ Định Hóa đang đánh giá lại kết quả 5 năm, thành tích đạt được không nhỏ và đáng tự hào nhưng trăn trở, nhất là tìm đường hướng cho sự phát triển ở một địa phương không nhiều lợi thế kinh tế cũng canh cánh trong mỗi người…”.

***

Những năm tám mươi của thế kỷ trước, tôi vinh dự được cùng cán bộ các cơ quan báo chí Trung ương về lại chiến khu, tìm địa chỉ nơi sinh thành, dựng bia di tích, nhà lưu niệm, bảo tàng.

Công việc khá thuận lợi vì sau ngày thống nhất đất nước, số nhà báo từng hoạt động vùng này còn đông đảo và nhiều kỷ niệm, tài liệu giữ được. Vả lại, nhân dân Đại Từ, Định Hóa, Chợ Đồn (lúc đó chung tỉnh Bắc Thái) phần đa người Tày, ân cần, mộc mạc, rất tận tình giúp đỡ nên không lâu địa chỉ nơi ra đời các cơ quan báo chí được đánh dấu. Trừ báo Lao Động, Trường dạy viết báo Huỳnh Thúc Kháng, tạp chí Văn nghệ Cứu quốc đóng trên đất Đại Từ còn chủ yếu các cơ quan báo chí lớn của Đảng, Chính phủ sinh thành trên đất Định Hóa. Cũng dễ hiểu vì vừa giành độc lập chưa tròn năm, Đảng, Chính phủ chưa kịp tổ chức hoạt động báo chí tuyên truyền nên báo chí được thành lập dần trên chiến khu.

Có mấy địa danh quan trọng: Xã Điềm Mặc diện tích khoảng 16km2 nhưng có tới 28 điểm (6 cấp Quốc gia) di tích kháng chiến. Đồi Khau Tý là nơi Bác Hồ ở đầu tiên sau khi rời Hà Nội (20/5/1947). Bởi Bác có “điều kiện” cho cơ quan hậu cần… Nơi Bác ở phải: “Có đất ta trồng, có bãi ta chơi/Tiện đường sang Bộ Tổng/Gần lối tới Trung ương/Nhà thoáng gió, kín mái/Gần dân không gần đường”… Chính từ mái lán trên ngọn đồi này, Bác đã cảm tác viết bài thơ “Cảnh khuya” nổi tiếng: “Tiếng suối trong như tiếng hát xa/Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa/Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ/Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà” và hoàn thiện và cho in cuốn “Sửa đổi lối làm việc” dày 100 trang, rèn luyện đạo đức cách mạng cho cán bộ, đảng viên… Xóm Roòng Khoa xã Điềm Mặc, nơi Bí thư Tổng bộ Việt Minh Hoàng Quốc Việt và cơ quan Tổng bộ đóng; đồng chí Xuân Thủy - Thường trực Mặt trận Liên Việt kiêm Chủ nhiệm báo Cứu Quốc cùng tòa soạn, nhà in báo cũng đóng ở đây.

Ngày 21/4/1950, Đại hội lần thứ nhất Hội Những người viết báo Việt Nam khai mạc, có 185 đại biểu thay mặt cho hơn 300 người làm báo cả nước về dự.

Đại hội bầu BCH gồm 10 nhà báo: Xuân Thủy (Hội trưởng), Hoàng Tùng (Tập san nội bộ), Đỗ Đức Dục (báo Độc Lập), Nguyễn Thành Lê (Cứu Quốc), Quang Đạm (Sự Thật), Trần Lâm (Tiếng nói Việt Nam), Hoàng Tuấn (VNTTX)…

Ngoài cơ quan Việt Nam Thông tấn xã đóng tại Bản Lá cũng xã Điềm Mặc, báo Sự Thật đổi tên thành báo Nhân Dân xuất bản số đầu tại bản Khuôn Nhà, xã Quy Kỳ vào ngày 11/3/1951 và báo Quân đội nhân dân được sáp nhập các tờ báo nhỏ, lẻ của quân đội ra số đầu vào ngày 20/10/1950 tại bản Khau Diều xã Định Biên…

Điều đáng mừng là tất cả các điểm di tích báo chí trên địa bàn Thái Nguyên đều được quan tâm đầu tư, trở thành nơi đi về, giáo dục truyền thống của báo giới cả nước…

***

Phó bí thư Thường trực huyện ủy Nguyễn Linh cho mời Ủy viên Thường vụ, Trưởng Ban Tuyên giáo huyện ủy Trần Doãn Khánh cùng dự cuộc trao đổi về nội dung phát triển kinh tế, xã hội trên quê hương cách mạng Định Hóa. Bức tranh chung là tiến bộ và thắng lợi. Trong hoàn cảnh chung của cả nước quý 1 năm 2020 chỉ là lo chống dịch Covid-19 thì nơi đất rộng người thưa này vẫn duy trì sản xuất và đời sống theo cách riêng của đồng bào: Lặng lẽ lao động, lặng lẽ và nghiêm túc chống dịch. Lãnh đạo nói, dân nghe, giản dị như suốt 9 năm trường kỳ kháng chiến xưa, giặc nào biết cán bộ, bộ đội ở đâu !...

Du khách hành hương về thăm Khu di tích quốc gia đặc biệt ATK - Định Hóa.

Du khách hành hương về thăm Khu di tích quốc gia đặc biệt ATK - Định Hóa.

Câu chuyện về làm ăn theo ý chí của tập thể Ban chấp hành và nguyện vọng nhân dân suốt 5 năm qua khá tốt. Trong điều kiện tiềm năng, thế mạnh không nhiều nhưng Định Hóa vẫn đạt tăng trưởng bình quân 12,8%/năm là rất nỗ lực và đáng khâm phục. Một chỉ số: Thương mại và dịch vụ đạt 44,2%, thu nhập bình quân người dân xấp xỉ 42 triệu đồng/năm ở một vùng quê tự sản, tự tiêu là chính thì đó phải được coi là dấu ấn của nhiệm kỳ…

Ở Thủ đô Hà Nội, khi nói đến gạo người ta hay nhắc đến Bao Thai Định Hóa, dẻo, thơm nổi tiếng. Tôi chợt nhớ trong tiềm thức người dân: Có một Định Hóa, Thủ đô của gió ngàn - nơi phát tích trận chiến Điện Biên. Còn Chiến thắng Điện Biên gắn liền với việc sở hữu sản phẩm lúa gạo Mường Thanh nức tiếng… Gạo Bao Thai Định Hóa trở thành hàng hóa, thành thương hiệu, công lao ấy của dân, của lãnh đạo từ huyện đến bản. 2.500ha trồng gạo quý vừa qua là thành tích nhưng chắc chắn sẽ không dừng lại ở đó.

Qua câu chuyện, ta thấy lãnh đạo nhiệm kỳ này chưa thực sự hài lòng: 45 năm hết bóng thù rảnh tay làm ăn rồi mà Định Hóa còn 10% gia đình nghèo, không phải người dân không nỗ lực, cán bộ thiếu quan tâm mà có lẽ ta còn thiếu một sự khích lệ, động viên, thiếu bứt phá, trong đó còn có phần trách nhiệm của ngót 150 cơ quan, đơn vị từng được đùm bọc trong suốt 9 năm kháng chiến với chiến khu xưa chăng?

Khu di tích quốc gia đặc biệt ATK - Định Hóa.

Khu di tích quốc gia đặc biệt ATK - Định Hóa.

Tôi rong ruổi từ Quy Kỳ phía Bắc huyện đến Điềm Mặc phía Nam huyện; ngắm cảnh “Rừng cọ, đồi chè, đồng  xanh ngào ngạt”; gặp gỡ, lấy thông tin của anh  Ma Khánh Huân - Bí thư đảng ủy xã Định Biên; anh Lưu Đức Hồng - Bí thư Đảng ủy xã Quy Kỳ; đàm đạo với bí thư Ma Đình Soạn - Chủ tịch Điềm Mặc Phùng Văn Đăng, đều thấy ngời lên một khát vọng, khát vọng thay đổi hơn thế diện mạo một vùng quê.

Nhưng thay đổi thế nào, từ đâu? Bứt phá cái gì, từ đâu, ai bứt phá? Những câu hỏi đầy trăn trở này có thể được trả lời từ Đại hội huyện Đảng bộ lần thứ 24 tới? Chắc chắn một điều rằng: Lúa thì phải giống tốt gạo ngon, giá cao. Chè phải trồng tập trung, nghệ thuật, chế biến sản phẩm cao cấp, có thương hiệu; Du lịch phải gắn kết cho được tour tuyến, người dân phải có mặt trong dịch vụ du lịch. Sản phẩm rừng cũng phải chế biến tinh. Chắc chắn cần làm truyền thông chuyên nghiệp và hiệu quả hơn.

Còn tôi - một người làm báo, Tây Bắc, Việt Bắc, Tây Nguyên đi cả, xin bộc bạch đôi dòng trước thềm các đại hội của Định Hóa: Không có cách nào hơn là phải làm giàu trên chính mảnh đất của mình. Cũng không thể có việc làm hiệu quả lớn lại không nằm trong cái chung của huyện, của tỉnh. Phải được đầu tư cộng hưởng, bắt đầu từ những nghị quyết đầu tiên.

Nhà báo Hữu Minh

Ủy viên Ban Thường vụ - Trưởng Ban Kiểm tra - HNBVN

Tin khác

Hội Nhà báo TP Hà Nội bồi dưỡng kỹ năng, phương pháp, dựng sản phẩm báo chí Longform

Hội Nhà báo TP Hà Nội bồi dưỡng kỹ năng, phương pháp, dựng sản phẩm báo chí Longform

(CLO) Ngày 27/3, Hội Nhà báo thành phố Hà Nội đã tổ chức lớp tập huấn nghiệp vụ kỹ năng, phương pháp, tư duy dựng sản phẩm Longform bằng Canva và Sway cho các học viên là biên tập, phóng viên của các cơ quan báo chí trên địa bàn.

Công tác hội
Hơn 200 vận động viên tham gia Hội khoẻ Báo Đảng các tỉnh Tây Bắc mở rộng

Hơn 200 vận động viên tham gia Hội khoẻ Báo Đảng các tỉnh Tây Bắc mở rộng

(CLO) Chào mừng kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên phủ; 65 năm Ngày Bác Hồ về thăm, nói chuyện với đồng bào các dân tộc Tây Bắc tại tỉnh Sơn La, ngày 23/3, Báo Sơn La tổ chức giải thể thao Phan Xi Păng Báo Đảng các tỉnh khu vực Trung du - Miền núi phía Tây Bắc lần thứ XVI, năm 2024.

Công tác hội
Báo chí Cách mạng Việt Nam - thay đổi mạnh mẽ để giữ vững vị thế, hội nhập thế giới

Báo chí Cách mạng Việt Nam - thay đổi mạnh mẽ để giữ vững vị thế, hội nhập thế giới

(NB&CL) Lần đầu tiên, Diễn đàn Báo chí Toàn quốc được tổ chức tại Thành phố Hồ Chí Minh để thảo luận, mổ xẻ và đưa ra giải pháp về các vấn đề bức thiết nhất của báo chí Việt Nam.

Công tác hội
Hội Báo toàn quốc 2024: Quy mô, sôi động, giàu cảm xúc, nhiều ý nghĩa thiết thực

Hội Báo toàn quốc 2024: Quy mô, sôi động, giàu cảm xúc, nhiều ý nghĩa thiết thực

(NB&CL) Hội Báo Toàn quốc 2024 - một trong những sự kiện quy mô của giới báo chí trong năm 2024 - đã thực sự để lại ấn tượng tốt đẹp trong lòng những người làm báo và công chúng báo chí cả nước, là điểm nhấn về tính chuyên nghiệp, nhân văn, hiện đại của Báo chí Cách mạng Việt Nam.

Công tác hội
Nâng cao chất lượng sinh hoạt chi hội phóng viên thường trú địa phương, bài học từ báo Thanh Niên

Nâng cao chất lượng sinh hoạt chi hội phóng viên thường trú địa phương, bài học từ báo Thanh Niên

(CLO) Theo nhà báo Dương Danh Hữu: “Chính quyền địa phương cần có cơ chế phối hợp, trao đổi thông tin kịp thời cho các cơ quan báo chí và phóng viên thường trú. Thông tin cần được cung cấp nhanh chóng, đầy đủ, thường xuyên, đặc biệt là thông tin liên quan đến các vấn đề nóng được dư luận đặc biệt quan tâm”.

Công tác hội