Tiến sĩ Nguyễn Đức Thành: Tạo ra thảo luận là cách tôi trả ơn trường Ams

Thứ sáu, 26/06/2020 14:05 PM - 0 Trả lời

(CLO) Theo TS, Nguyễn Đức Thành: "Chưa có lý do phù hợp với thực tế là cần phải dùng tiền của số đông tài trợ một cách vượt trội cho một nhóm nhỏ học sinh ở trong trường Ams hay trường chuyên".

Bài liên quan

Sau khi đề xuất bán Trường THPT chuyên Hà Nội – Amsterdam (Ams), tiến sĩ Nguyễn Đức Thành đã nhận được nhiều ý kiến phản biện, lập luận trái ngược.

Tiến sĩ Thành đã tổng kết lại 5 quan điểm cơ bản phản đối lập luận của ông và đã đưa ra các phân tích để bảo vệ ý kiến bán trường Ams của mình.

Theo tiến sĩ Nguyễn Đức Thành, ý tưởng bán trường Ams của ông không phải phê phán chất lượng của trường Ams.

Vấn đề mà ông đặt ra thảo luận là các trường chuyên sử dụng nguồn lực và tài chính vượt trội của nhà nước để phục vụ cho mục đích gì?

Số liệu thực tế cho thấy, trường Ams hiện nay (cũng như mọi “trường chuyên” khác trên cả nước) đang nhận ngân sách (tính trên đầu học sinh) cao hơn khoảng 2,5-2,7 lần các trường công khác.

Hiện, tiến sĩ Nguyễn Đức Thành cho rằng mô hình trường Ams và trường chuyên là bất công, nên chấm dứt (ảnh nguồn internet).

Hiện, tiến sĩ Nguyễn Đức Thành cho rằng mô hình trường Ams và trường chuyên là bất công, nên chấm dứt (ảnh nguồn internet).

Sau đây là các lập luận của tiến sĩ Nguyễn Đức Thành trước những ý kiến bảo vệ trường chuyên:

Thứ nhất, những người nói mục đích của trường chuyên là để đào tạo ra những người ưu tú để đi thi học sinh giỏi quốc tế để cải thiện hình ảnh đất nước, mang lại sự vẻ vang cho Tổ quốc, giống như trong thi đấu thể thao hay nghệ thuật.

Tuy nhiên, tiến sĩ Thành cho rằng, nếu vậy thì có cần thiết phải xây dựng tốn kém một hệ thống dàn trải các trường chuyên trên khắp cả nước.

Hiện tại trường Ams nói riêng và nhiều trường chuyên trên cả nước nói chung đều không đạt được mục đích ấy.

Họ không làm được việc đó và học sinh có vẻ cũng không muốn theo đuổi các giải đó. Đồng thời, có rất nhiều “môn chuyên” mà chẳng có giải thi đấu quốc tế nào như môn Địa. Thế vì sao phải tài trợ cho các học sinh học môn đó cao hơn các học sinh trường công khác?

Thứ hai: Có người nói mục đích của trường chuyên là để đào tạo ra “nhân tài” và tiến sĩ Nguyễn Đức Thành bày tỏ sự hoài nghi về mục đích này.

Theo ông, nhân tài có thực sự bộc lộ ở những năm học phổ thông và có thể đào tạo ở những năm ấy?

Tất nhiên, thông qua học hành thi cử, nhồi nhét, thách đố, tạo sức ép lên một đứa trẻ, chúng ta có thể nhận ra được một số tố chất đặc biệt như khả năng tính nhanh, khả năng suy luận hay trừu tượng hoặc nhớ vài bài thơ dài, nhưng nói chung qua quan sát thì những tỷ lệ các tài năng thực thụ trong trường Ams và các trường chuyên không nhiều.

Và không có gì bảo đảm các trường phổ thông khác không cung cấp được các nhân tài tương lai. Cho nên, không có gì bảo đảm những đứa trẻ được tuyển và học tại trường Ams hay trường chuyên là “nhân tài” dù chúng có thể học giỏi hơn các bạn cùng lứa.

Tuy nhiên, có một điều hệ trọng hơn rất nhiều nếu nhà nước thực sự đã bỏ tiền ra để phát hiện và bồi dưỡng “nhân tài”, và tiền ấy là của những người dân bình thường đóng góp thì những “nhân tài” ấy phải có nhiệm vụ phục vụ nhân dân.

Còn nếu không, thì chi tiền cho nhân tài làm gì khi bản thân những người có tài, họ đã tự lo liệu cho cuộc sống của họ dễ dàng hơn những người bình thường. Sao lại còn đầu tư thêm cho họ bằng tiền của người kém tài hơn, rồi để họ muốn làm gì thì làm.

Ông Thành nhấn mạnh: “Ở đây tôi cũng muốn làm rõ một điểm là nhiều người vẫn viện dẫn là các nước họ có những trường đặc biệt để rèn luyện những người có năng lực và sử dụng ngân sách công.

Tôi cho rằng đó là những trường đào tạo những người ở độ tuổi lớn hơn tuổi học phổ thông. Và nếu có đào tạo ở độ tuổi phổ thông thì rất ít và trong những hoàn cảnh đặc biệt (như Israel - một nước nhỏ rất cần nhân tài để phục vụ Tổ quốc tự vệ trước các nước láng giềng không hề thân thiện).

Điểm cốt yếu ở đây, những người ấy sau khi được đào tạo xong phải phục vụ bộ máy nhà nước nơi đã bỏ tiền ra đào tạo anh.

Điều này giống như trong các trường công an, quân đội hiện nay của nước ta. Tôi khẳng định, đó là những con người công cụ.

Bất kể họ tài cán thế nào, khi họ nhận sự tài trợ đặc biệt từ nhà nước để phát triển lên, họ đã chấp nhận một thỏa ước rồi: phục vụ cho nhà nước, phục vụ cho những người đã đóng tiền thuế để tài trợ cho việc học của họ, tức là trở thành công cụ cho nhà nước và nhân dân.

Vậy những học sinh ở Ams hoặc các trường chuyên, học xong họ có chấp nhận là một con người công cụ như vậy không?

Họ có thực hiện thỏa ước đó không? Và rộng hơn, triết lý giáo dục có nên khuyến khích mô hình đào tạo ra những con người công cụ như vậy không?”.

Do đó, ông Thành khẳng định: “Ngay từ đầu những người học Ams và chuyên còn không nghĩ tới một thỏa ước như thế, cả những học sinh thi vào trường lẫn những người cấp ngân sách cho trường Ams.

Họ muốn vào Ams chỉ vì ở đó có chất lượng giáo dục cao hơn trung bình mà tiền học thì lại thấp.

Như vậy, mục đích “đào tạo nhân tài” theo đúng nghĩa không hề tồn tại và nếu tồn tại cũng chưa bao giờ được thực hiện”.

Thứ 4: Hiện có người nói mô hình trường Ams hoặc các trường chuyên, mở rộng ra là các “trường điểm” ở các tỉnh thành là mô hình để thử nghiệm một loại trường tiên tiến, chất lượng cao trong giảng dạy.

Mục đích của thí điểm là để khi ta đã nắm bắt được mô hình đó, thì ta nhân rộng nó ra nhằm giúp toàn bộ hệ thống giáo dục cũng có chất lượng cao như thế.

Trước ý kiến đó, ông Thành phản bác, nếu quan điểm như vậy đúng thì các trường ấy phải nhận các em học sinh đa dạng về thành phần (trí tuệ, đạo đức, thu nhập, sắc tộc…) y như ngoài đời thực.

Tức là phải có em giỏi em dốt, em ngoan em chưa ngoan, em có điều kiện em không có điều kiện, v.v… thì như thế mới có thể bảo đảm đó là một thí nghiệm trên một môi trường giống như môi trường thực tế, và khi thành công, mới có thể nhân rộng.

Còn nếu xây dựng một trường điểm, trường kiểu mẫu, mà chỉ dạy các em học sinh giỏi, học sinh ngoan, học sinh sáng dạ, trên mức trung bình, thì làm sao có thể bảo đảm mô hình ấy sau này áp dụng cho toàn xã hội được.

Và nếu như thế, thì việc gì phải thử nghiệm mô hình ấy ngay từ đầu làm gì vì đã thiết kế thí nghiệm sai.

Thứ 5: Các luận điểm cho rằng trường Ams hoặc trường chuyên tạo điều kiện cho người nghèo nhưng có tài có cơ hội vươn lên.

Theo tiến sĩ Thành, đây là điều nghe có vẻ có lý nhưng cũng cá nhân ông thấy ngay từ thời đi học (25 năm trước) đã không thấy có mấy bạn nghèo trong trường Ams và ông cho rằng, bây giờ chắc càng ít.

Nếu trường Ams tồn tại vì mục đích này thì đa số người học phải là người nghèo, thỉnh thoảng có một hai em gia đình có điều kiện học cùng thì coi như là bị lỡ tuyển nhầm.

Nhưng điều sâu xa hơn nếu vậy thì các em học sinh nghèo mà bị coi là bình thường, là không có tài thì sao, các em không xứng đáng để được đầu tư hay sao?

Một lần nữa, mô hình chuyên đang cho thấy vấn đề: đối với những người đang ở trong cùng một hoàn cảnh, nên đầu tư cho những người có năng lực vượt trội hay cho những người có năng lực bình thường hoặc thậm chí là yếu. Hay đơn giản là cứ đầu tư bình đẳng, trao cơ hội giáo dục như nhau.

Trả lời câu hỏi này cần một nền tảng triết lý nhân văn về con người và xã hội.

Như vậy, với những mục đích được đề xuất như trên, ông Thành không thấy có cái nào phù hợp với thực tế cần phải dùng tiền của số đông tài trợ một cách vượt trội cho một nhóm nhỏ các em học sinh ở trong trường Ams hay trường chuyên, trường điểm.

Nói cách khác, sự tồn tại của các trường này hiện nay đang không có mục đích rõ ràng.

Vì thế ông khẳng định: “Trường Ams đã không đạt được mục đích nào trong số các mục đích nêu trên khi đào tạo tôi.

Vậy mà tôi đã được hưởng một sự giáo dục rất tốt với chi phí cao do người khác – đa số trong số ấy có con không bao giờ học trường Ams, chi trả.

Tự tôi thấy đó là điều không công bằng, và tôi muốn điều ấy chấm dứt. Tôi nghĩ nêu ra cuộc thảo luận này là cách tôi trả ơn những người đã tài trợ cho tôi trong những năm tháng đẹp đẽ ở trường Ams”.

Trinh Phúc (ghi )

Tin khác

Cách ghi phiếu đăng ký dự thi đối với thí sinh dự thi kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024

Cách ghi phiếu đăng ký dự thi đối với thí sinh dự thi kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024

(CLO) Theo quy định, thí sinh chịu hoàn toàn trách nhiệm về thông tin khai trong phiếu đăng ký dự thi, vì vậy cần cẩn trong khi thực hiện điền các thông tin.

Giáo dục
Đình chỉ cơ sở mầm non có cô giáo đè, đánh học sinh bắt ăn

Đình chỉ cơ sở mầm non có cô giáo đè, đánh học sinh bắt ăn

(CLO) Chiều 25/4, UBND thành phố Thủ Đức (thành phố Hồ Chí Minh) thông tin cập nhật kết quả điều tra, xử lý vụ tố cáo một chủ nhóm lớp mẫu giáo bạo hành trẻ em trên địa bàn.

Giáo dục
Vụ trẻ bị cô giáo đánh ở TP Thủ Đức: Sự việc đáng tiếc của ngành giáo dục

Vụ trẻ bị cô giáo đánh ở TP Thủ Đức: Sự việc đáng tiếc của ngành giáo dục

(CLO) Tại buổi họp báo chiều 25/4, Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) TP HCM Lê Hoài Nam đã thông tin về sự việc trẻ bị cô giáo đánh tại lớp mẫu giáo Tí Bo (phường Linh Đông, TP Thủ Đức, TP HCM).

Giáo dục
Trao giải cuộc thi “Xây dựng thiết bị dạy học số tỉnh Nam Định” năm 2024

Trao giải cuộc thi “Xây dựng thiết bị dạy học số tỉnh Nam Định” năm 2024

(CLO) Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Nam Định vừa tổ chức trao giải cuộc thi “Xây dựng thiết bị dạy học số tỉnh Nam Định” năm 2024 dành cho cán bộ, giáo viên, nhân viên tại các cơ sở giáo dục phổ thông và trung tâm giáo dục thường xuyên trên địa bàn tỉnh.

Giáo dục
Học sinh tại Hà Nội nghỉ lễ 30/4 - 1/5 như thế nào?

Học sinh tại Hà Nội nghỉ lễ 30/4 - 1/5 như thế nào?

(CLO) Theo hướng dẫn của Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, trong dịp lễ 30/4 - 1/5, cán bộ, công chức và người lao động ngành giáo dục Hà Nội được hoán đổi ngày làm việc từ ngày thứ Hai (29/4) sang ngày thứ Bảy (4/5).

Giáo dục