Thủ tướng Suga đối mặt với áp lực ngày càng lớn vì phản ứng đại dịch chậm chạp

Thứ hai, 25/01/2021 21:16 PM - 0 Trả lời

(CLO) Thủ tướng Yoshihide Suga đang phải đối mặt với áp lực mới vào thứ Hai (25/1) về việc xử lý đại dịch COVID, với một cuộc thăm dò ý kiến cho thấy nhiều người tin rằng chính phủ Nhật Bản đã quá chậm chạp trong việc ứng phó với làn sóng lây nhiễm mới nhất.

Thủ tướng Nhật Bản Yoshihide Suga tham dự một cuộc họp về COVID tại Văn phòng Thủ tướng ở Tokyo hôm thứ Sáu. Ảnh: POOL / VIA REUTERS

Thủ tướng Nhật Bản Yoshihide Suga tham dự một cuộc họp về COVID tại Văn phòng Thủ tướng ở Tokyo hôm thứ Sáu. Ảnh: POOL / VIA REUTERS

Bài liên quan

Các nhà lập pháp đối lập cũng cho thấy sự thất vọng ngày càng tăng với phong cách lãnh đạo ít nói của Thủ tướng Suga, yêu cầu ông cung cấp câu trả lời chi tiết cho các câu hỏi về cuộc khủng hoảng COVID-19 và Thế vận hội Tokyo, sẽ bắt đầu sau chưa đầy sáu tháng.

Ông Suga đang phải vật lộn để ngăn chặn sự sụt giảm sự ủng hộ đối với chính phủ mới 4 tháng tuổi của mình, ngay cả sau khi tung ra một loạt các biện pháp để ngăn chặn làn sóng lây nhiễm thứ ba và với Thế vận hội sẽ bắt đầu vào ngày 23 tháng 7.

Sự ủng hộ dành cho Nội các của Thủ tướng Suga đã giảm từ 39% trong tháng trước xuống còn 33%, với sự không đồng ý tăng 10 điểm phần trăm lên 45%, theo một cuộc thăm dò được công bố hôm thứ Hai bởi tờ báo Asahi.

Cuộc thăm dò, được thực hiện qua điện thoại vào cuối tuần, cho thấy 80% người được hỏi cho rằng chính phủ đã quá chậm chạp trong việc ban bố tình trạng khẩn cấp để đối phó với làn sóng lây nhiễm đã tràn qua cả nước kể từ tháng 12 năm 2020.

Các nhà phê bình cũng cho rằng ông Suga mất quá nhiều thời gian để tạm dừng một chiến dịch du lịch trong nước mà một số chuyên gia cho rằng nó đã góp phần vào việc lây lan virus ra ngoài các điểm nóng ban đầu ở khu vực Tokyo.

Yoshihito Niki, một chuyên gia về bệnh truyền nhiễm và giáo sư tại Bệnh viện Đại học Showa, đồng ý rằng chính phủ nên tạm dừng chiến dịch sớm hơn.

“Rõ ràng đó là một vấn đề, không chỉ vì nó có thể góp phần làm tăng số ca nhiễm, bởi những người đi du lịch khắp đất nước, mà còn do tạo cho những người trẻ tuổi suy nghĩ rằng họ có thể hạ thấp cảnh giác”, ông nói.

Theo dữ liệu được công bố vào cuối tuần qua cho thấy, làn sóng nhiễm virus Corona thứ ba ở Nhật Bản đã đạt đến đỉnh điểm và có dấu hiệu giảm dần. Tokyo ghi nhận 986 trường hợp mắc mới vào Chủ nhật (24/1), lần đầu tiên giảm xuống dưới 1.000 trường hợp kể từ ngày 12 tháng 1. Tỉnh Osaka cũng báo cáo số ca mắc mới hàng ngày thấp nhất kể từ ngày đó.

Đài truyền hình NHK cho biết số ca nhiễm trên toàn quốc là 3.990, dưới 4.000 lần đầu tiên kể từ ngày 4 tháng 1. Nhật Bản đã ghi nhận tổng cộng 365.723 trường hợp nhiễm COVID và 5.120 trường hợp tử vong tính từ đầu đại dịch. 

Thủ tướng Suga nói rằng mặc dù các trường hợp ở Tokyo đã giảm, nhưng chính phủ không vội vàng dỡ bỏ tình trạng khẩn cấp. “Các chuyên gia chỉ ra rằng cần phải xem xét tình hình nhiều hơn một chút để xác định rằng đó là một xu hướng giảm”, ông nói.

Bộ trưởng Kinh tế Yasutoshi Nishimura cho biết chính phủ sẽ không chấm dứt tình trạng khẩn cấp ngay cả khi các ca nhiễm ở Tokyo giảm xuống dưới 500 ca mỗi ngày.

Cuộc thăm dò của Asahi được đưa ra sau khi các nhà lập pháp đối lập chỉ trích sự thiếu ngắn gọn trong câu trả lời của ông Suga đối với các câu hỏi về phản ứng của chính phủ đối với cuộc khủng hoảng COVID-19 và Thế vận hội trong cuộc tranh luận vào thứ Năm (21/1).

Một ủy ban chỉ đạo của Thượng viện đã kiến ​​nghị văn phòng của Thủ tướng Suga cung cấp các câu trả lời kỹ lưỡng hơn trong các cuộc tranh luận trong tương lai, theo báo Mainichi và Asahi.

Kết thúc bằng một câu trả lời ngắn gọn và trừu tượng tương đương với việc từ chối đưa ra lời giải thích cho công chúng”, Mainichi dẫn lời nhà lập pháp Tetsuro Fukuyama của Đảng Dân chủ Lập hiến đối lập Nhật Bản nói vào tuần trước.

Thủ tướng Suga cũng ủng hộ cam kết của chính phủ về việc tổ chức Thế vận hội Mùa hè mặc dù một báo cáo trên tờ The Times tuần trước cho biết, các quan chức ở Tokyo đã từ bỏ hy vọng tổ chức sự kiện này trong năm nay.

Các cuộc thăm dò ý kiến ​​cho thấy công chúng phản đối mạnh mẽ việc tổ chức Thế vận hội trong bối cảnh đại dịch.

Tomoaki Iwai, giáo sư khoa học chính trị tại Đại học Nihon, cho biết Suga “không phải là một người giao tiếp tuyệt vời” nhưng khả năng lãnh đạo của ông ấy hiện không bị nghi ngờ.

Vân Trần

Tin khác

Phái đoàn Triều Tiên thăm Iran, em gái ông Kim Jong Un chỉ trích cuộc tập trận Mỹ-Hàn

Phái đoàn Triều Tiên thăm Iran, em gái ông Kim Jong Un chỉ trích cuộc tập trận Mỹ-Hàn

(CLO Một phái đoàn do Bộ trưởng Nội các phụ trách thương mại quốc tế Triều Tiên dẫn đầu đang đến thăm Iran, theo truyền thông chính thức của Triều Tiên cho biết vào thứ Tư (24/4).

Thế giới 24h
Tàu du hành vũ trụ Voyager 1 gửi tín hiệu về Trái đất lần đầu sau 5 tháng

Tàu du hành vũ trụ Voyager 1 gửi tín hiệu về Trái đất lần đầu sau 5 tháng

(CLO) NASA đã nhận được dữ liệu có thể giải mã được từ Voyager 1 sau khi tàu vũ trụ xa nhất của nhân loại trong vũ trụ này gặp phải sự cố mất liên lạc cách đây 5 tháng.

Thế giới 24h
Sinh viên dựng lều trại ủng hộ Palestine trên khắp nước Mỹ, hơn 130 người bị bắt ở New York

Sinh viên dựng lều trại ủng hộ Palestine trên khắp nước Mỹ, hơn 130 người bị bắt ở New York

(CLO) Hơn 130 người đã bị bắt trong các cuộc biểu tình ủng hộ Palestine tại khuôn viên Đại học New York, trong bối cảnh làn sóng các cuộc biểu tình ủng hộ người Palestine của sinh viên ngày càng gia tăng ở Mỹ.

Thế giới 24h
Israel tăng cường không kích khắp Gaza, lại yêu cầu người dân sơ tán

Israel tăng cường không kích khắp Gaza, lại yêu cầu người dân sơ tán

(CLO) Hôm thứ Ba (23/4), Israel đã tiến hành các cuộc tấn công nặng nề nhất trong nhiều tuần trên khắp Dải Gaza, đồng thời ra lệnh sơ tán mới ở phía bắc khu vực này, cảnh báo dân thường rằng họ đang ở trong "khu vực chiến đấu nguy hiểm".

Thế giới 24h
Chi tiêu quân sự toàn cầu tăng mạnh, Mỹ và Trung Quốc tiếp tục dẫn đầu

Chi tiêu quân sự toàn cầu tăng mạnh, Mỹ và Trung Quốc tiếp tục dẫn đầu

(CLO) Thế giới đã chi tới hơn 2 nghìn tỷ USD cho vũ khí trong năm 2023, với Mỹ và Trung Quốc tiếp tục dẫn đầu cuộc chạy đua vũ trang này, theo Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm (SIPRI) cho biết vào ngày 22/4.

Thế giới 24h