Biển Đông - Khát vọng hòa bình!

Việt Nam thực thi chủ quyền biển đảo

Thứ năm, 31/10/2019 10:05 AM - 0 Trả lời

(NB&CL) Nhà nước phong kiến Việt Nam từ hàng trăm năm trước đã sớm có ý thức về bảo vệ sự toàn vẹn chủ quyền, cương thổ của Tổ quốc, trong đó có cương vực lãnh thổ trên biển, đặc biệt là khu vực hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Bài liên quan

Kỳ 1: Thực thi chủ quyền đối với Hoàng Sa và Trường Sa: Nỗ lực của nhà nước phong kiến Việt Nam 

Bằng nhiều phương thức khác nhau, các triều đại phong kiến Việt Nam đã xác lập, thực thi chủ quyền trên biển Đông một cách hoà bình và liên tục trong suốt nhiều thế kỷ.

“Hồng Đức bản đồ” và tầm nhìn của vị vua anh minh

Lê Thánh Tông- người tạo lập nên một triều đại thịnh vượng vào bậc nhất, không chỉ là vị vua “cao siêu, anh minh quyết đoán, có hùng tài đại lược, võ giỏi văn hay” mà có lẽ còn là vị vua ý thức sâu sắc nhất, quyết liệt nhất về vấn đề chủ quyền lãnh thổ, trong đó có chủ quyền biển đảo.

Dưới thời Lê Thánh Tông, việc bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ đã trở thành mệnh lệnh thiêng liêng. Theo Đại Việt sử ký toàn thư , tháng 4 năm Quý Tỵ (1473), vua Lê Thánh Tông nói với các quan phụ trách việc biên cương, đứng đầu là Thái bảo Kiến Dương Bá Lê Cảnh Huy rằng: “Một thước núi, một tấc sông của ta lẽ nào lại nên vứt bỏ?... Nếu ngươi dám đem một thước một tấc đất của Thái Tổ làm mồi cho giặc, thì phải tội tru di”. Vua Lê Thánh Tông cho khắc tuyên ngôn bất hủ của mình trên núi Bài Thơ (Hòn Gai, Quảng Ninh): “Thiên Nam vạn cổ sơn hà tại” (Muôn thuở Trời Nam núi sông còn mãi). Ý thức chủ quyền quốc gia lãnh thổ đã trở thành một nguyên tắc tối thượng: Nếu một người nào đó, bất kể họ là ai, để mất vào tay kẻ thù dù chỉ một tấc đất của cha ông thì đều bị khép tội phản quốc và phải chịu hình phạt cao nhất của triều đình.

viet nam thuc thi chu quyen bien dao hinh 1

Đại Nam nhất thống toàn đồ.

Tinh thần quyết liệt bảo vệ chủ quyền lãnh thổ ấy đã được vua Lê Thánh Tông thể chế hoá thông qua Bộ luật Hồng Đức, trong đó những hành vi xâm phạm chủ quyền lãnh thổ, phá hoại an ninh quốc gia, trật tự xã hội vùng biên giới cho đến cả sự vô trách nhiệm, mất cảnh giác gây hậu quả xấu đến chủ quyền an ninh biên giới đều bị trừng trị rất nặng.  Bộ luật Hồng Đức cũng “quy trách nhiệm” ghi rõ và cụ thể của quan trấn giữ và cai quản ở biên giới, nếu vô trách nhiệm mất cảnh giác gây hậu quả nghiêm trọng cho chủ quyền và an ninh quốc gia đều bị tội chém.

Không chỉ rất quyết liệt trong việc bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ, Lê Thánh Tông còn là vị vua đã sớm có ý thức về việc mở rộng lãnh thổ dân tộc. Trước những cuộc xâm lấn và gây rối của Chămpa, năm 1471, Lê Thánh Tông quyết định huy động 25 vạn quân do ông đích thân chỉ huy chinh phạt Chămpa. Cuộc chinh phạt giành thắng lợi, hạ được thành Vijaya. Chiến thắng Vijaya của Lê Thánh Tông không chỉ đánh sụp vương triều này, tiêu diệt tận gốc các thế lực gây rối mà còn tạo ra một bước ngoặt lịch sử trên con đường Nam tiến của dân tộc Việt.

Lê Thánh Tông còn là vị vua đầu tiên trong lịch sử Việt Nam tổ chức vẽ và ban bố bản đồ toàn quốc với tên gọi Hồng Đức bản đồ. Theo Đại Việt sử ký toàn thư, từ năm 1467, vua Lê Thánh Tông đã ra lệnh điều tra hình thế sông núi thuộc địa phương để vẽ thành bản đồ, hai lần nhà vua giao cho bộ Hộ quy định những chi tiết do các quan địa phương tiến dâng để lập thành địa đồ toàn vẹn lãnh thổ Đại Việt. Triều đại vua Lê Thánh Tông cũng đã sớm thực thi chủ quyền biển đảo Việt Nam khi Bộ Hồng Đức Bản đồ, được hoàn thành vào cuối năm 1469, được bổ sung nhiều lần về sau, bao gồm bản đồ cả nước và các địa phương, trong đó có các vùng biển, đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Hàng trăm năm đã trôi qua, nhưng Hồng Đức Bản đồ - tấm bản đồ ghi dấu sự hiện diện của hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa - vẫn vẹn nguyên giá trị lịch sử vô giá khi xác lập biên giới quốc gia, khẳng định chủ quyền lãnh thổ trong đó có vùng biển, đảo, trong đó việc xác lập chủ quyền Hoàng Sa và Trường Sa thuộc Đại Việt cho đến hôm nay vẫn vẹn nguyên giá trị thời sự.

“Toản tập Thiên Nam tứ chí lộ đồ thư” hay những nỗ lực liên tục của Triều Nguyễn trong việc thực thi chủ quyền biển đảo

Có thể nói, không chỉ thời vua Lê Thánh Tông, ngay từ khi bắt đầu xây dựng nền phong kiến độc lập tự chủ, ông cha ta đã có ý thức về bảo vệ sự toàn vẹn chủ quyền, cương thổ của Tổ quốc. Theo chiều dài lịch sử, nhà nước phong kiến Đại Việt nào, từ thời Đinh, Tiền Lê, đến đời Lý, Trần, ý thức về toàn vẹn lãnh thổ theo đó ngày càng mạnh mẽ, rõ ràng hơn. Tuy nhiên, điểm nhấn đáng kể trong việc xác lập chủ quyền biển đảo phải kể đến triều đại phong kiến thời nhà Nguyễn với “Toản tập Thiên Nam tứ chí lộ đồ thư”.

Theo nhiều tài liệu, cuốn sách Toản tập Thiên Nam tứ chí lộ đồ thư gồm 4 quyển được cho là do nho sinh họ Đỗ Bá, tên tự là Đạo Phủ (còn được gọi là Đỗ Bá Công Đạo) sưu tầm, biên soạn vào khoảng năm 1630 đến 1653. Chuyện kể rằng Đỗ Bá Công Đạo giả dạng lái buôn dong thuyền vượt biển vào Nam thăm dò hình thế sông núi, đường đi lối lại các nơi. Sau khi khảo sát kỹ càng, ông vẽ lại bản đồ xứ Đàng Trong rồi ra Bắc dâng lên Chúa. Chúa Trịnh rất mừng và tiếp tục cho ông soạn bộ Toản tập  Thiên Nam Tứ chí lộ đồ với 4 tập, gồm những bản đồ được chú giải rất tỷ mỉ.

Điều đặc biệt nhất cũng là một trong trong những điểm được xem là giá trị nhất của Toản tập Thiên Nam tứ chí lộ đồ thư  là trong quyển 1 của thư tịch cổ này đã nhắc đến 3 chữ “Bãi cát vàng”. Cụ thể, Toản tập Thiên Nam tứ chí lộ đồ thư có đoạn: “Ở làng Kim Hồ, trên hai bên bờ sông, có hai ngọn núi, mỗi ngọn đều có mỏ vàng được khai thác dưới sự kiểm soát của triều đình. Ở giữa biển, có một quần đảo dài 400 lý và rộng 200 lý có tên là “Bãi cát vàng” nhô lên từ đáy biển hướng về phía duyên hải giữa hai cảng Đại Chiêm và Sa Vinh. Vào mùa mưa tây - nam, các thương thuyền từ các quốc gia khác nhau qua lại gần bờ thường bị đắm ở các khu vực quần đảo này. Điều tương tự cũng xảy ra trong mùa mưa đông - bắc cho các thương thuyền qua lại trên vùng biển. Tất cả mọi người trên tàu bị đắm ở khu vực này thường bị chết đói. Nhiều loại thương thuyền khác nhau bị đắm trôi dạt vào đảo này. Mỗi năm trong suốt tháng cuối cùng của mùa đông, các Chúa nhà Nguyễn thường phái đến các đảo này một hạm đội gồm 18 tàu buồm để vớt các chiếc tàu đắm. Họ thu được rất nhiều vàng, bạc, tiền đúc, súng ống và đạn dược. Từ cảng Đại Chiêm phải mất một ngày rưỡi để đến quần đảo này, trong khi chỉ mất có một ngày nếu khởi đi từ Sa Kỳ”.

Những thông tin thể hiện trong Toản tập Thiên Nam tứ chí lộ đồ thư  cho thấy rõ ràng cương giới xứ Đàng Trong do chúa Nguyễn quản lý từ cuối thế kỷ XVI đã mở rộng ra khu vực các quần đảo ở giữa Biển Đông. “Bãi cát vàng” mà Đỗ Bá Công Đạo nhắc tới chính là 2 quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa ngày nay. Xưa kia, nhân dân xứ Đàng Trong đặt cho hai quần đảo này tên gọi nôm na là “Bãi cát vàng”. Tên gọi này chuyển sang âm Hán Việt là “Hoàng Sa”, “Hoàng Sa chử” sau đó được sử dụng chính thức trong các văn kiện, tài liệu của triều đình thời Lê và Nguyễn, như trong Đại Nam thực lục, Đại Nam nhất thống chí, Đại Nam nhất thống toàn đồ, tên gọi này được dùng để chỉ chung cả hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa ngày nay. Chừng ấy đã cho thấy 2 quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa đã thuộc quyền kiểm soát và quản lý của người Việt. 

`Điều đáng nói là việc thực thi chủ quyền biển đảo, đặc biệt với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa dưới triều các vua nhà Nguyễn không chỉ có vậy. Trước khi lên ngôi hoàng đế (1802), Nguyễn Ánh từng nhờ người Pháp đo đạc giúp hải trình ở Biển Đông, trong đó có hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Sau khi lên ngôi, vua Gia Long tiếp tục chỉ dụ đo đạc, vẽ bản đồ ở Hoàng Sa và Trường Sa. Năm 1816 vua Gia Long đã sai người ra cắm cờ trên đảo Hoàng Sa.

Đặc biệt, hoạt động thực thi chủ quyền trên quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa được tiến hành liên tục và triệt để dưới triều Minh Mạng (1820 - 1841). Đơn cử như việc vua Minh Mạng phái người ra Hoàng Sa vẽ bản đồ, dựng miếu, lập bia đá và xây bình phong trước miếu…  Chuyện kể rằng, việc đo vẽ bản đồ Hoàng Sa và Trường Sa được coi trọng hết mức. Nhiều quan lại, quân lính bị phạt nặng do không hoàn tất công việc theo chỉ dụ của nhà vua, Bộ Công buộc họ phải làm lại. Nhờ các hoạt động đo đạc chi tiết, cẩn thận như vậy, những dữ liệu thu về đã giúp triều đình Minh Mạng hoàn thành bản đồ chính thức của nước Đại Nam vào năm 1838 mang tên Đại Nam nhất thống toàn đồ, trong đó ghi rõ hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Chưa hết, các đội Hoàng Sa, Bắc Hải hoạt động mạnh và hiệu quả dưới thời Gia Long cho đến đầu thập kỷ 20 của thế kỷ 19 thì được tích hợp vào đội thủy quân của triều Nguyễn. Suốt thời kỳ nhà Nguyễn, thủy quân triều Nguyễn đều đặn đi vãng thám, đo đạc thủy trình, vẽ bản đồ, cắm mốc, dựng bia chủ quyền và rất nhiều hoạt động khác để thực thi chủ quyền trên hai quần đảo này.

Trong nỗ lực thực thi chủ quyền của triều Nguyễn còn có các tấm mộc bản- chúng tôi xin được tiếp tục đề cập tới trong Tư liệu số sau.

Hà Anh

Tin mới

Israel tấn công vào các trường học ở Gaza, khiến 33 người thiệt mạng

Israel tấn công vào các trường học ở Gaza, khiến 33 người thiệt mạng

(CLO) Ít nhất 33 người Palestine đã thiệt mạng và hơn 100 người bị thương trong các cuộc không kích của Israel vào ba trường học đang là nơi trú ẩn cho người tị nạn ở khu phố Tuffah, thành phố Gaza, theo các quan chức địa phương.

Thế giới 24h
Chiêm ngưỡng các sản phẩm 'Gốm Thiệp' của 42 hoạ sĩ tài hoa

Chiêm ngưỡng các sản phẩm 'Gốm Thiệp' của 42 hoạ sĩ tài hoa

(CLO) Nhân dịp kỷ niệm 75 năm Ngày sinh nhà văn Nguyễn Huy Thiệp (1950-2025), sáng 4/4 tại Hà Nội, không gian nghệ thuật mang tên ông (do gia đình vận hành) cùng Gallery 39 phối hợp tổ chức triển lãm mang tên “Gốm Thiệp”, nhằm giới thiệu đến công chúng Thủ đô hơn 200 tác phẩm tranh trên gốm, lấy cảm hứng từ con người và văn chương Nguyễn Huy Thiệp.

Đời sống văn hóa
VCCI: Ưu tiên hàng hóa, dịch vụ sản xuất trong nước sẽ tạo ra hiệu ứng lan tỏa tích cực

VCCI: Ưu tiên hàng hóa, dịch vụ sản xuất trong nước sẽ tạo ra hiệu ứng lan tỏa tích cực

(CLO) Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) vừa có văn bản gửi Bộ Tài chính, góp ý về dự thảo Luật sửa đổi Luật Đấu thầu.

Kinh tế vĩ mô
SUV điện hạng sang Mercedes-Benz G 580 EQ giá gần 8,7 tỷ đồng tại Việt Nam

SUV điện hạng sang Mercedes-Benz G 580 EQ giá gần 8,7 tỷ đồng tại Việt Nam

(CLO) Mẫu xe off-road thuần điện hạng sang Mercedes-Benz G 580 EQ được phân phối tại thị trường Việt Nam với 2 phiên bản tiêu chuẩn và Edition One.

Xe
Tổng thống Vladimir Putin mở khóa tài sản của Goldman Sachs trước cuộc đàm phán với Hoa Kỳ

Tổng thống Vladimir Putin mở khóa tài sản của Goldman Sachs trước cuộc đàm phán với Hoa Kỳ

(CLO) Trước thềm đối thoại với Mỹ, Nga bất ngờ gỡ phong tỏa 87 triệu USD tài sản Goldman Sachs và cử cố vấn cấp cao sang Washington.

Thị trường - Doanh nghiệp
Nhà Trắng bất ngờ sa thải hàng loạt nhân sự cấp cao

Nhà Trắng bất ngờ sa thải hàng loạt nhân sự cấp cao

(CLO) Nhà Trắng đã tiến hành một đợt sa thải hàng loạt nhân sự cấp cao sau cuộc gặp gỡ giữa Tổng thống Donald Trump và nhà hoạt động cực hữu Laura Loomer.

Thế giới 24h
Hàng nghìn quân nhân bắt đầu vào Nam hợp luyện diễu binh, diễu hành

Hàng nghìn quân nhân bắt đầu vào Nam hợp luyện diễu binh, diễu hành

(CLO) Tối qua (3/4), hàng nghìn cán bộ, chiến sĩ Quân đội thuộc các khối diễu binh, diễu hành được cơ động ra ga Hà Nội để khởi hành vào miền Nam, chuẩn bị cho kỷ niệm 50 năm ngày thống nhất đất nước.

Đời sống
Nhà kinh tế cảnh báo thuế quan của Hoa Kỳ có thể gây ra suy thoái toàn cầu nghiêm trọng

Nhà kinh tế cảnh báo thuế quan của Hoa Kỳ có thể gây ra suy thoái toàn cầu nghiêm trọng

(CLO) Mỹ tăng thuế mạnh tay, nguy cơ lặp lại Đại khủng hoảng 1930 - lạm phát leo thang, thương mại toàn cầu chao đảo, USD suy yếu.

Kinh tế vĩ mô
Đề nghị xem xét, thi hành kỷ luật ông Nguyễn Văn Hiếu, nguyên Bí thư Thành ủy Cần Thơ

Đề nghị xem xét, thi hành kỷ luật ông Nguyễn Văn Hiếu, nguyên Bí thư Thành ủy Cần Thơ

(CLO) Trong các ngày 31/3 và 03/4/2025, tại Hà Nội, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã họp Kỳ thứ 55. Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương Nguyễn Duy Ngọc chủ trì Kỳ họp.

Chống lãng phí, tham nhũng, tiêu cực
Ra mắt xe máy điện Honda đầu tiên tại Việt Nam, giá bán từ 26,9 triệu đồng

Ra mắt xe máy điện Honda đầu tiên tại Việt Nam, giá bán từ 26,9 triệu đồng

(CLO) Honda Việt Nam chính thức ra mắt mẫu xe máy điện đầu tiên ICON e: với mức giá bán lẻ đề xuất từ 26,9 triệu đồng không bao gồm pin.

Xe
Vì sao Hoa Kỳ không áp thuế đối với Nga, Cuba, Belarus, Bắc Triều Tiên?

Vì sao Hoa Kỳ không áp thuế đối với Nga, Cuba, Belarus, Bắc Triều Tiên?

(CLO) Mỹ giữ nguyên mức thuế với Nga, Cuba, Belarus, Triều Tiên do đã áp lệnh trừng phạt nghiêm ngặt từ trước, không mở rộng thêm.

Thị trường - Doanh nghiệp
Thuế quan Mỹ khiến chứng khoán, đồng đô la và dầu mỏ cùng lao dốc

Thuế quan Mỹ khiến chứng khoán, đồng đô la và dầu mỏ cùng lao dốc

(CLO) Thị trường chứng khoán và đồng đô la lao dốc vào thứ Năm (3/4) sau khi chính sách áp thuế mới nhất trên toàn thế giới của Tổng thống Donald Trump thổi bùng một cuộc chiến thương mại mà nhiều người lo ngại sẽ gây ra suy thoái kinh tế và làm tăng lạm phát.

Thế giới 24h
Nhận định HAGL vs Bình Dương, 17h ngày 5/4 tại V.League 2024/25

Nhận định HAGL vs Bình Dương, 17h ngày 5/4 tại V.League 2024/25

(CLO) Nhận định HAGL vs Bình Dương, 17h ngày 5/4 tại V.League 2024/25; dự đoán tỉ số HAGL vs Bình Dương cùng các chuyên gia phân tích.

Thể thao
Khó hiểu món ăn bẩn từ tên gọi nhưng vẫn nở rộ

Khó hiểu món ăn bẩn từ tên gọi nhưng vẫn nở rộ

(CLO) "Xiên bẩn" - một món ăn đường phố khoái khẩu của nhiều người, đặc biệt là các bạn trẻ, học sinh, sinh viên. Sở dĩ được gọi là “xiên bẩn” bởi nó có nguồn gốc không rõ ràng, bày bán ở những nơi bụi bặm, được chiên đi chiên lại nhiều lần và tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây hại cho sức khoẻ.

Rubik 360
Ngắm toàn cảnh vịnh Hạ Long bằng khinh khí cầu

Ngắm toàn cảnh vịnh Hạ Long bằng khinh khí cầu

(CLO) Từ tháng 4, du khách đến TP Hạ Long sẽ có cơ hội chiêm ngưỡng vẻ đẹp kỳ vĩ của vịnh Hạ Long và Bái Tử Long từ khinh khí cầu neo cố định ở độ cao 80-100 m, mang lại trải nghiệm mới lạ và đầy hấp dẫn.

Du lịch
Miền Bắc nắng ráo trước khi đón không khí lạnh

Miền Bắc nắng ráo trước khi đón không khí lạnh

(CLO) Dự báo thời tiết ngày 4/4, miền Bắc nắng ráo trước khi chuyển mưa do tác động của đợt không khí lạnh tăng cường yếu, lệch đông.

Công luận 24H
Bình Luận

Tin khác

Tấn công, trấn áp tội phạm công nghệ cao có hiệu quả trong giai đoạn không tổ chức công an cấp huyện

Tấn công, trấn áp tội phạm công nghệ cao có hiệu quả trong giai đoạn không tổ chức công an cấp huyện

(CLO) Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Công an chỉ đạo công an các đơn vị, địa phương tập trung triển khai có hiệu quả đợt cao điểm tấn công, trấn áp tội phạm sử dụng công nghệ cao, lợi dụng không gian mạng hoạt động phạm tội, đặc biệt là tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản, nhất là trong giai đoạn sắp xếp tổ chức bộ máy công an địa phương (không tổ chức công an cấp huyện).

Tin tức
Công nghiệp của Vĩnh Phúc cần chuyển từ gia công, lắp ráp sang sản xuất công nghệ cao

Công nghiệp của Vĩnh Phúc cần chuyển từ gia công, lắp ráp sang sản xuất công nghệ cao

(CLO) Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu Vĩnh Phúc phải đa dạng hóa ngành nghề, sản phẩm, thị trường, chuỗi cung ứng để phát triển nhanh và bền vững, có thể ứng phó kịp thời với tình hình khi một số ngành nào đó gặp khó khăn. Đưa Vĩnh Phúc trở thành trung tâm sản xuất công nghiệp hiện đại của cả nước. Chuyển từ gia công, lắp ráp sang sản xuất các sản phẩm có hàm lượng công nghệ cao, tăng tỷ lệ giá trị gia tăng trong sản xuất công nghiệp.

Tin tức
Cơ quan thông tấn, báo chí đưa tin đầy đủ nội dung các văn bản về đặc xá năm 2025

Cơ quan thông tấn, báo chí đưa tin đầy đủ nội dung các văn bản về đặc xá năm 2025

(CLO) Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chỉ đạo các cơ quan thông tấn, báo chí đưa tin đầy đủ nội dung các văn bản về đặc xá năm 2025 để mọi người dân và các phạm nhân hiểu rõ điều kiện, quy trình, thủ tục xét đặc xá... để họ có thể tự bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình, tự đối chiếu, giám sát hoạt động của các cơ quan chức năng, tránh nhầm lẫn, sai sót...

Tin tức
Tìm kiếm hướng đầu tư mới cho doanh nghiệp Việt Nam - Liên bang Nga

Tìm kiếm hướng đầu tư mới cho doanh nghiệp Việt Nam - Liên bang Nga

(CLO) Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đề nghị phía Nga với vai trò quan trọng trong Liên minh Kinh tế Á-Âu, thúc đẩy các nước thành viên đồng ý xóa bỏ biện pháp phòng vệ ngưỡng đối với các sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam; nâng hạn ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam; tìm kiếm hướng đầu tư mới, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp hai nước đầu tư trên lãnh thổ của nhau.

Tin tức
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tiếp Trưởng Nhóm Nghị sĩ hữu nghị Armenia - Việt Nam

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tiếp Trưởng Nhóm Nghị sĩ hữu nghị Armenia - Việt Nam

(CLO) Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Cộng hòa Armenia, sáng 3/4 (theo giờ địa phương), tại Thủ đô Yerevan, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã tiếp Trưởng Nhóm Nghị sĩ hữu nghị Armenia - Việt Nam Hasmik Hakobyan.

Tin tức
Tổng thống Cộng hòa Burundi đến Hà Nội, bắt đầu thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam

Tổng thống Cộng hòa Burundi đến Hà Nội, bắt đầu thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam

(CLO) Tối 3/4, Tổng thống nước Cộng hòa Burundi Évariste Ndayishimiye và Phu nhân đến Hà Nội, bắt đầu chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam theo lời mời của Chủ tịch nước Lương Cường và Phu nhân.

Tin tức
Hà Nội: Không để 'tranh tối tranh sáng' trong quản lý đất đai và trật tự xây dựng

Hà Nội: Không để 'tranh tối tranh sáng' trong quản lý đất đai và trật tự xây dựng

(CLO) Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong khẳng định, quản lý đất đai và trật tự xây dựng luôn là vấn đề “nóng”, đặc biệt trong giai đoạn hiện nay. Ông yêu cầu lãnh đạo các quận, huyện, thị xã phải thể hiện trách nhiệm tối đa, không để xảy ra tình trạng “tranh tối tranh sáng” hay khoảng trống trong quản lý.

Tin tức
Thông cáo đặc biệt về quốc tang đồng chí Khamtay Siphandone

Thông cáo đặc biệt về quốc tang đồng chí Khamtay Siphandone

(CLO) Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chính phủ nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thông báo:

Tin tức
Giải ngân đầu tư công nhanh nhưng không để phát sinh tiêu cực, lãng phí

Giải ngân đầu tư công nhanh nhưng không để phát sinh tiêu cực, lãng phí

(CLO) Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình nêu rõ yêu cầu đối với các bộ, cơ quan Trung ương và địa phương phải đẩy mạnh hơn nữa tiến độ giải ngân vốn đầu tư công. Giải ngân nhanh, nhưng phải bảo đảm chặt chẽ, đúng quy định, quy trình, không để phát sinh tiêu cực, lãng phí.

Tin tức
Việt Nam luôn coi trọng quan hệ hữu nghị truyền thống tốt đẹp với Armenia

Việt Nam luôn coi trọng quan hệ hữu nghị truyền thống tốt đẹp với Armenia

(CLO) Sáng 3/4 (theo giờ địa phương), tại Tòa nhà Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Armenia Alen Simonyan đã chủ trì Lễ đón Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam thăm chính thức Armenia. Ngay sau lễ đón, hai Chủ tịch Quốc hội đã tiến hành hội đàm.

Tin tức