Sóc Trăng: Nâng cao chất lượng thông tin thời sự trên báo chí địa phương
(CLO) Chiều ngày 22/11, Hội Nhà báo tỉnh Sóc Trăng đã tổ chức Hội thảo nghiệp vụ báo chí “Nâng cao chất lượng thông tin thời sự trên báo chí địa phương”.
Theo dõi báo trên:
Dòng sông lịch sử 70 năm qua của Hội Nhà báo Việt Nam chảy trong lòng một dòng sông lớn 95 năm Báo chí cách mạng Việt Nam. Bởi thế, sự lớn mạnh không ngừng của Hội gắn với sự phát triển, đổi mới của báo chí những năm qua. Trong mỗi chặng đường phát triển của đất nước cũng như báo chí cách mạng Việt Nam, Hội Nhà báo Việt Nam luôn đồng hành, có những hành động cụ thể, thiết thực, hiệu quả, từ đó xây dựng một nền báo chí giàu bản sắc, vững vàng và luôn bảo đảm tính định hướng.
Những ngày tháng 4 này, lật giở lịch sử từ hơi thở và hào khí của kỳ Đại hội đầu tiên, đặt dấu mốc cho sự ra đời của HNBVN thật đáng để tin yêu và tự hào. Từ Đại hội cũng là Hội nghị thành lập Hội diễn ra vào tháng 5/1950 tại Sơn Dương (Tuyên Quang), Hội Nhà báo Việt Nam (HNBVN) đã trải qua 10 kỳ Đại hội.
Thời gian trôi đi, bối cảnh mới, tình hình mới của đất nước, của đời sống báo chí đang đặt ra cho Hội Nhà báo Việt Nam những thách thức mà để làm tròn được sứ mệnh của mình là nhiệm vụ không hề dễ dàng đối với những người làm công tác Hội.
Khép lại năm 2019 với nhiều hoạt động hiệu quả, năm 2020 - năm nước rút của nhiệm kỳ, Hội Nhà báo Việt Nam đang tích cực chuẩn bị cho Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020-2025. Đây cũng là thời điểm để nhìn lại một nhiệm kỳ sôi động, quyết liệt, sáng tạo góp phần thực hiện thành công và có hiệu quả Nghị quyết ĐH X HNBVN.
Thực tế, 5 năm qua, không thể phủ nhận những đổi thay rõ rệt trong chất lượng hoạt động Hội cũng như dấu ấn ngày càng đậm nét của HNBVN trong đời sống chính trị - xã hội của đất nước, trong đời sống báo giới Việt Nam. Dấu ấn đậm nét ấy, những sự chuyển biến tích cực ấy đã được kiến tạo từ nền tảng của vị thế và những nỗ lực không ngừng của Ban chấp hành nhiệm kỳ này. Hoạt động Hội có tốt, có tính đặc thù, có sự lan tỏa, hấp dẫn được hội viên phụ thuộc rất nhiều vào người đứng đầu.
Ông Thuận Hữu - Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Biên tập báo Nhân dân, Phó Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam từng khẳng định: “Tôi xin nhấn mạnh, với người đứng đầu - đứng mũi chịu sào ở cấp Hội địa phương, ở các Liên Chi hội, ở cấp Hội Trung ương, tùy từng cấp mà có vai trò, vị trí khác nhau. Tôi cho rằng, bên cạnh sự vững vàng, có bản lĩnh chính trị, vẫn phải là người có uy tín cao và tâm huyết để “thu phục nhân tâm”, “ngọn cờ quy tụ và tập hợp hội viên”, quy tụ các cơ quan báo chí. Có như vậy mới tiếp tục phát huy truyền thống vẻ vang của Hội Nhà báo Việt Nam, năng động hơn, sáng tạo hơn, phấn đấu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ trong tình hình mới”.
Rõ ràng là, nhờ công lao bồi đắp, gây dựng của nhiều thế hệ lãnh đạo Hội, vị thế 70 năm qua cùng uy tín, tâm huyết, bản lĩnh của những người đi đầu, những người lãnh đạo Hội từ Trung ương đến địa phương đã làm nên một thương hiệu “mái nhà chung” của những người làm báo. Những ngọn cờ đi đầu ấy đã quy tụ được hội viên, người làm báo tâm huyết, yêu nghề, yêu Hội.
Năm 2020 đúng dịp HNBVN chạm dấu mốc tuổi 70 và cũng là năm cuối cùng của nhiệm kỳ X HNBVN. Một trong những mục tiêu đặt ra cho hoạt động của BCH khóa X là phấn đấu để Hội thực sự là “ngôi nhà chung” gắn bó các hội viên, các cấp hội, trong việc động viên, cổ vũ hội viên thực hiện tốt chức trách, nhiệm vụ chuyên môn, giữ gìn phẩm chất và đạo đức nghề báo, trách nhiệm xã hội và nghĩa vụ công dân.
Làm tốt nhiệm vụ ấy có lẽ là cả một hành trình dài, không ngừng nỗ lực, là sự tổng hòa của rất nhiều những chiến lược, định hướng mà nếu như không đủ tâm huyết, không đủ trách nhiệm sẽ thật khó để tiếp bước trong bối cảnh hiện nay, với người làm công tác Hội có rất nhiều áp lực.
Nhà báo lão thành Phan Quang nhận định: “Trên thực tế, chỉ nói riêng nhiệm kỳ hiện nay của Hội ta, nối tiếp bước đi của mấy nhiệm kỳ trước, trong một thời gian ngắn Lãnh đạo Hội đã làm được nhiều việc lớn. Là một người ở tuyến sau, không có điều kiện tham gia sinh hoạt chi hội để nắm bắt đầy đủ, tôi vẫn có thể kể ra một số việc qua theo dõi tin tức trên báo chí, truyền thông. Đó là: Góp sức hoàn chỉnh dự thảo Luật Báo chí đã được Quốc hội thông qua và ban hành; tổ chức thành công Hội Báo toàn quốc hàng năm; Ban hành 10 điều Quy định đạo đức nghề nghiệp người làm báo Việt Nam; Thành lập Hội đồng Xử lý vi phạm đạo đức người làm báo; Thành lập Bảo tàng Báo chí Việt Nam; Ra mắt Cổng thông tin điện tử, thành công xuất sắc trên cương vị Chủ tịch Liên đoàn các nhà báo ASEAN (CAJ), nhiệm kỳ 2015 - 2017... Đó chính là những giải pháp làm cho Hội ta ngày càng vững mạnh, và cũng là đòi hỏi các cấp Hội phải xông xáo hơn nữa, năng động hơn nữa trong việc nâng cao vị thế Hội Nhà báo trong lòng dân”.
Không phải ngẫu nhiên vị thế vai trò của Hội Nhà báo Việt Nam được Luật hóa. Trên thực tế, năm 2016, Luật Báo chí sửa đổi được Quốc hội thông qua, trong đó Điều 8 giao cho Hội Nhà báo Việt Nam chăm lo công tác đạo đức nghề nghiệp.
Thêm vào đó, hoạt động của Hội Nhà báo Việt Nam cũng ngày càng thiết thực, hữu ích, sát sườn với nghề nghiệp, nỗ lực tháo gỡ nhiều “nút thắt” của hoạt động tác nghiệp thực tế cũng như tăng cường hơn nữa công tác rèn giũa đạo đức người làm báo. Điều này đã phần nào cho thấy sự chuyển biến về chất, sự gần gũi hơn với cơ sở, địa phương.
Mặt khác, thời gian qua, sự cộng hưởng sức mạnh, sự hưởng ứng nhiệt tình của các cấp Hội địa phương, các Liên Chi hội, Chi hội cũng đã góp phần không nhỏ vào những thành công đó.
Nhìn lại chặng đường của nhiệm kỳ qua, ấn tượng không thể không nhắc đến chính là sự quyết liệt, kịp thời của lãnh đạo Hội Nhà báo Việt Nam trong chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ, nhằm nâng cao vai trò của một tổ chức chính trị - xã hội – nghề nghiệp mà Luật Báo chí 2016 đã quy định. Việc ban hành và thực hiện 10 điều quy định về đạo đức người làm báo, Quy tắc sử dụng mạng xã hội của Hội viên nhà báo cũng như việc thành lập Hội đồng xử lý vi phạm các cấp là minh chứng rõ nét cho tinh thần này.
Những chế tài mà Hội Nhà báo Việt Nam đưa ra đã được triển khai nghiêm túc, chuẩn mực, góp phần quan trọng trong việc nâng cao vị thế, uy tín của HNBVN. Chúng ta tăng cường giáo dục pháp luật, có thêm các quy định, chế tài của hội nghề nghiệp có hiệu quả và tác dụng vô cùng to lớn trong đời sống báo chí.
Rõ ràng, sự quyết liệt, kịp thời và hiệu quả, luôn gắn với quyền lợi, lợi ích hội viên, nhà báo chính là chìa khóa để vị thế của Hội Nhà báo Việt Nam ngày càng được nâng cao. Như nhà báo Hồ Quang Lợi từng nhấn mạnh: “10 điều quy định đạo đức nghề nghiệp của người làm báo chính là cam kết thiêng liêng và tâm thế làm nghề, đó phải được coi là một lời thề của nghề nghiệp, nằm lòng với mỗi hội viên, nhà báo trong bất cứ thời điểm nào”.
Sự cần thiết và phù hợp, vừa bảo vệ được hoạt động báo chí chân chính của hội viên, phóng viên, vừa ngăn chặn có hiệu quả hành động và việc làm tiêu cực trong hoạt động báo chí, giữ gìn uy tín báo chí trong công chúng... ở góc độ nào đó đã trở thành dấu ấn cho một nhiệm kỳ chuyển động, năng động, phát huy triệt để được vị thế của mình trong đời sống báo chí nói riêng và đời sống xã hội nói chung.
Những thay đổi từng ngày của hoạt động báo chí, hoạt động Hội... sẽ lại đặt ra những nhiệm vụ mới, công việc mới và trách nhiệm mới. Đã tốt nay càng phải tốt hơn trong những chặng đường đi tiếp theo chính là thách thức không... có nhiệm kỳ. Chính bởi vậy mà câu chuyện vị thế có trở thành đòn bẩy cho sự phát triển trong hành trình tiếp bước hôm nay hay không phụ thuộc rất lớn ở những ngày phía trước, ở những “ngọn cờ quy tụ”, những người hội viên “bút sắc, lòng trong, tâm sáng”.
Nhiệm kỳ có thể sẽ có thay đổi, thời cuộc có thể có xoay vần, nhưng sứ mệnh của người cầm bút, đạo đức của người hội viên, nhà báo thì không bao giờ thay đổi, đó luôn là thứ bất di bất dịch ở mọi thời kỳ. Vậy nên trong rất nhiều trách nhiệm cần làm tốt, trách nhiệm giáo dục tư tưởng, đạo đức cho hội viên, nhà báo vẫn sẽ luôn là mục tiêu hàng đầu trong hoạt động.
Nhà báo Hồ Quang Lợi – Phó Chủ tịch Thường trực HNBVN khẳng định: “Không phủ nhận rằng, bên cạnh những người làm báo có trách nhiệm, vẫn có những người mang danh nhà báo vi phạm pháp luật và đạo đức nghề nghiệp, ảnh hưởng tiêu cực đến thanh danh của người làm báo Việt Nam. Chính vì thế, cùng với Luật Báo chí năm 2016, HNBVN đã ban hành 10 điều đạo đức nghề nghiệp của người làm báo. Sau ba năm thực hiện, được sự phối hợp chặt chẽ của Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Thông tin truyền thông, chúng ta đã có những hiệu quả bước đầu, báo chí dần dần hoạt động có nền nếp, đạo đức nghề nghiệp được nâng cao hơn. Từ những thành tựu ấy, những người làm báo Việt Nam ngày càng nhận thức sâu sắc yêu cầu nóng bỏng phải đổi mới, sáng tạo, trách nhiệm để vượt qua những thách thức. Trách nhiệm của người cầm bút gắn với đạo đức nghề nghiệp thể hiện trong mỗi tác phẩm báo chí, trong mỗi hoạt động liên quan đến báo chí và truyền thông là đòi hỏi đối với người làm báo trong thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0”.
Dĩ nhiên, không thể phủ nhận rằng, có rất nhiều “lực cản” trước mắt, không ít những tâm tư trăn trở trên thực tiễn hoạt động, đặc biệt là từ phía các cấp Hội địa phương, vẫn đâu đó còn tâm lý “hội – hè”, chưa chuyên chú thực sự tới công tác Hội. Chắc hẳn sẽ vẫn có một vài hội viên nào đó còn tâm tư, trăn trở.
Nhưng thiết nghĩ, nếu mỗi người nhìn nhận thấu đáo, “biết đặt mình vào vị trí của nhau” thì chắc chắn sẽ nhìn nhận được một cách toàn diện hơn về những thành tựu hôm nay của Hội Nhà báo Việt Nam sau 70 năm xây dựng và phát triển. Tất nhiên, nhiệm vụ của người làm công tác Hội về lâu dài, còn rất nhiều áp lực và ngày càng áp lực trong công tác giáo dục tư tưởng, đạo đức nghề nghiệp trong bối cảnh nền kinh tế thị trường, xu hướng báo chí biến đổi liên tục trong dòng chảy xâm lấn của mạng xã hội, ảnh hưởng từ dịch bệnh Covid-19, quy hoạch báo chí... mà những người làm công tác Hội không thể đứng ngoài cuộc.
“Lãnh đạo Hội Nhà báo Việt Nam thực sự rất chia sẻ với những khó khăn của các Hội Nhà báo địa phương hiện nay. Hội Nhà báo Việt Nam thấy rằng tổ chức Hội Nhà báo ở các địa phương duy trì như mức hiện nay về cơ bản là hợp lý. Tức là phải đủ biên chế cho những vị trí chủ chốt để đảm bảo cho một tổ chức Hội có thể hoạt động được.Việc tăng cường tính tự chủ của Hội là điều rất cần thiết, hợp lý. Điều đó đòi hỏi tổ chức Hội ở các Hội Nhà báo địa phương cần năng động, sáng tạo hơn. Bởi Hội Nhà báo hoạt động không phải chỉ vì lợi ích của hội viên mà còn vì lợi ích của xã hội, vì lợi ích của cộng đồng, trong đó có cả việc phục vụ công tác lãnh đạo điều hành của chính quyền và lãnh đạo các địa phương. Vì vậy, Hội phải đề ra các chương trình hoạt động thiết thực, tăng cường tính hiệu quả. Làm sao để các chính quyền địa phương phải tìm đến “đặt hàng” HNB thực hiện một số việc, các chương trình, kế hoạch để từ đó Hội có hoạt động, có nguồn thu... Như thế tổ chức Hội Nhà báo mới là tổ chức thật sự có ích và thiết thực không phải chỉ cho hội viên mà là cho đời sống xã hội và vì sự phát triển của địa phương đó” – Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam khẳng định.
Dù vậy, những điểm khuyết hay thách thức đôi khi chính là thứ động lực kỳ lạ để giúp chúng ta nỗ lực hơn, là những khoảng trống cần lấp đầy, là những rào cản cần chung tay, đồng cam cộng khổ, đồng lòng đồng sức để vượt qua, vượt lên... Vậy nên, trong những ngày tháng 4 lịch sử này, 70 năm nhìn lại nên chăng là những khoảnh khắc để tri ân quá khứ, để đánh giá và tự hào về “dòng sông lịch sử”, về một nhiệm kỳ đầy nỗ lực, thành công hơn là nhìn vào những khó khăn mà phần nhiều còn do thách thức của thời cuộc. Những kỳ vọng phát triển vẫn không thôi rạo rực...
(CLO) Chiều ngày 22/11, Hội Nhà báo tỉnh Sóc Trăng đã tổ chức Hội thảo nghiệp vụ báo chí “Nâng cao chất lượng thông tin thời sự trên báo chí địa phương”.
(CLO) Chương trình được giảng dạy bởi các nhà báo giàu kinh nghiệm cũng như chuyên gia từ Google, nhằm trang bị cho đội ngũ phóng viên, biên tập viên kỹ năng báo chí kỹ thuật số để sử dụng hiệu quả trong công việc.
(CLO) Ngày 22/11, Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức hội nghị Báo chí chất lượng cao trong bối cảnh chuyển đổi số đáp ứng yêu cầu mới của Điều lệ Giải báo chí quốc gia và tuyên truyền nhiệm vụ phát triển bền vững khu vực phía Bắc.
(CLO) Chiều 21/11, tại Hà Nội, đoàn công tác Ban Kiểm tra - Hội Nhà báo Việt Nam do ông Nguyễn Mạnh Tuấn làm trưởng đoàn đã có buổi kiểm tra, giám sát việc thực hiện điều lệ tại Chi hội Tạp chí Mặt trận.
(CLO) Ngày 21/11, tại Tòa nhà Hội Nhà báo Việt Nam (Hà Nội) đã diễn ra buổi Họp báo và công bố vòng chung kết Giải bóng đá các cơ quan báo chí toàn quốc Press Cup lần thứ 8 năm 2024.
(NB&CL) Giải Vô địch Bóng bàn Hội Nhà báo Việt Nam lần thứ 17 - Tranh cúp Sao Vàng 2024 sẽ diễn ra từ ngày 01 đến ngày 03 tháng 12 năm 2024 tại Nhà thi đấu Cầu Giấy tới đây. Giải đấu hứa hẹn những trận đấu hấp dẫn, những màn tranh tài đỉnh cao xen lẫn sự cổ vũ nhiệt thành từ khán giả… hứa hẹn sẽ tạo nên bầu không khí sôi nổi, thực sự là ngày hội thể thao của người làm báo.