(CLO) Khi tốc độ tiêm chủng ngày càng tăng trên khắp thế giới, ý tưởng về “hộ chiếu vắc xin” đang thu hút sự chú ý của các chính phủ và các ngành công nghiệp nhằm thoát khỏi tình trạng đóng cửa, giới nghiêm và cấm đi lại. Tuy nhiên, ý tưởng này cũng vấp phải không ít sự phản đối.
Với việc tiêm chủng đang được gấp rút tiến hành, các chính phủ đang ngày càng coi trọng ý tưởng về một "hộ chiếu vắc xin" như một cách thoát khỏi tình trạng đóng cửa đất nước khiến các nền kinh tế lâm vào khủng hoảng như hiện nay.
Hộ chiếu này sẽ cho phép mọi người xuất trình bằng chứng về việc đã được tiêm phòng Covid-19 và sẽ được quyền miễn cách ly khi tới một quốc gia khác.
Một số quốc gia đã đưa ra các chính sách như vậy, và Iceland đã trở thành quốc gia châu Âu đầu tiên cấp hộ chiếu vắc xin vào cuối tháng 1 vừa qua. Hôm thứ Ba (23/2), Hy Lạp đã công bố hộ chiếu số cho những người đã tiêm đủ hai liều vắc xin.
Những quốc gia hiện đang cấp hoặc đang yêu cầu chứng nhận tiêm phòng vắc xin là Síp, Cộng hòa Séc, Đan Mạch, Estonia, Hungary, Ý, Ba Lan, Bồ Đào Nha, Slovakia, Tây Ban Nha và Thụy Điển.
Hôm thứ Hai (22/2), Thủ tướng Anh Boris Johnson tuyên bố chính phủ của ông sẽ coi "giấy chứng nhận tiêm phòng” như một con đường giúp thoát khỏi cơn ác mộng này.
Nhưng ông cũng cho biết rằng chính phủ sẽ cần "lưu ý đến nhiều mối quan tâm xung quanh việc phân biệt đối xử và quyền riêng tư của những người được và chưa được tiêm vắc xin".
Bà Ana Beduschi, phó giáo sư luật từ Đại học Exeter của Anh, người đã xuất bản một nghiên cứu về vấn đề đạo đức của hộ chiếu vắc xin, cho biết có nhiều câu hỏi nghiêm trọng về tác động của chúng đối với nhân quyền và quyền riêng tư.
“Hộ chiếu vắc-xin có thể bảo vệ quyền tự do của những người không mắc bệnh hoặc đã được tiêm chủng", bà cho hay. "Tuy nhiên, nếu một số người không thể tiếp cận hoặc không đủ tiền để thử nghiệm và tiêm vắc xin Covid-19, họ sẽ không thể chứng minh tình trạng sức khỏe của mình và do đó, quyền tự do của họ trên thực tế sẽ bị hạn chế.”
Những vấn đề tương tự đã được lưu ý trong một nghiên cứu được công bố bởi Hiệp hội Hoàng gia Pháp vào thứ Sáu tuần trước. Các nhà nghiên cứu khuyến nghị các chính phủ khẩn cấp xem xét các tiêu chí chính của việc cấp giấy chứng nhận tiêm phòng, trong đó có việc đảm bảo người dân không bị mất việc nếu không được tiêm phòng vì lý do sức khoẻ hoặc tin ngưỡng.
“Chúng tôi không ủng hộ hay phản đối, nhưng chúng tôi nói rằng điều này sắp xảy ra. Các quốc gia đã nhắc tới ý tưởng này, các công ty đã nói rằng họ sẽ đưa hộ chiếu vắc xin vào hợp đồng của họ. Chúng ta cần bàn bạc một cách công khai vấn đề này", giáo sư Melinda Mills, giám đốc của Trung tâm Khoa học Nhân khẩu học Leverhulme thuộc Đại học Oxford cho hay.
Nhiều quốc gia vẫn còn đắn đo
Trong khi một số quốc gia đang thúc đẩy ý tưởng này, những quốc gia khác đang tạm trì hoãn. Tại Pháp, cuộc tranh luận về hộ chiếu vắc xin đã có nhiều ý kiến trái chiều.
Bộ trưởng Y tế Pháp Olivier Véran đã nhiều lần nói rằng còn quá sớm để thảo luận về hộ chiếu tiêm phòng vì có chưa đến 2,5 triệu người Pháp được tiêm liều đầu tiên và vẫn chưa rõ liệu vắc xin có thể ngăn ngừa tình trạng lây nhiễm trong cộng đồng hay không.
Đức, Hà Lan và Bỉ cũng như các tổ chức như Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Ủy ban Châu Âu cũng có cùng quan điểm với Pháp.
Ngoại trưởng Pháp về các vấn đề châu Âu Clément Beaune nói với kênh tin tức Franceinfo vào ngày 17/1 rằng chính phủ "rất đắn đo" trong việc cấp hộ chiếu vắc xin. Ông nói rằng chính phủ sẽ không ủng hộ một chương trình trao quyền cho một số người và bỏ rơi những người khác.
Bộ trưởng Bộ Văn hóa Pháp Roselyne Bachelot cũng phản đối ý kiến này, nói rằng đó sẽ là "một cuộc tấn công vào các quyền tự do của người dân".
“Là một người yêu tự do, tôi khó có thể tưởng tượng được điều này được thông qua. Nếu thật sự được triển khai, đây sẽ là một bước lùi trong quyền tự do công dân”, cô nói với France 2 trong một cuộc phỏng vấn ngày 10/2.
EU không đồng nhất quan điểm
Vẫn chưa có sự đồng thuận về vấn đề này trong EU, bất chấp sức ép ngày càng gia tăng từ một số quốc gia thành viên muốn khởi động lại ngành du lịch.
Du lịch châu Âu đã gặp phải cú sốc lớn vào năm ngoái với lượng khách giảm kỷ lục từ 51% đến 85%, theo Ủy ban Du lịch Châu Âu.
Hy vọng trở lại bình thường mới vào năm 2021 đã tan thành mây khói khi hàng loạt các nước áp dụng các lệnh giãn cách mới khi tình hình dịch bệnh trở nên căng thẳng. Trong dự báo quốc tế mới nhất của mình, IATA dự đoán rằng các hãng hàng không châu Âu sẽ chịu ảnh hưởng nặng nề nhất trong năm 2021, với mức thiệt hại dự kiến là 11,9 tỷ USD.
Các doanh nghiệp khác cũng đang chú ý đến hộ chiếu kỹ thuật số, như các địa điểm hòa nhạc, các trung tâm thể thao, nhà hát và phòng tập thể dục nhằm thu hút khách hàng trở lại một cách an toàn. Israel hiện đang cho phép những người dân tiêm đủ 2 liều vắc xin được phép tới những địa điểm trên.
Ủy ban châu Âu cho biết họ sẽ không vội vàng quyết định về hộ chiếu vắc xin khi một tỷ lệ lớn dân số vẫn chưa được tiêm chủng. Trong EU, chỉ khoảng 3% người dân đã được tiêm vắc xin Covid-19.
Thay vào đó, 27 quốc gia thành viên EU đang tuân thủ một thỏa thuận được thực hiện vào ngày 28/1 về một loạt các nguyên tắc cấp "giấy chứng nhận tiêm chủng chống lại Covid-19".
Những chứng chỉ này cung cấp bằng chứng tiêu chuẩn về việc tiêm chủng “cho mục đích y tế” và có thể được sử dụng trong trường hợp người dân muốn tiêm liều vắc xin thứ 2 ở một quốc gia châu Âu khác.
Tuy nhiên, giấy chứng nhận này không cho phép những người đã tiêm phòng được tự do đi lại ở châu Âu.
Về phần mình, WHO cho biết họ phản đối “trong thời điểm hiện tại” việc giới thiệu hộ chiếu vắc xin như một điều kiện để cho phép du khách quốc tế nhập cảnh vào các quốc gia khác.
Tuy nhiên, các chuyên gia như Dakota Gruener thuộc đối tác công tư toàn cầu ID2020, hiện đang làm việc với WHO để thiết lập các đề xuất và tiêu chuẩn toàn cầu, nói rằng hiện hai đề xuất có thể được xem xét: một là tài liệu cho thấy bằng chứng về việc xét nghiệm Covid-19 âm tính; hai là chứng minh được bạn đã được tiêm phòng.
(CLO) Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn, ngày 25/11, Bắc Bộ có mưa vài nơi, sáng sớm có nơi có sương mù; riêng phía Đông từ chiều tối có mưa rải rác. Khu vực Bắc và Trung Trung Bộ có mưa, mưa rào rải rác, cục bộ có nơi mưa to và dông; riêng khu vực Thanh Hóa - Nghệ An có mưa vài nơi, sáng sớm có nơi có sương mù. Các khu vực khác trên cả nước có mưa rào và dông vài nơi.
(CLO) Trong nỗ lực gia tăng sức mạnh quân sự, Ukraine muốn gia nhập nhóm các quốc gia có khả năng sản xuất tên lửa đạn đạo. Nhưng quá nhiều yếu tố đang làm khó đối với chương trình tên lửa của Kiev.
(CLO) Volkswagen đang đối mặt với cuộc chiến giá xe điện tại Trung Quốc, khi doanh số bán hàng giảm 12% trong năm nay, giữa sự cạnh tranh gay gắt từ các đối thủ nội địa như BYD.
(CLO) Trong những ngày gần đây, thị trường vàng trong nước chứng kiến những biến động mạnh mẽ. Giá vàng, sau một thời gian giảm sâu khiến nhiều người bán tháo để cắt lỗ lại bất ngờ quay đầu tăng dựng đứng, khiến không ít nhà đầu tư thiệt hại nặng nề.
(CLO) Nghè Nguyệt Viên là một di tích lịch sử – văn hóa – kiến trúc nghệ thuật độc đáo của làng cổ Nguyệt Viên, nay thuộc xã Hoằng Quang, thành phố Thanh Hóa. Trải qua hơn 400 năm lịch sử, Nghè Nguyệt Viên là nơi thờ cúng Thành hoàng làng – công chúa Mai Hoa cùng 18 vị tiến sĩ làng khoa bảng.
(CLO) Theo hướng dẫn mới nhất của Bộ Y tế về điều kiện thanh toán Bảo hiểm y tế, người bệnh trong cùng một ngày sau khi khám một chuyên khoa cần phải khám thêm các chuyên khoa thì từ lần khám thứ 2 chỉ tính 30% mức giá của 1 lần khám bệnh…
(CLO) Làng lụa Hà Đông hay Làng lụa Vạn Phúc (nay thuộc phường Vạn Phúc, quận Hà Đông, TP Hà Nội) là một làng nghề dệt lụa tơ tằm đẹp nổi tiếng có từ ngàn năm trước. Đặc biệt, nghệ nhân nơi đây đã “hồi sinh” lụa Vân, một trong những báu vật của làng nghề.
(CLO) Ngày 24/11, Công an TP Hà Nội cho biết, vừa triệt phá đường dây nhập lậu, tiêu thụ hàng nghìn tấn khí N2O từ nước ngoài về Việt Nam, bắt giữ các đối tượng chủ mưu, cầm đầu để xử lý nghiêm theo quy định pháp luật.
(CLO) Bầu trời Hà Nội mù mịt, chất lượng không khí ở mức xấu, nhiều nhà cao tầng mờ trong lớp bụi trắng. Đa số người dân ra đường hôm nay đều phải chủ động đeo thêm khẩu trang nhằm hạn chế ô nhiễm.
(CLO) Ngày nay, việc triển khai bệnh án điện tử, tích hợp các dữ liệu đã mang lại nhiều tiện lợi cho bệnh nhân, tiết kiệm chi phí và quản lý đối với cơ sở y tế
(CLO) Năm 2025, TP Hà Nội sẽ hỗ trợ các tỉnh thành trên cả nước tổ chức từ 10 đến 15 tuần lễ trái cây, hàng nông sản tại Hà Nội, đảm bảo cân đối cung - cầu hàng hóa
(CLO) CTCP Đầu tư Hạ tầng Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh (Mã: CII) mới hoàn thành 56% mục tiêu doanh thu năm 2024. Công ty đang tăng cường huy động vốn từ kênh trái phiếu, tổng nợ vay đã tăng thêm 3.210 tỷ đồng.
(CLO) Chính phủ Canada hôm thứ Bảy đã xin lỗi người thổ dân Inuit ở phía bắc Quebec vì vụ giết hàng loạt chó kéo xe trong những năm 1950 và 1960, khiến cộng đồng bị tàn phá khi tước đi khả năng săn bắn, sinh kế và khả năng đi lại của họ.
(CLO) Vào thứ Bảy tại hội nghị COP29 về biến đổi khí hậu, các quốc gia đã đạt được thỏa thuận về việc thiết lập các quy định cho một thị trường toàn cầu nhằm mua bán tín chỉ carbon.
(CLO) Các gia đình, giáo viên và cả học sinh đã biểu tình tại Valencia của Tây Ban Nha vào thứ Bảy, để yêu cầu hành động đối với các trường học bị hư hại do trận lũ lụt khiến hơn 220 người thiệt mạng và hàng nghìn học sinh không thể đi học.
(CLO) Các cơ quan an ninh Philippines đã tăng cường các giao thức an toàn vào thứ Bảy, sau khi Phó Tổng thống Sara Duterte tuyên bố bà sẽ ám sát Tổng thống Ferdinand Marcos Jr nếu chính bà bị giết.
(CLO) Các nhà thiên văn học vừa phát hiện một hành tinh mới quay quanh một ngôi sao trẻ và chỉ mất 3 triệu năm để hình thành, một khám phá thách thức sự hiểu biết hiện tại về tốc độ hình thành hành tinh.
(CLO) Yasmin Eid nấu một nồi đậu lăng nhỏ trên ngọn lửa đốt bằng cành cây và giấy vụn trong căn lều mà cô sống cùng chồng và 4 cô con gái nhỏ ở Dải Gaza. Đó là bữa ăn duy nhất của họ trong ngày, là tất cả những gì họ có thể chi trả.
(CLO) Ngày 22/11, 10 tổ chức phi chính phủ ủng hộ Palestine đã yêu cầu tòa án Hà Lan ra lệnh ngừng xuất khẩu vũ khí cho Israel và giao dịch với các khu định cư của Israel tại các vùng lãnh thổ Palestine bị chiếm đóng, với lý do thương vong dân sự cao trong cuộc xung đột Israel - Hamas tại Dải Gaza.