PGS.TS Phạm Thế Anh - Kinh tế trưởng, Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR):

“Chỉ nhìn tăng trưởng GDP, đâu thấy hết sự khó khăn của doanh nghiệp”

Thứ hai, 21/06/2021 08:30 AM - 0 Trả lời

(NB&CL) Theo PGS.TS Phạm Thế Anh- Kinh tế trưởng, Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách, nếu chỉ nhìn vào mỗi tăng trưởng GDP thì không thể thấy hết được sự khó khăn của nền kinh tế trước đại dịch. Con số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường lớn hơn so với số doanh nghiệp thành lập mới là điều đáng lưu tâm…

Doanh nghiệp Việt trong đại dịch Covid-19:

Thách thức tạo sức bật

Đại dịch Covid-19 dẫn đến những thách thức, thậm chí là lực cản không hề mong muốn đối với giới doanh nghiệp Việt, nhưng với nhiều doanh nghiệp, những thách thức của thị trường lại là cơ hội để tạo nên những sức bật mới. Báo Nhà báo & Công luận có cuộc gặp gỡ, trao đổi cùng một số lãnh đạo các doanh nghiệp, các chuyên gia kinh tế để có cái nhìn toàn cảnh và thấu đáo về những nỗ lực, sáng tạo của các doanh nghiệp vượt qua khủng hoảng, tìm cơ hội phát triển cũng như những giải pháp tháo gỡ về môi trường đầu tư, kinh doanh, hỗ trợ các doanh nghiệp vượt qua thách thức.

Bài liên quan

Trao đổi với PV Nhà báo & Công luận, PGS.TS Phạm Thế Anh cho rằng số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường, tạm ngừng giải thể còn có thể tăng lên nhiều hơn sau làn sóng Covid-19 bùng phát mạnh mẽ hiện nay. Tuy nhiên, không phải doanh nghiệp nào cũng khó khăn trước tác động của đại dịch. Nhiều doanh nghiệp được hưởng lợi như ngành thép, hàng tiêu dùng, y tế… Do vậy khi bàn về giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp, không thể chung chung được.

Tác động của dịch bệnh còn dai dẳng

+ Theo số liệu của Cục Đăng ký kinh doanh, số doanh nghiệp thành lập mới trong 4 tháng đầu năm 2021 cao hơn tổng số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường. Quy luật thị trường “có sinh có tử” song rút lui ở mức độ quy mô lớn trong một kỳ quan sát như vậy là điều rất đáng lo ngại. Ông nghĩ gì về những con số biết nói này?

- Mức tăng trưởng kinh tế 4,48% trong quý I vừa qua của Việt Nam là ấn tượng. Bởi lẽ trong khoảng thời gian này, Việt Nam chịu ảnh hưởng khá nhiều từ các lệnh phong tỏa địa phương do Covid-19.

Song nếu chỉ nhìn vào mỗi tăng trưởng GDP thì không thể thấy hết được sự khó khăn của nền kinh tế trước đại dịch. Con số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường lớn hơn so với số doanh nghiệp thành lập mới là điều đáng lưu tâm, nó phản ảnh sự khó khăn thực tế đang diễn ra của nền kinh tế.

Tăng trưởng GDP đóng góp chủ yếu lớn là đầu tư công và xuất khẩu của FDI… Trong khi số lượng doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường chủ yếu là vừa và nhỏ. Đối tượng doanh nghiệp này chiếm chủ yếu tới 98%. Doanh nghiệp vừa và nhỏ, siêu nhỏ, hộ gia đình kinh doanh mới chính là đối tượng chịu ảnh hưởng chính bởi dịch Covid-19.

Untitled-1

Bên cạnh việc thể hiện sự linh hoạt trong chuyển đổi ngành nghề kinh tế rất nhanh của nhiều doanh nghiệp thì con số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường tăng mạnh và nhiều hơn số doanh nghiệp lập mới phản ánh thực chất nền kinh tế còn quá nhiều khó khăn, tác động của dịch bệnh là rất dai dẳng.

Trong thời gian tới, tôi cho rằng số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường, tạm ngừng giải thể còn có thể tăng lên nhiều hơn sau làn sóng Covid-19 bùng phát mạnh mẽ hiện nay.

+ Những tác động của dịch bệnh tới nền kinh tế vẫn còn dai dẳng, phản ánh qua việc số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường tăng rất mạnh. Vậy có giải pháp nào để vực dậy sự khó khăn, hỗ trợ cho các doanh nghiệp không thưa ông?

- Không phải doanh nghiệp nào cũng khó khăn trước tác động của đại dịch. Nhiều doanh nghiệp được hưởng lợi như ngành thép, hàng tiêu dùng, y tế… Do vậy khi bàn về giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp, không thể chung chung được.

Theo đó, các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp cần tiếp tục được thực hiện nhưng theo hướng đúng đối tượng, thực chất hơn, theo sát với thực tế, nhu cầu doanh nghiệp.

Các chính sách an sinh xã hội nên ưu tiên hàng đầu và cần mau chóng triển khai. Số doanh nghiệp rút khỏi thị trường tăng mạnh dường như không tác động quá nhiều đến tốc độ tăng trưởng GDP nhưng nó lại liên quan đến an sinh xã hội, sinh kế của người dân vô cùng nhiều.

Do tác động tiêu cực của đại dịch Covid-19 đến thị trường lao động, hiện nay, tình trạng người lao động mất việc làm nhận BHXH 1 lần có xu hướng gia tăng. Đây là lựa chọn khiến người lao động chịu nhiều thiệt thòi về quyền lợi nhưng họ vẫn chấp nhận vì không còn lựa chọn nào khác. Doanh nghiệp giải thể, rút lui khỏi thị trường, người lao động mất việc, ra đường.

Việc khoanh/ngưng, miễn giảm chi phí tài chính cho doanh nghiệp như lãi vay, tiền thuê đất có thể được triển khai nhưng phải hướng tới/kèm điều kiện giữ lại việc làm cho người lao động.

Những chính sách Chính phủ dự định thiết kế trong thời gian tới nên nhắm trực tiếp vào người lao động bên cạnh việc hỗ trợ cho doanh nghiệp.

Các doanh nghiệp dệt may chịu nhiều tác động của đại dịch COVID-19

Hỗ trợ doanh nghiệp – nhiều bài học kinh nghiệm từ đợt đầu triển khai

+ Từ những gói hỗ trợ trước khi đợt dịch Covid-19 bùng phát, vẫn còn những vấn đề gây quan tâm vì tính hiệu quả, thực chất… Vậy ông có lưu ý gì về vấn đề này trong thời gian tới khi bàn về việc hỗ trợ doanh nghiệp, người lao động?

- Nói về giải pháp thì quả thật phải rút ra nhiều bài học từ việc triển khai hồi năm ngoái. Thực tế nhiều gói hỗ trợ triển khai đã bị phản ánh là đưa ra điều kiện khó khăn, phi thực tế, khiến đối tượng chịu tác động nhưng lại không đáp ứng được, không tiếp cận được. Do đó cần có những giải pháp thực tiễn hơn. Để người ta có thể tiếp cận được tốt hơn, rà soát để đảm bảo đúng đối tượng.

Như tôi đã nói ở trên, trong các nhóm giải pháp, thì an sinh xã hội vẫn là ưu tiên nhất, hỗ trợ doanh nghiệp thì cũng phải đặt điều kiện về việc không sa thải người lao động. Ở các nước họ cũng làm vậy, họ yêu cầu phải đảm bảo về vấn đề người lao động. Những đối tượng lao động bị mất việc do giãn cách, phong tỏa thì phải hỗ trợ trực tiếp.

Các chính sách liên quan đến miễn giảm/hoãn thuế TNDN , VAT,… không phải là ưu tiên lúc này. Nếu ngân sách nhiều tiền không nói, ngân sách hạn hẹp nên xác định phải ưu tiên cái gì trước. Nêu ưu tiên những doanh nghiệp, hộ gia đình kinh doanh… bị ảnh hưởng trực tiếp do phong tỏa, do dịch bệnh.

Nói chung quan điểm của tôi không thay đổi, đó là tài khóa vẫn cần tập trung vào những gì cần thiết, thiết thực. Những gói hỗ trợ như miễn giảm thuế (thu nhập doanh nghiệp) hay giảm phí (trước bạ ô tô) đều là những biện pháp lãng phí, ai hưởng lợi vẫn hưởng, ai chết vẫn chết.

Nguồn lực tài khóa của Việt Nam hạn hẹp nên rất cần giữ trọng tâm.

PGS.TS Phạm Thế Anh - Kinh tế trưởng, Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR).

PGS.TS Phạm Thế Anh - Kinh tế trưởng, Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR).

Cân đối cả 2 mục tiêu: Kiểm soát dịch - Phát triển kinh tế

+ Khi bàn về vấn đề kinh tế, hỗ trợ doanh nghiệp, có nhiều ý kiến cũng cho rằng Việt Nam nên đổi từ cách dập dịch sang cứu kinh tế. Ông nghĩ điều này có khả thi với Việt Nam và những nguy cơ phải đối mặt là gì? Dập dịch và cân đối bài toán kinh tế là vấn đề được đặt ra nhiều lần. Theo ông, Việt Nam nên dành ưu tiên như thế nào trong việc phát triển kinh tế hiện nay?

- Phải cân bằng, chứ không thể nói thiên về mục tiêu nào quá. Bởi vì sao, nếu để dịch bùng phát, doanh nghiệp cũng đâu có thể yên ổn làm ăn kinh doanh.

Chính sách hiện nay tôi cho rằng có sự phù hợp, đúng hướng. Chúng ta cũng đã thay đổi, không còn phong toả cực đoan mà đã khoanh vùng nhỏ hơn. Nhiều địa phương rất thận trọng trong việc phong tỏa, không áp dụng diện rộng nữa.

Còn một số tỉnh cực đoan, có biểu hiện “ngăn sông cấm chợ” cũng đã được điều chỉnh. Nói chung với hoàn cảnh của Việt Nam, cần cân đối phù hợp giữa hai mục tiêu vừa kiểm soát dịch bệnh vừa phát triển kinh tế.

 Nếu lỏng quá thì bệnh dịch bùng phát, kinh tế phải dừng lại hết, cũng đâu phải tốt cho doanh nghiệp. Có điều là chúng ta cần triển khai nhanh hơn vấn đề về tiêm vắc-xin.

+ Chưa kịp phục hồi vì tác động của các đợt dịch trước, nay với đợt dịch thứ 4 vừa bùng phát vô cùng phức tạp ở Việt Nam, ông nghĩ sao về những khó khăn mà doanh nghiệp, nền kinh tế đã và đang, sẽ phải đối mặt?

- Có nhiều tiền đề thuận lợi thúc đẩy cho sự tăng trưởng này là các yếu tố như: Chính phủ kiểm soát dịch bệnh tốt và sớm; những triển vọng kinh tế đến từ việc hoàn tất ký kết hiệp định thương mại tự do và bảo hộ đầu tư giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVFTA và IPA); tiến độ giải ngân và thi công các dự án đầu tư công trọng điểm được đẩy nhanh...

Tuy nhiên, Việt Nam vẫn tồn tại một số rủi ro thách thức trong bối cảnh nền kinh tế thế giới còn bất trắc. Sự tái bùng phát của Covid-19 tại Việt Nam và nhiều nước kéo theo các biện pháp phong tỏa dài hơi, qua đó làm đứt gãy chuỗi cung ứng năm 2021 và đè nặng lên đôi vai của doanh nghiệp. Mặt khác, xung đột địa chính trị giữa các nước lớn cũng có thể khiến một nền kinh tế có độ mở lớn như nước ta đối diện với những rủi ro khó lường.

Đó là chưa kể đến những rủi ro nội tại, bao gồm mất cân đối tài khóa lớn, tốc độ và mức đầu tư phát triển, hạ tầng còn chậm và hiệu quả thấp, thiếu tự chủ công nghệ, nguyên liệu...

+ Xin trân trọng cảm ơn ông về cuộc trò chuyện này!

Hà Nguyễn (Thực hiện)

187076281_223027179365709_3750089349619966937_n

Tin khác

Thừa Thiên Huế: Yêu cầu các cửa hàng xăng dầu phải xuất hóa đơn điện tử sau mỗi lần bán

Thừa Thiên Huế: Yêu cầu các cửa hàng xăng dầu phải xuất hóa đơn điện tử sau mỗi lần bán

(CLO) Thừa Thiên Huế, sẽ tạm dừng hoạt động kinh doanh và thu hồi giấy phép, đối với các cửa hàng bán lẻ xăng dầu, doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu đến hết ngày 31/3/2024 mà không chịu xuất hóa đơn điện tử sau mỗi lần bán.

Thị trường - Doanh nghiệp
Giá xăng tăng lên 24.810 đồng/lít từ 15h chiều nay

Giá xăng tăng lên 24.810 đồng/lít từ 15h chiều nay

(CLO) Từ 15h ngày 28/3, giá xăng E5 RON 92 được điều chỉnh tăng 410 đồng, còn xăng RON 95 tăng 530 đồng/lít.

Thị trường - Doanh nghiệp
Đại hội đồng cổ đông năm 2024 Tập đoàn GELEX diễn ra thành công

Đại hội đồng cổ đông năm 2024 Tập đoàn GELEX diễn ra thành công

(CLO) Sáng 28/3/2024, Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên năm 2024 của Công ty cổ phần Tập đoàn GELEX đã diễn ra tại Hà Nội. Với sự đồng thuận và nhất trí cao, Đại hội đã thông qua toàn bộ các báo cáo, tờ trình và nhiều nội dung quan trọng khác.

Thị trường - Doanh nghiệp
Thị trường bất động sản sôi sục đón chờ Lễ kick-off dự án Meyhomes Capital Phú Quốc

Thị trường bất động sản sôi sục đón chờ Lễ kick-off dự án Meyhomes Capital Phú Quốc

(CLO) Ngày 2/4 tới đây sẽ diễn ra Lễ kick-off dự án Meyhomes Capital Phú Quốc với sự quy tụ của hơn 500 chiến binh toàn quốc, mở khóa chiến dịch bùng nổ thị trường của những dòng sản phẩm đắt giá tại đô thị biển đáng sống hàng đầu đảo ngọc.

Thị trường - Doanh nghiệp
Nhiều nhà sản xuất “đứng ngồi không yên” sau vụ sập cầu ở Mỹ

Nhiều nhà sản xuất “đứng ngồi không yên” sau vụ sập cầu ở Mỹ

(CLO) Cú đâm của tàu container khổng lồ làm cầu Francis Scott Key ở thành phố Baltimore (Mỹ) sập xuống lòng sông, cảng của thành phố này đã phải đóng cửa, khiến hàng triệu tấn than, hàng trăm ô tô và việc vận chuyển gỗ, thạch cao bị mắc kẹt.

Thị trường - Doanh nghiệp