(CLO) Trong 6 tháng đầu năm 2019, số trẻ em bị xâm hại tăng đột biến, gần bằng 80% số lượng trẻ em bị xâm hại trong cả năm 2018, tính trung bình cứ 01 ngày cả nước có 07 trẻ em bị xâm hại.
Báo cáo một số nội dung về kết quả giám sát “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về phòng, chống xâm hại trẻ em” tại Phiên họp thứ 44 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Đoàn giám sát đã nêu rõ một số vấn đề liên quan đến tình hình chung về xâm hại trẻ em.
Đoàn giám sát cho biết, trong những năm qua, cùng với sự quan tâm của các ngành, các cấp, của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội, công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em đã có chuyển biến tích cực và đạt được nhiều thành tựu quan trọng, bảo đảm thực hiện ngày càng tốt hơn các quyền của trẻ em, như: Quyền được bảo vệ, chăm sóc sức khỏe, quyền được giáo dục, học tập, phát triển năng khiếu, quyền bí mật đời sống riêng tư. Đến nay, tất cả trẻ em dưới 06 tuổi được Nhà nước cấp bảo hiểm y tế miễn phí; gần 100% trẻ em dưới 01 tuổi được tiêm chủng mở rộng; gần 100% trẻ em 5 tuổi được đi học mẫu giáo; Nhà nước không thu học phí đối với học sinh học tiểu học tại các trường công lập; khoảng 90% trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt được hưởng chính sách trợ giúp xã hội. Tỷ lệ trẻ em trong độ tuổi đi học phổ thông nhưng chưa bao giờ đi học hoặc đã thôi học đều giảm mạnh trong 20 năm qua. Số trẻ em bỏ nhà đi lang thang đã giảm mạnh, nhiều địa phương triển khai các biện pháp tích cực để không còn trẻ em bỏ nhà đi lang thang…
Tuy nhiên, qua giám sát cho thấy tình hình trẻ em còn những vấn đề đáng quan tâm, số lượng trẻ em có nguy cơ bị xâm hại vẫn đang còn rất lớn.
Về số lượng trẻ em bị xâm hại, Đoàn giám sát nhận thấy, riêng trong 6 tháng đầu năm 2019, số trẻ em bị xâm hại tăng đột biến, gần bằng 80% số lượng trẻ em bị xâm hại trong cả năm 2018, tính trung bình cứ 01 ngày cả nước có 07 trẻ em bị xâm hại.
Sự gia tăng đột biến này một phần phản ánh thực tế các vụ xâm hại trẻ em tăng, một phần do người dân, trẻ em có ý thức hơn trong việc tố giác, tố cáo hành vi xâm hại trẻ em, đồng thời công tác phát hiện, xử lý hành vi xâm hại trẻ em cũng được tăng cường hơn giai đoạn trước.
Hình thức xâm hại phổ biến nhất, để lại hậu quả nặng nề và gây bức xúc nhất nổi lên trong giai đoạn từ ngày 01/01/2015 đến ngày 30/6/2019 là xâm hại tình dục. Cá biệt, có nhiều địa phương, số vụ trẻ em bị xâm hại tình dục chiếm trên 90% tổng số trẻ em bị xâm hại bạo lực đối, gây hậu quả nghiêm trọng.
Qua giám sát cũng cho thấy còn nhiều trường hợp trẻ em bị xâm hại nhưng chưa được phát hiện kịp thời, đầy đủ để xử lý, nhất là các hành vi bạo lực gây tổn hại về thể chất và tinh thần cho trẻ em. Nhiều vụ xâm hại trẻ em xảy ra nơi kín đáo, biệt lập; nhiều vụ xảy ra tại gia đình, ít có tố giác; nhiều vụ xâm hại xảy ra trong thời gian dài mới bị phát hiện; có vụ cha mẹ biết con bị xâm hại nhưng không tố giác vì lý do khác nhau; nhiều đối tượng xâm hại lợi dụng mạng xã hội, lấy tên, địa chỉ, nhân thân giả nên việc thu thập thông tin, điều tra, xử lý của các cơ quan chức năng gặp nhiều khó khăn… mặt khác, công tác theo dõi, thống kê số trẻ em bị xâm hại chưa được quan tâm đúng mức. Điều này dẫn đến số vụ việc xâm hại trẻ em bị phát hiện, xử lý nêu trong các báo cáo chưa phản ánh đầy đủ tình hình trẻ em bị xâm hại trên thực tế.
Ngoài các hình thức trẻ em bị xâm hại nêu trên, qua khảo sát tại địa phương cho thấy, hầu hết trẻ em phải tham gia lao động sớm đều có hoàn cảnh kinh tế gia đình khó khăn; mục đích tham gia lao động để kiếm thêm thu nhập phụ giúp gia đình, được gia đình đồng thuận; chính quyền địa phương gặp khó khăn trong việc đưa các em trở về nhà; việc xử lý hành vi môi giới, sử dụng, bắt trẻ em lao động trái quy định của pháp luật chưa nghiêm; do đó, tình trạng này chưa được ngăn chặn hiệu quả. Đối với các trường hợp tảo hôn chủ yếu ở một số vùng dân tộc thiểu số nơi nhiều người dân vẫn còn tập tục lạc hậu, nhận thức pháp luật còn hạn chế, cần phải có lộ trình và nhiều giải pháp đồng bộ để khắc phục.
Về đối tượng xâm hại, theo Báo cáo của Chính phủ thì đối tượng thực hiện hành vi xâm hại trẻ em rất đa dạng, có trình độ, tuổi tác, nghề nghiệp khác nhau, có cả đối tượng là người lạ và người quen biết với trẻ, có người thân thích trong gia đình; giáo viên, nhân viên cơ sở giáo dục; cán bộ, công chức, viên chức; cán bộ hưu trí, người cao tuổi… Đối tượng xâm hại trẻ em chủ yếu là nam giới, chiếm trên 95%. Qua giám sát cho thấy, thời gian gần đây tại một số địa phương, đối tượng xâm hại trẻ em là người ruột thịt, người thân thích và người quen biết với trẻ chiếm phần lớn và có xu hướng gia tăng: Tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu; tỉnh Phú Thọ; tỉnh Cà Mau; thành phố Hà Nội…
Về địa bàn, địa điểm xảy ra các hành vi xâm hại, qua giám sát cho thấy, tình trạng xâm hại trẻ em, đặc biệt là xâm hại tình dục trẻ em và bạo lực đối với trẻ em xảy ra ở tất cả các địa phương trên cả nước. Xâm hại trẻ em không chỉ xảy ra ở vùng nông thôn, vùng còn khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, mà thời gian gần đây còn xảy ra nhiều ở các địa bàn kinh tế - xã hội phát triển. Thành phố Hồ Chí Minh và thành phố Hà Nội là 2 trong 10 địa phương có số trẻ em bị xâm hại nhiều nhất trong cả nước. Bên cạnh đó, xâm hại trẻ em không chỉ xảy ra ở những nơi vắng người qua lại, hẻo lánh, biệt lập, mà còn xảy ra tại gia đình và các khu vực công cộng, như: tại cơ sở giáo dục, trung tâm bảo trợ xã hội, nơi vui chơi của trẻ em, cầu thang máy chung cư…
Về phương thức, thủ đoạn xâm hại trẻ em, qua giám sát cho thấy, phương thức, thủ đoạn xâm hại trẻ em ngày càng tinh vi và phức tạp hơn. Nếu như trước đây, đối tượng xâm hại thường lợi dụng sự sơ hở, chủ quan của gia đình, sự non nớt của trẻ em để lừa gạt hoặc dùng vũ lực đe doạ, uy hiếp và xâm hại trẻ em, thì hiện nay các đối tượng xâm hại còn tiếp cận, dụ dỗ, mua chuộc trẻ em; đáng lưu ý là việc lợi dụng mạng internet, mạng xã hội để tiếp cận, lừa gạt và thực hiện các hành vi xâm hại…
Những phương thức, thủ đoạn xâm hại trẻ em phổ biến, chủ yếu như sau: Lợi dụng sự non nớt, ngây thơ của trẻ, các em chưa nhận thức được hoặc nhận thức không đầy đủ về giới tính, chưa có kỹ năng tự bảo vệ bản thân và sự sơ hở của gia đình khi thiếu giám sát và buông lỏng việc quản lý con cái để gạ gẫm, hứa hẹn hoặc đe dọa để thực hiện hành vi xâm hại; Lợi dụng trẻ em khi ở nhà một mình hoặc những nơi vắng vẻ, không có người giám sát, không được bảo vệ (đi qua đường vắng, ngõ vắng…) để tấn công và thực hiện các hành vi xâm hại; Lợi dụng trẻ em nhỏ tuổi, không thể tự bảo vệ bản thân, đặc biệt là đối với trẻ mầm non được gửi tại cơ sở trông giữ trẻ ngoài công lập không có đầy đủ điều kiện để cha mẹ giám sát hoạt động chăm sóc, nuôi dạy trẻ; Lợi dụng mối quan hệ lệ thuộc về gia đình (quan hệ cha con, ông nội với cháu, bố dượng với con riêng của vợ), người nuôi dưỡng, thầy trò, quan hệ thân thích, họ tộc, hàng xóm … để đe doạ, ép buộc, xâm hại trẻ; Lợi dụng trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, trẻ em gặp khó khăn, thiếu thốn về vật chất, tình cảm (cha mẹ ly thân, ly hôn, cha mẹ đi làm ăn xa, cha mẹ mắc các tệ nạn xã hội, vi phạm pháp luật...) để tiếp cận, rủ rê, thực hiện các hành vi xâm hại; Lợi dụng quan hệ yêu đương với nhóm trẻ trong độ tuổi từ 13 đến dưới 16 tuổi, trong khi các em chưa hiểu biết đầy đủ về pháp luật, kỹ năng phòng chống xâm hại, dẫn tới nhiều trường hợp đồng thuận trong thực hiện hành vi xâm hại; Lợi dụng mạng xã hội, lấy hình ảnh, thông tin giả mạo để dụ dỗ, lừa gạt hoặc gây sức ép đối với trẻ em; tham gia các trò chơi trực tuyến, các trang mạng xã hội kết bạn để tạo dựng lòng tin, tiếp cận, sau đó thực hiện hành vi xâm hại.
Về hậu quả do hành vi xâm hại gây ra, Đoàn giám sát nhận thấy, hành vi xâm hại trẻ em dù bất kỳ hình thức nào cũng đều để lại hậu quả nặng nề, nghiêm trọng, lâu dài về thể chất, tinh thần đối với trẻ em và gia đình của các em. Có trẻ em bị tử vong hoặc thương tật nặng, thương tật vĩnh viễn do bị xâm hại, sinh con và làm mẹ khi vẫn đang độ tuổi trẻ em, bị khủng hoảng, rối loạn tâm thần, mất niềm tin, phải bỏ học… ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển bình thường và tương lai của trẻ. Xâm hại trẻ em còn gây ảnh hưởng xấu đến trật tự, an toàn xã hội, gây tâm lý hoang mang, lo sợ trong xã hội, ảnh hưởng trực tiếp đến nền tảng đạo đức, thuần phong mỹ tục của dân tộc…
Về dự báo tình hình xâm hại trẻ em trong thời gian tới, dân số tăng nhanh dẫn tới hạ tầng xã hội phục vụ cho công tác chăm sóc, bảo vệ trẻ em chưa theo kịp, nhất là sự thiếu hụt các thiết chế văn hóa, các điểm vui chơi, giải trí, thể dục, thể thao cho trẻ em; thiếu nhà trẻ, nhà mẫu giáo tại các địa bàn đông dân cư, công nhân, đô thị hóa nhanh. Việc di dân tự do giữa các vùng, các địa phương, tình trạng cha mẹ đi làm ăn xa phải để con ở nhà, nhờ người khác trông coi. Sự phát triển nhanh của mạng internet, mạng xã hội, nhiều trò chơi, phim, ảnh trên mạng có tính chất bạo lực, khiêu dâm... tác động vào nhận thức và hành vi của cả người lớn và trẻ em; công tác phòng, chống xâm hại trẻ em trên môi trường mạng cũng còn nhiều hạn chế, khó khăn. Sự xuống cấp nghiêm trọng về đạo đức xã hội trong một bộ phận người dân dẫn tới lệch chuẩn về hành vi. Bên cạnh đó, tình trạng lạm dụng rượu, bia hoặc chất kích thích mạnh khác chưa được ngăn chặn hiệu quả… đều tiềm ẩn nguy cơ thiếu an toàn đối với trẻ.
Đoàn giám sát nêu rõ, qua số liệu thống kê giai đoạn 2015-2018 so với giai đoạn trước, các vụ việc xâm hại trẻ em đang có xu hướng tăng, nhất là trong 6 tháng đầu năm 2019 số vụ xâm hại trẻ em được phát hiện, xử lý đã gần bằng 80% số lượng cả năm 2018. Trong bối cảnh đó, Đoàn giám sát dự báo tình hình trẻ em bị xâm hại trong thời gian tới tiếp tục diễn biến phức tạp, nghiêm trọng và có chiều hướng gia tăng nếu không có biện pháp phòng ngừa hiệu quả.
Kết luận một số nội dung làm việc, Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu nêu rõ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tán thành với đánh giá của Đoàn giám sát rằng tình hình xâm hại trẻ em vẫn còn diễn biến phức tạp, có nguy cơ gia tăng; những con số trong báo cáo chưa phản ánh hết được hoàn toàn vấn đề xâm hại trẻ em hiện nay. Phó Chủ tịch Quốc hội đề nghị làm rõ hơn số liệu trẻ em bị xâm hại của giai đoạn này so với giai đoạn trước; cơ cấu, số lượng trẻ em so với tổng dân số của nước ta, trong đó có tỷ lệ từng loại hành vi xâm hại được nêu trong Luật Bảo vệ trẻ em để thấy được một bức tranh toàn cảnh của tình hình; từ đó, phân tích được nguyên nhân khách quan, chủ quan và có giải pháp khắc phục kịp thời vấn đề này.
Cựu Chủ tịch HĐQT OceanBank Hà Văn Thắm và đồng phạm tiếp tục hầu tòa
Bị cáo Hà Văn Thắm bị xác định là người đã ra chủ trương, phân công, chỉ đạo lãnh đạo OceanBank và các đối tác thuộc Công ty cổ phần Tập đoàn Đại Dương phê duyệt, ký kết 44 hợp đồng khống/nâng khống, gây thiệt hại cho OceanBank số tiền hơn 106 tỷ đồng...
Việt Nam là nước thứ 5 sản xuất thành công sinh phẩm xét nghiệm kháng thể với nhiều ưu điểm vượt trội
Tại cuộc họp Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịchbệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona(COVID-19), sáng 27/4. Bộ Y tế cho biết, Việt Nam là nướcthứ 5 trên thế giới sản xuất thành công sinh phẩm xét nghiệmkháng thể với nhiều ưu điểm vượt trội...
Phát huy hiệu quả 4 tại chỗ, đảm bảo điều kiện ăn ở, sinh hoạt cho người cách ly
Bộ Quốc phòng tham gia tích cực cùng với nhà nước và toàn dân, tiếp tục thực hiện nhiệm vụ chống dịch, ngăn chặn và đẩy lùi dịch bệnh, để đưa đời sống của nhân dân, các hoạt động của xã hội từng bước trở lại bình thường, tích cực phòng chống dịch bệnh, không để lây lan vào trong...
Có vụ trẻ em bị bạo lực, kêu khóc hàng ngày mà chính quyền, nhà trường không biết
Có những vụ trẻ em bị bạo lực, kêu khóc hàng ngày mà chính quyền không biết, nhà trường không biết… Do đó, phải nhấn mạnh đến trách nhiệm của chính quyền cấp cơ sở...
Tăng cường phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong ngành Thanh tra
Thanh tra Chính phủ đã có Văn bản số 580/TTCP-C.IV về việc tăng cường phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong ngành thanh tra; đánh giá thực trạng, dự báo tình hình và đề xuất giải pháp khắc phục...
Thanh tra Chính phủ tiếp tục thực hiện nghiêm việc phòng, chống COVID-19
Phó Tổng Thanh tra Chính phủ Trần Ngọc Liêm vừa ký văn bản gửi đến các cục, vụ, đơn vị về việc thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ trong công tác phòng, chống dịch COVID-19 thời gian tới...
(CLO) Chiều ngày 22/11, Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức Hội nghị phổ biến chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về Hội và nâng cao chất lượng tham mưu trong công tác văn phòng của Hội Nhà báo khu vực phía Bắc.
(CLO) Hàng trăm tài liệu, cổ vật có niên đại cách ngày nay hơn 2.000 năm, phản ánh sự hình thành và phát triển của nền văn hóa Đông Sơn trên đất Vĩnh Phúc.
(CLO) Ngày 22/11, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) đã có Quyết định xử phạt Công ty cổ phần chứng khoán SmartInvest gần 1,4 tỷ đồng vì hàng loạt vi phạm.
(CLO) Bất chấp những thách thức từ cuộc chiến tranh xâm lược của Nga, kinh tế Ukraine đã tăng trưởng 4.2% trong 10 tháng đầu năm 2024 so với cùng kỳ năm ngoái, theo thông báo của Bộ Kinh tế Ukraine vào ngày 18 tháng 11.
(CLO) Triều Tiên và Nga vừa ký kết một thỏa thuận mới nhằm thúc đẩy hợp tác kinh tế sau các cuộc hội đàm tại Bình Nhưỡng trong tuần này, theo Thông tấn xã Trung ương Triều Tiên (KCNA).
(CLO) Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Lào Cai vừa phối hợp với Bệnh viện Tâm thần Trung ương 1 thực hiện điều tra, phỏng vấn sâu người dân vùng lũ lịch sử gây chết và mất tích nhiều người ở xã Phúc Khánh.
(CLO) Trong những tuần gần đây, các hãng sản xuất ô tô lớn trên thế giới đã liên tiếp công bố kế hoạch cắt giảm nhân sự và đóng cửa nhà máy khi họ chật vật tìm kiếm lợi nhuận từ các dòng xe điện (EV) và đối mặt với làn sóng cạnh tranh từ những sản phẩm giá rẻ hơn.
(CLO) Chính quyền Tổng thống Joe Biden vừa thông báo với Quốc hội kế hoạch xóa 4,65 tỷ USD khoản nợ mà Ukraine đang gánh chịu, theo một bức thư do Bloomberg News thu thập được.
(CLO) Ngày 22/11, Toà án nhân dân tỉnh Hà Tĩnh mở phiên toà sơ thẩm xét xử các bị cáo: Xeng và Sisavanh Yongyaerlor (cùng SN 1988, trú huyện Khăm Cợt, tỉnh Bolikhămxay, Lào) về tội “Vận chuyển trái phép chất ma túy”.
(CLO) Ngày 22/11, tại Nhà Thái Học thuộc Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nội) đã diễn ra Vòng Chung kết Giải thưởng Hành động vì Cộng đồng - Human Act Prize 2024 với chủ đề “Cộng đồng kiến tạo”.
(CLO) Ngày 22/11, Hội môi giới Bất động sản Việt Nam (VARS) đã công bố Bộ Quy tắc đạo đức, ứng xử nghề nghiệp mới nhằm nâng cao uy tín, chất lượng và trách nhiệm của môi giới.
(CLO) Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền vừa ký ban hành Quyết định số 6068/QĐ-UBND ngày 22/11/2024 về việc công bố tình huống khẩn cấp các sạt lở trên các tuyến đê hữu Bùi, Bùi 2, Gò Khoăm, sạt lở bờ sông Bùi trên địa bàn huyện Chương Mỹ.
(CLO) Tỉnh Lai Châu cam kết tạo mọi thuận lợi để hỗ trợ các doanh nghiệp khai thác du lịch với mục tiêu "doanh nghiệp phát tài - Lai Châu phát triển''.
(CLO) Ngày 22/11, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Trọng Đông và lãnh đạo các sở, ngành thành phố đi kiểm tra tiến độ thi công và thực hiện Dự án hệ thống xử lý nước thải Yên Xá.
(CLO) Ngày 22/11, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Trọng Đông và lãnh đạo các sở, ngành thành phố đi kiểm tra tiến độ thi công và thực hiện Dự án hệ thống xử lý nước thải Yên Xá.
(CLO) Chiều 22/11, tại Hà Nội, Văn phòng Trung ương Đảng tổ chức Lễ trao Huy hiệu 50 năm tuổi Đảng tặng đồng chí Đinh Thế Huynh, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Thường trực Ban Bí thư khóa XII.
(CLO) Quyết định nêu rõ hai phi công được tặng thưởng Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Ba vì "đã có thành tích xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ huấn luyện bay chiến đấu, góp phần vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc."
(CLO) Đánh giá cao vai trò và tầm ảnh hưởng chính trị ngày càng quan trọng của Đảng Cách mạng hiện đại cầm quyền (PRM) tại Cộng hòa Dominica, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính khẳng định Việt Nam mong muốn thúc đẩy, tiến tới thiết lập quan hệ chính thức giữa hai Đảng trong thời gian tới.
(CLO) Từ ngày 19-21/11/2024, Tổng thống Luis Rodolfo Abinader Corona cùng các quan chức cấp cao của Chính phủ Dominica đã đón Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Phạm Minh Chính thăm chính thức nước Cộng hòa Dominica.
(CLO) Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn vừa ký ban hành các Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính giai đoạn 2023 - 2025 của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, gồm: An Giang, Đồng Tháp, Hà Nam, Hà Nội, Hà Tĩnh, TP Hồ Chí Minh, Phú Thọ, Sơn La, Quảng Ngãi, Quảng Trị, Trà Vinh, Vĩnh Phúc, giai đoạn 2023 – 2025.
(CLO) Ngày 21/11, tại Nam Định, thanh tra 9 tỉnh khu vực đồng bằng sông Hồng gồm: Nam Định, Hà Nam, Thái Bình, Bắc Ninh, Quảng Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Ninh Bình, Vĩnh Phúc đã tổ chức hội nghị tổng kết công tác thi đua, khen thưởng năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025.
(CLO) Theo nội dung chương trình, sáng 22/11, Quốc hội thảo luận ở tổ về: Dự án Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi); Dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).
(CLO) Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Malaysia, chiều 21/11, tại Trụ sở Nghị viện Malaysia, Tổng Bí thư Tô Lâm đã hội kiến Chủ tịch Thượng viện Malaysia Dato’ Awang Bemee Awang Ali Basah.
(CLO) Ngày 21/11, Ban Thường vụ Tỉnh đoàn Hải Dương tổ chức hội nghị công bố Quyết định của Ban Bí thư Trung ương Đoàn về công tác cán bộ của Tỉnh đoàn Hải Dương.