(CLO) Các quốc gia trên thế giới đang tăng cường các biện pháp tài khóa để giải quyết đại dịch COVID-19 đồng thời nhấn mạnh nỗ lực giảm lượng khí thải carbon. Với những gì thể hiện, Trung Quốc và Nhật Bản dường như đang tụt hậu về kích thích 'phục hồi xanh'.
Các nước châu Âu đang tăng tốc đầu tư vào năng lượng gió ngoài khơi trong thời kỳ đại dịch COVID. Ảnh: Reuters
Trung Quốc, Nhật Bản phục hồi kinh tế nhanh hơn châu Âu...
Trong khi các biện pháp kích thích của Liên minh châu Âu sẽ ảnh hưởng tích cực đến quá trình khử carbon, thì chi tiêu ở các nước châu Á như Trung Quốc và Nhật Bản có thể mang lại tác động tiêu cực, một nghiên cứu cho biết.
Chi tiêu tài chính toàn cầu và hỗ trợ tài chính để đối phó với cuộc khủng hoảng sức khỏe cộng đồng COVID-19 là tổng cộng 13 nghìn tỷ đô la, theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế. Trong khi số tiền đó chủ yếu được chi để bảo vệ việc làm và hỗ trợ các công ty đang gặp khó khăn về tiền mặt, sự khác biệt đã xuất hiện trong các kích thích 'phục hồi xanh' liên kết quá trình khử carbon với tăng trưởng.
Một báo cáo của Vivid Economics, một công ty tư vấn có trụ sở tại London cho biết trên cơ sở thực tế, xuất hiện những gánh nặng môi trường do các chính sách tài khóa gây ra để hỗ trợ nền kinh tế ở 8 quốc gia ở châu Á và châu Đại Dương.
Vivid đã tính toán Chỉ số kích thích xanh để đánh giá các chính sách của chính phủ và nó cho thấy điểm tiêu cực đối với Hoa Kỳ, Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc cũng như tích cực đối với các nước còn lại bao gồm Anh, Pháp và Đức.
Nhật Bản nhận được điểm tiêu cực cho các yếu tố như giảm thuế đối với một số loại phương tiện. Trung Quốc cũng bị điểm kém vì nước này đã hợp lý hóa các giấy phép khai thác than, mặc dù Bắc Kinh đã thực hiện các biện pháp khuyến khích xe điện.
Mặt khác, lượng khí thải carbon đã giảm do đại dịch nhưng được dự đoán sẽ tăng trở lại nếu hoạt động kinh tế trở lại mức trước khi đại dịch COVID-19 ập đến.
Nhu cầu về nhiên liệu hóa thạch giảm vào năm 2020 do tình trạng ngừng hoạt động và tăng trưởng chậm lại trên khắp thế giới. Theo Global carbon Project (Dự án carbon toàn cầu), một nhóm nghiên cứu quốc tế thì lượng khí thải carbon do đốt nhiên liệu hóa thạch đã giảm 7% vào năm ngoái so với năm 2019. Mức giảm là lớn nhất từ trước đến nay trên cơ sở một năm.
Cải thiện ô nhiễm không khí là một sản phẩm của nền kinh tế đang chậm lại. Ví dụ, ở Ấn Độ, nhiều người đã có thể nhìn thấy dãy núi Himalaya, nơi mà họ không thể nhìn thấy trước đại dịch vì sương mù.
Nhưng lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính đang bắt đầu có dấu hiệu phục hồi. Chúng giảm mạnh ở Trung Quốc trong nửa đầu năm 2020 nhưng lại ghi nhận mức giảm ít ỏi 1,7% trong cả năm so với trước đó khi nền kinh tế phục hồi trở lại.
... nhưng 'phục hồi xanh' lại kém hơn châu Âu
Theo Viện Tài nguyên Thế giới, một tổ chức phi lợi nhuận có trụ sở tại Washington, các nước trên thế giới đã tăng chi tiêu tài chính trong cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 và 2009. Chi tiêu cho môi trường trong thời kỳ đó lên tới 520 tỷ USD.
Nhưng trong cuộc khủng hoảng hiện nay, một số quốc gia đang chi tiêu ít hơn. Khoản kích thích của Trung Quốc là 218 tỷ USD, gấp 8 lần so với chi tiêu chống COVID của nước này, trong khi của Mỹ là 118 tỷ USD, hay gấp hơn 4 lần so với kinh phí để chống lại virus Corona.
Trong cuộc khủng hoảng tài chính, các chính phủ khẳng định rằng bảo vệ môi trường sẽ là một yếu tố chi tiêu quan trọng, nhưng lượng khí thải carbon không ngừng tăng lên, cho thấy chỉ riêng quy mô đầu tư không thể thay đổi xu hướng gia tăng lượng khí thải carbon.
Ở châu Âu, quá trình khử carbon được tính đến trong việc hỗ trợ nền kinh tế và các ngành công nghiệp bị ảnh hưởng bởi đại dịch.
Anh đã đưa vào sử dụng hàng nghìn xe buýt không phát thải và tăng làn đường dành cho xe đạp trên các tuyến đường như một phần của kế hoạch Cách mạng Công nghiệp Xanh. Vương quốc này sẽ xem xét lại hệ thống giao thông để lượng khí thải carbon sẽ không tăng lên ngay cả khi nền kinh tế phục hồi.
Nước Anh cũng có kế hoạch đẩy mạnh sản xuất điện gió ngoài khơi lên mức có thể cung cấp điện cho tất cả các hộ gia đình vào năm 2030.
Tại Pháp, chính phủ quyết định hỗ trợ tài chính cho Air France-KLM với điều kiện hãng triển khai các loại máy bay thải ít khí nhà kính hơn. Quốc gia cũng yêu cầu hãng hàng không phải đóng các tuyến nội địa cạnh tranh với đường sắt.
(CLO) Ngày 8/4, sự kiện khai mạc chương trình “Tăng trưởng doanh nghiệp sinh thái rừng – Forest Ecopreneur 2025” chính thức diễn ra tại Tòa nhà Viện Hàn lâm Khoa học và Xã hội Việt Nam. Đây là cột mốc quan trọng mở đầu cho hành trình nâng cao năng lực doanh nghiệp nhỏ và vừa, thúc đẩy bảo tồn đa dạng sinh thái rừng và cải thiện sinh kế địa phương trong năm 2025.
(CLO) Quân đội Hàn Quốc hôm 8/4 cho biết rằng họ đã bắn cảnh cáo vì cho rằng binh lính Triều Tiên vi phạm ranh giới phân định quân sự trước khi quay trở lại.
(CLO) Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng cho biết, Chính phủ Việt Nam sẵn sàng đối thoại, bàn bạc với UAE về những hợp tác chiến lược. Và cần cụ thể hoá hợp tác thành những dự án, nhất là các dự án liên quan đến khoa hoc công nghệ, đổi mới sáng tạo, xây dựng và vận hành trung tâm dữ liệu.
(CLO) Liên quan đến vụ 4 ô tô tông nhau trên đèo Bảo Lộc, bước đầu cơ quan chức năng xác định, tài xế lái xe bồn chở hóa chất không chú ý quan sát dẫn tới va chạm với các phương tiện lưu thông hướng ngược lại.
(CLO) Ngày 8/4, tại di tích Trung ương Cục miền Nam (thời kỳ 1961-1962, tại xã Mã Đà, huyện Vĩnh Cửu), Tỉnh ủy Đồng Nai tổ chức Lễ khánh thành đặt tượng cố Tổng Bí thư Lê Duẩn.
(CLO) Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Cộng hòa Uzbekistan, sáng 8/4 theo giờ địa phương, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự Tọa đàm doanh nghiệp Việt Nam - Uzbekistan.
(CLO) Thông tin từ Sở Y tế tỉnh Đắk Lắk cho biết, đơn vị này đã chuyển hồ sơ, đề nghị Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk xử phạt Công ty cổ phần ASIA LIFE tổng số tiền hơn 224 triệu đồng với 4 hành vi vi phạm hành chính.
(CLO) Theo khảo sát của YouGov tại 7 quốc gia châu Âu, mức độ thiện cảm với Mỹ đã giảm từ 6 đến 28% kể từ khi Tổng thống Donald Trump tái đắc cử vào cuối năm 2024.
(CLO) Ngày 8/4, lực lượng chức năng tỉnh Nghệ An phát hiện một thi thể trôi dạt trên biển, gần khu vực xảy ra vụ chìm tàu cá NA-80209-TS vào giữa tháng 3 vừa qua.
(CLO) Ngày 8/4, tại Hà Nội, Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng chủ trì Hội nghị lãnh đạo Bộ Quốc phòng về tổ chức quân sự địa phương sau khi sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh, không tổ chức đơn vị hành chính cấp huyện.
(CLO) Hai thiếu niên dùng ná cao su bắn chim trên đường cao tốc đã làm vỡ cửa kính thoát hiểm của hai xe ô tô khách khi đang di chuyển qua địa phận thị xã Nghi Sơn (Thanh Hóa).
(CLO) Ngày 08/4, phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh Bình Dương cho biết, đã huy động lực lượng kịp thời giải cứu thành công một người phụ nữ bị đối tượng sử dụng súng khống chế trong phòng trọ tại địa bàn phường Hưng Định, TP.Thuận An, tỉnh Bình Dương.
(CLO) Quân đội Hàn Quốc hôm 8/4 cho biết rằng họ đã bắn cảnh cáo vì cho rằng binh lính Triều Tiên vi phạm ranh giới phân định quân sự trước khi quay trở lại.
(CLO) Theo khảo sát của YouGov tại 7 quốc gia châu Âu, mức độ thiện cảm với Mỹ đã giảm từ 6 đến 28% kể từ khi Tổng thống Donald Trump tái đắc cử vào cuối năm 2024.
(CLO) Một nhóm các nhà khoa học quốc tế vừa công bố phát hiện gây tranh cãi: tổ tiên loài người hiện đại có thể bắt nguồn từ châu Âu chứ không phải từ châu Phi như giả thuyết lâu nay của giới khoa học.
(CLO) Trung Quốc đã có những động thái nhằm phản đối thuế quan Mỹ, đồng thời triển khai các biện pháp khẩn cấp để bảo vệ nền kinh tế trong cuộc chiến thương mại.
(CLO) Hàn Quốc sẽ tổ chức cuộc bầu cử tổng thống bất thường vào ngày 3/6 để tìm người kế nhiệm ông Yoon Suk-yeol, người vừa bị Tòa án Hiến pháp nước này phế truất.
(CLO) Bên cạnh việc bị đẩy vào cuộc chiến thương mại với Mỹ, Liên minh châu Âu (EU) còn đang đứng trước nguy cơ bị hàng hóa Trung Quốc giá rẻ ồ ạt tràn vào lục địa này.
(CLO) Ngày 7/4, Nhà Trắng đã thẳng thừng bác bỏ thông tin lan truyền trên mạng xã hội rằng Tổng thống Donald Trump đang xem xét tạm dừng các mức thuế trong 90 ngày, gọi đây là "tin giả".
(CLO) Tổng thống Mỹ Donald Trump vừa tuyên bố rằng việc bán năng lượng cho Liên minh châu Âu (EU) sẽ là một trọng tâm chính của chính quyền ông nhằm xóa bỏ thâm hụt thương mại với khối này.
(CLO) Trong một động thái được xem là sự nhượng bộ trước chính sách thương mại của Tổng thống Mỹ Donald Trump, Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu đã cam kết xóa bỏ thặng dư thương mại của Israel với Hoa Kỳ.