Hoạt động của các cơ quan Tư pháp: Đấu tranh, truy tố, xét xử "bất kể người đó là ai”

Thứ hai, 28/12/2020 20:25 PM - 0 Trả lời

(CLO) Nhằm thực hiện các Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng, Nghị quyết của Quốc hội và Chương trình quốc gia phòng, chống tội phạm, trong năm 2020, các cơ quan tư pháp đã tích cực phối hợp chặt chẽ, kiên quyết đâu tranh với các loại tội phạm, khám phá nhiều vụ án hình sự thu hồi tiền, tài sản cho Nhà nước.

Bài liên quan

Nâng cao chất lượng công tác xét xử, đảm bảo sự bình đẳng

Trong năm 2020, ngành Tòa án đã bảo đảm xét xử nghiêm minh, đúng pháp luật, không để xảy ra oan, sai, bỏ lọt tội phạm. Kiên quyết khắc phục cả hai xu hướng “hình sự hóa” các quan hệ, tranh chấp dân sự, kinh tế và xu hướng “dân sự hóa” các hành vi vi phạm pháp luật hành chính, hành vi phạm tội hình sự.

Tích cực thực hiện chỉ đạo của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng. Đẩy nhanh tiến độ, đưa ra xét xử kịp thời, nghiêm minh các vụ án tham nhũng, kinh tế nghiêm trọng, phức tạp và các vụ án dư luận xã hội quan tâm, chú trọng áp dụng các biện pháp để thu hồi tiền, tài sản cho Nhà nước. 

Trong nhiệm kỳ, ngànhTòa án đã thụ lý hơn 2,4 triệu vụ việc, giải quyết hơn 2,3 triệu vụ việc đạt 97,6%; riêng trong năm 2002 đã thụ lý hơn 602 nghìn vụ việc. Chất lượng giải quyết, xét xử tiếp tục được bảo đảm và có nhiều tiến bộ.

Tỷ lệ các bản án, quyết định bị hủy, sửa do nguyên nhân chủ quan hằng năm đều dưới 1,5%, đạt chỉ tiêu Nghị quyết của Quốc hội đề ra.

Bị cáo Phan Sào Nam được hưởng từ hoạt động tổ chức đánh bạc hơn 1.457 tỷ đồng và đã khắc phục được 1.337 tỷ đồng (chiếm hơn 90,7%).

Bị cáo Phan Sào Nam được hưởng từ hoạt động tổ chức đánh bạc hơn 1.457 tỷ đồng và đã khắc phục được 1.337 tỷ đồng (chiếm hơn 90,7%).

Về xét xử các vụ án hình sự, Tòa án đã xét xử nghiêm nhiều vụ án kinh tế, tham nhũng nghiêm trọng, phức tạp được dư luận xã hội quan tâm như vụ án Nguyễn Văn Dương, Phan Sào Nam, Phan Văn Anh Vũ, Trịnh Xuân Thanh, Đinh La Thăng... hình phạt áp dụng đối với các bị cáo tương xứng với tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội...

Trong công tác giải quyết các vụ việc dân sự, ngành Tòa án đã có những giải pháp hữu hiệu để đẩy nhanh tiến độ giải quyết, xét xử, nhất là các vụ án kinh doanh, thương mại, các yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp, đảm bảo không để án quá hạn theo quy định của pháp luật do nguyên nhân chủ quan của Tòa án; hạn chế tối đa việc tạm đình chỉ nhiều lần đối với một vụ án, tạm đình chỉ giải quyết vụ án không có căn cứ pháp luật.

Hiệu quả công tác giải quyết, xét xử các vụ án hành chính để nâng tỷ lệ giải quyết, xét xử các vụ án hành chính, hạn chế thấp nhất việc để án quá hạn không đúng quy định của pháp luật. Cùng với đó, ngành Tòa án đã nghiên cứu đề xuất những định hướng, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp cụ thể cho một chiến lược cải cách tư pháp mới của Toà án nói riêng và nền tư pháp sau năm 2020 nhằm đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới. 

Chú trọng nâng cao trách nhiệm trong công tác phòng ngừa tội phạm

Viện kiểm sát nhân dân là một trong các cơ quan bảo vệ pháp luật của Nhà nước, có chức năng thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp nhằm góp phần bảo đảm cho pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất. Viện kiểm sát nhân dân có vị trí và vai trò rất quan trọng trong công cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm.

Trong năm 2020, tình hình tội phạm vẫn diễn biến phức tạp; ngành Kiểm sát đã thực hành quyền công tố, kiểm sát khởi tố mới 68.672 vụ án hình sự, tăng 4,1% so với năm 2019. Trong đó, tội phạm về ma túy tăng nhiều nhất (8,9%), tiếp tục phát hiện nhiều vụ phạm tội có tổ chức, xuyên quốc gia, với số lượng ma túy rất lớn; tội phạm xâm phạm trật tự xã hội tăng 7,6%, nổi lên là tội phạm có tổ chức núp bóng doanh nghiệp, hoạt động “bảo kê”, “tín dụng đen”.

Công tác giải quyết án tham nhũng, kinh tế được Viện kiểm sát Nhân dân tối cao chỉ đạo quyết liệt, số vụ án được khởi tố tăng, tỷ lệ thu hồi tài sản trong các vụ án về tham nhũng, kinh tế tăng 14,6%.

Thu hồi số tiền gần 9.000 tỷ đồng tham nhũng, trong đại án MobiFone mua lại AVG.

Thu hồi số tiền gần 9.000 tỷ đồng tham nhũng, trong đại án MobiFone mua lại AVG.

Về lĩnh vực giải quyết tranh chấp dân sự, kinh doanh, thương mại, khiếu kiện hành chính, ngành Kiểm sát đã kiểm sát giải quyết 376.475 vụ, việc dân sự, kinh doanh, thương mại theo thủ tục sơ thẩm, tăng 2,2%; kiểm sát giải quyết 7.725 vụ án hành chính sơ thẩm, giảm 3,5%. Tiếp nhận 75.048 đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, tăng 3,4%.

Hoạt động của các ngành tư pháp tiếp tục có nhiều chuyển biến tích cực; chất lượng công tác khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án được nâng lên; vi phạm pháp luật trong hoạt động tư pháp giảm dần. Năm 2020, ngành Kiểm sát đã ban hành 11.842 kháng nghị, kiến nghị yêu cầu cơ quan tư pháp, cơ quan hữu quan khắc phục, phòng ngừa vi phạm pháp luật và tội phạm giảm 1,3%.

Cương quyết đấu tranh với các loại tội phạm, nhất là tội phạm tham nhũng

Năm 2020, trong bối cảnh có nhiều khó khăn, thách thức lớn, tuy nhiên, toàn ngành lực lượng Công an nói chung và Cơ quan điều tra nói riêng đã quyết liệt đấu tranh phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật đạt được kết quả tích cực, bảo đảm vững chắc an ninh quốc gia, làm thất bại nhiều âm mưu, hoạt động chống phá của các thế lực thù địch, phản động.

Trong công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật về trật tự xã hội, đã điều tra, làm rõ 40.026 vụ phạm pháp về trật tự xã hội, đạt tỷ lệ 85,69%; triệt phá 3.070 băng, nhóm tội phạm hình sự các loại; các vụ án nổi cộm, gây bức xúc dư luận đều được khẩn trương điều tra làm rõ... Toàn quốc xảy ra 46.710 vụ phạm pháp về trật tự xã hội, giảm 2,76%, hầu hết các loại tội phạm nghiêm trọng đều giảm, một số loại tội phạm tăng như giết người, hiếp dâm, chống người thi hành công vụ, tội phạm liên quan đến cờ bạc... Tội phạm liên quan đến “tín dụng đen” tiếp tục được kiềm chế, tuy nhiên vẫn hoạt động biến tướng cho vay qua mạng internet; tội phạm liên quan đến chiếm đoạt tài sản (lừa đảo, trộm cắp, cướp, cướp giật) diễn ra phức tạp...

Trong phòng, chống tội phạm, vi phạm pháp luật về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu, đã phát hiện 22.105 vụ phạm tội và vi phạm pháp luật về trật tự quản lý kinh tế (nhiều hơn 38,56%), 313 vụ phạm tội, vi phạm pháp luật về tham nhũng và các vi phạm khác về chức vụ (ít hơn 2,49%).

Cơ quan điều tra đã tập trung đẩy nhanh tiến độ điều tra các vụ án tham nhũng, kinh tế lớn, góp phần duy trì khí thế mạnh mẽ trong công tác phòng, chống tham nhũng; phát hiện xử lý nghiêm các hành vi vi phạm liên quan đến phòng, chống dịch bệnh Covid-19 để trục lợi.

Qua công tác đấu tranh cho thấy, tội phạm, vi phạm pháp luật về kinh tế, tham nhũng vẫn phức tạp tại một số lĩnh vực kinh tế trọng điểm, nhạy cảm (quản lý, sử dụng đất đai, quản lý tài sản công, đầu tư công, tài chính, ngân hàng, thuế, chứng khoán…); phát sinh một số loại tội phạm, vi phạm liên quan đến công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19 như thu gom, đầu cơ để tăng giá, buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới; sản xuất hàng giả là hàng hóa, trang thiết bị phục vụ phòng bệnh, lợi dụng công tác phòng, chống dịch bệnh để trục lợi...

Bị cáo Nguyễn Nhật Cảm, cựu giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC Hà Nội) lợi dụng dịch bệnh Covid-19, nâng khống giá máy xét nghiệm để trục lợi.

Bị cáo Nguyễn Nhật Cảm, cựu giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC Hà Nội) lợi dụng dịch bệnh Covid-19, nâng khống giá máy xét nghiệm để trục lợi.

Về công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật trong lĩnh vực công nghệ thông tin, mạng viễn thông: Các lực lượng chức năng đã phát hiện, triệt phá nhiều đường dây tội phạm lừa đảo, cờ bạc, cá độ bóng đá qua mạng Internet với số tiền hàng nghìn tỷ đồng... Tuy nhiên, tội phạm và vi phạm trong lĩnh vực công nghệ thông tin, mạng viễn thông vẫn còn diễn biến phức tạp, hoạt động có tính chất xuyên quốc gia, gây thiệt hại lớn, nhất là hành vi sử dụng mạng viễn thông, Internet để lừa đảo, đánh bạc, tổ chức đánh bạc với quy mô lớn...

Trong phòng ngừa, đấu tranh với tội phạm và tệ nạn ma túy: Đã phát hiện 30.332 vụ phạm tội về ma túy (nhiều hơn 30,02%), thu giữ hàng tấn ma túy các loại, tiếp tục triệt phá được nhiều đường dây mua bán, vận chuyển ma túy xuyên quốc gia với số lượng lớn. Tuy nhiên, tội phạm ma túy vẫn diễn biến phức tạp trong điều kiện cách ly, giãn cách xã hội phòng chống dịch Covid-19; áp lực ma túy từ bên ngoài vào nước ta còn rất lớn; toàn quốc hiện có 2935.012 người nghiện có hồ sơ quản lý, tiềm ẩn phát sinh nhiều phức tạp về tội phạm và vi phạm pháp luật...

Về chấp hành pháp luật trong công tác điều tra, xử lý tội phạm, công tác tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố và công tác điều tra, xử lý tội phạm được thực hiện theo đúng quy định của pháp luật, chất lượng ngày càng được nâng cao...

Đắc Nguyên

Tin khác

Phát động thi đua hướng tới kỷ niệm 80 năm ngày Tổng tuyển cử đầu tiên bầu Quốc hội Việt Nam

Phát động thi đua hướng tới kỷ niệm 80 năm ngày Tổng tuyển cử đầu tiên bầu Quốc hội Việt Nam

(CLO) Chiều 28/3, tại Nhà Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức Lễ phát động thi đua hướng tới kỷ niệm 80 năm ngày Tổng tuyển cử đầu tiên bầu Quốc hội Việt Nam (06/01/1946 – 06/01/2026). Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Vương Đình Huệ dự chỉ đạo buổi Lễ.

Tin tức
Hoạt động giám sát được tăng cường và đổi mới, ngày càng linh hoạt, sát thực tiễn

Hoạt động giám sát được tăng cường và đổi mới, ngày càng linh hoạt, sát thực tiễn

(CLO) Chiều 28/3, tại Nhà Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức Hội nghị tổng kết hoạt động của Đoàn đại biểu Quốc hội các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương năm 2023, triển khai nhiệm vụ năm 2024.

Tin tức
Quy định việc thực hiện Công ước cấm phát triển, sản xuất vũ khí hóa học

Quy định việc thực hiện Công ước cấm phát triển, sản xuất vũ khí hóa học

(CLO) Mới đây, Văn phòng Chính phủ cho biết, Chính phủ vừa ban hành Nghị định 33/2024/NĐ-CP quy định việc thực hiện Công ước cấm phát triển, sản xuất, tàng trữ, sử dụng và phá hủy vũ khí hóa học.

Tin tức
Đầu tư sớm nhất các tuyến cao tốc quy mô 2 làn xe, thiếu làn dừng khẩn cấp và trạm dừng nghỉ

Đầu tư sớm nhất các tuyến cao tốc quy mô 2 làn xe, thiếu làn dừng khẩn cấp và trạm dừng nghỉ

(CLO) Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ GTVT khẩn trương báo cáo về phương án đầu tư, nâng cấp tuyến cao tốc phân kỳ; trong đó, có giải pháp cụ thể để đầu tư sớm nhất đối với các tuyến đường bộ cao tốc quy mô 2 làn xe, các tuyến đường bộ cao tốc thiếu làn dừng khẩn cấp, thiếu trạm dừng nghỉ....

Tin tức
Phó Phát ngôn Bộ Ngoại giao: Mọi hoạt động ở Biển Đông phải phù hợp với luật pháp quốc tế

Phó Phát ngôn Bộ Ngoại giao: Mọi hoạt động ở Biển Đông phải phù hợp với luật pháp quốc tế

(CLO) Chiều 28/3, tại họp báo thường kỳ Bộ Ngoại giao, Phó Phát ngôn Bộ Ngoại giao Nguyễn Đức Thắng đã trả lời câu hỏi của phóng viên về bình luận của Việt Nam trước những va chạm mới đây giữa tàu Trung Quốc và tàu tiếp tế của Philippines ở Bãi Cỏ Mây.

Tin tức