Nhà báo Lê Thanh Tuấn – Giám đốc Đài PTTH Vĩnh Long:

Một trung tâm chuyên trách về bảo vệ bản quyền báo chí là giải pháp rất cần thiết

Thứ tư, 17/02/2021 14:17 PM - 0 Trả lời

(NB&CL) Việc các cơ quan báo chí tăng cường hợp tác, trao đổi thông tin với nhau liên quan đến vấn đề vi phạm bản quyền cũng là một trong những giải pháp hay. Đài PT&TH Vĩnh Long sẵn sàng hợp tác với các đơn vị và cơ quan chức năng để chung tay chống vấn nạn vi phạm bản quyền.

Bài liên quan

"Đặc biệt, tôi rất ủng hộ phương án thành lập Trung tâm Bảo vệ bản quyền PTTH&TTĐT trong thời gian tới”, nhà báo Lê Thanh Tuấn - Giám đốc Đài PTTH Vĩnh Long đã bày tỏ quan điểm trong cuộc trò chuyện với Báo Nhà báo & Công luận xung quanh câu chuyện bảo vệ bản quyền tác phẩm báo chí.

Tình trạng đánh cắp bản quyền quá đa dạng, tràn lan

+ Thực trạng vi phạm bản quyền đang diễn ra rất phức tạp trên môi trường số. Đài PTTH Vĩnh Long hiện sở hữu 4 kênh truyền hình cùng kênh YouTube có hơn 10 triệu sub và hàng tỷ lượt view, trong nhiều năm qua hẳn cũng đã trở thành “miếng mồi ngon” của các đối tượng vi phạm bản quyền. Cụ thể, việc vi phạm bản quyền với các tác phẩm của Đài diễn ra ở những dạng thức phổ biến nào, thưa ông?

- Những năm gần đây, tình trạng vi phạm bản quyền nội dung truyền hình trên mạng internet đã gây bức xúc đối với các Đài truyền hình, các đơn vị sản xuất và sở hữu nội dung, là vấn đề cần khắc phục, xử lý đối với các cơ quan quản lý nhà nước về bản quyền. Thời gian qua, các chương trình truyền hình của Đài PTTH Vĩnh Long liên tục bị xâm phạm bản quyền nghiêm trọng trên môi trường internet với hình thức đa dạng và thủ đoạn ngày càng tinh vi. Cụ thể như việc sao chép từ các nền tảng số có nội dung chính thống của THVL rồi đăng tải lên các nền tảng mạng xã hội video như Youtube, Dailymotion, facebook hoặc những trang web lậu, có server ở nước ngoài – đây là hình thức phổ biến nhất. Lách hệ thống rà soát bản quyền tự động của mạng xã hội video lớn nhất thế giới Youtube bằng cách thu nhỏ khung hình, bóp méo tiếng, xoay đối xứng khung hình… Lấy tín hiệu trực tiếp từ các kênh truyền hình của THVL lúc phát sóng mà không xin phép, sau đó đóng gói dịch vụ và bán lại cho người xem, hoặc phát trên kênh của mình để thu hút quảng cáo. Tạo facebook, fanpage giả mạo của THVL bằng cách sao chép logo, thiết kế tương tự facebook, fanpage chính thống của Đài rồi đăng tải các nội dung vi phạm bản quyền nhằm thu lợi bất chính. Dẫn link từ Youtube về trang chủ vi phạm bản quyền. Một ví dụ điển hình là: trong 1 tuần của tháng 12/2020, bộ phim "Vua bánh mì" của Đài đã bị phát tán hơn 1.571 đường link trái phép trên internet. Đây là số liệu do Trung tâm đo kiểm Phát thanh truyền hình và Thông tin điện tử thuộc Cục PTTH&TTĐT cung cấp cho Đài khi Trung tâm thực hiện công tác rà quét bằng phần mềm chuyên dụng.

nbLeThanhTuan

+ Việc vi phạm bản quyền các chương trình truyền hình đã ảnh hưởng đến hoạt động của Đài như như thế nào, thưa ông?

- Thứ nhất, việc vi phạm bản quyền chương trình truyền hình đã gây thiệt hại lớn về kinh tế cho Đài với tư cách là đơn vị sở hữu bản quyền cũng như nhà sản xuất nội dung vì các Đài phải đầu tư kinh phí rất lớn cho việc sản xuất chương trình và mua bản quyền để phát sóng. Các chương trình của Đài bị sao chép trái phép trên internet đã khiến việc khai thác nội dung chương trình không đạt hiệu quả cả về hiệu ứng khán giả (chỉ số rating) lẫn nguồn thu quảng cáo. Thứ hai, Đài phải đầu tư lớn về nhân lực, công nghệ để theo dõi, giám sát nhưng tình trạng vi phạm bản quyền rất tinh vi, khó phát hiện, máy chủ đặt ở nước ngoài… Việc này cũng gây lãng phí về mặt nhân lực và thời gian thay vì tập trung nguồn lực này để sản xuất chương trình mới, có nội dung chất lượng tốt phục vụ khán giả. Thứ ba, chất lượng hình ảnh trên các trang web/app lậu không tốt, ảnh hưởng đến uy tín của THVL, nhà tài trợ, nhà SXCT. Đồng thời, Đài cũng phải đối mặt với việc bị xử phạt từ đơn vị giữ format gốc do đã để cho chương trình bị sao chép bản quyền. Thứ tư, nhiều dự án phải tiết chế lại việc đầu tư, dự án OTT phải chuyển hướng vì tình trạng đánh cắp bản quyền quá đa dạng, tràn lan, kho nội dung lậu quá lớn. Cuối cùng là, các trang web, app, mạng xã hội sao chép lậu này thường có nội dung quảng cáo không lành mạnh (chống phá Đảng, Nhà nước ta), gắn mã độc gây nguy hại cho người sử dụng (ví dụ đánh cắp thông tin cá nhân, mật khẩu, thông tin thẻ tín dụng…).

Các ekip đang thực hiện sản xuất chương trình.

Các ekip đang thực hiện sản xuất chương trình.

Sẵn sàng hợp tác, chung tay chống vấn nạn vi phạm bản quyền

+ Quả thực như ông phân tích thì chúng ta dường như đang “thiệt đơn thiệt kép” trong chuyện bản quyền. Trong những khó khăn ấy, Đài PTTH Vĩnh Long đã có giải pháp như thế nào thưa ông?

- Kể từ khi chuyển tải nội dung các chương trình truyền hình được phát sóng lên các nền tảng trên internet từ tháng 11/2014, Đài đã ý thức được tầm quan trọng của việc bảo vệ bản quyền chương trình truyền hình của mình. Ngoài mục đích quảng bá cho các chương trình của Đài, đây còn là nguồn thu bổ sung. Hiện  tại, để xử lý vi phạm bản quyền khi up lên trên các trang mạng xã hội video như: Youtube, facebook, Dailymotion, Đài Phát thanh và truyền hình Vĩnh Long đã thực hiện theo quy trình được các mạng xã hội này quy định, bao gồm: báo cáo vi phạm - gỡ vi phạm - thông báo cho chủ sở hữu quyền - cho phép kháng nghị. Tuy nhiên, thời gian xử lý vi phạm thường kéo dài và cần nhiều bằng chứng sở hữu. Đối với các website vi phạm, Đài thực hiện rà soát, lập danh sách gửi Cục PTTH&TTĐT, Thanh tra Bộ VH-TT&DL để hỗ trợ xử lý, gỡ bỏ nội dung vi phạm trên website. Tuy nhiên, việc xử lý cũng mất nhiều thời gian và đối với các website thuê server ở nước ngoài thì việc xử lý hầu như không thể. Đồng thời, Đài cũng có kiến nghị đến Bộ Thông tin và Truyền thông cùng các cơ quan quản lý nhà nước liên quan tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm minh những đối tượng có hành vi vi phạm quyền tác giả, quyền liên quan; phối hợp trong việc rà soát, đề xuất sửa đổi, bổ sung các quy định về bảo vệ quyền tác giả trong đó bổ sung các hình thức xử phạt, chế tài nghiêm khắc hơn đối với hành vi vi phạm bản quyền, đặc biệt là trên môi trường internet. 

Hình ảnh một chương trình của Đài PTTH Vĩnh Long.

Hình ảnh một chương trình của Đài PTTH Vĩnh Long.

+ Trên thực tế, các đơn vị báo chí đang có xu hướng tăng cường hợp tác trao đổi thông tin với nhau và với các đối tác. Đặc biệt, tại tọa đàm “Hiện trạng và giải pháp bảo vệ bản quyền nội dung số trong lĩnh vực phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử”, câu chuyện sẽ thành lập Trung tâm Bảo vệ bản quyền PTTH&TTĐT đã được đưa ra. Quan điểm của ông như thế nào về phương án này?

 - Việc các cơ quan báo chí tăng cường hợp tác, trao đổi thông tin với nhau liên quan đến vấn đề vi phạm bản quyền cũng là một trong những giải pháp hay. Đài PT&TH Vĩnh Long sẵn sàng hợp tác với các đơn vị và cơ quan chức năng để chung tay chống vấn nạn vi phạm bản quyền. Đặc biệt, tôi rất ủng hộ phương án thành lập Trung tâm Bảo vệ bản quyền PTTH&TTĐT trong thời gian tới. Trước thực trạng vi phạm bản quyền hiện nay, thì việc thành lập một trung tâm chuyên trách về vấn đề này là giải pháp rất cần thiết. Khi Trung tâm ra đời và được đầu tư các giải pháp công nghệ tiên tiến, có đội ngũ nhân sự chuyên nghiệp… thì sẽ là một công cụ hiệu quả giúp các cơ quan quản lý nhà nước thực hiện tốt chức năng của mình, góp phần bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của các nhà sản xuất nội dung.

+ Xin trân trọng cảm ơn ông!

An Vinh (Thực hiện)

Tin khác

Báo Nhà báo & Công luận trao học bổng cho sinh viên: Tạo động lực, tiếp lửa ước mơ…

Báo Nhà báo & Công luận trao học bổng cho sinh viên: Tạo động lực, tiếp lửa ước mơ…

(CLO) Ngày 25/4/2024, Đoàn công tác Báo Nhà báo & Công luận do nhà báo Lê Trần Nguyên Huy - Ủy viên Ban Chấp hành Hội Nhà báo Việt Nam, Q. Tổng biên tập báo Nhà báo & Công luận làm trưởng đoàn đã đến thăm và trao học bổng cho sinh viên có thành tích học tập cao, sinh viên nghèo vượt khó tại Viện Đào tạo Báo chí và truyền thông, Trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn; Khoa Viết Văn – Báo chí, Đại học Văn hóa và Học viện báo chí và Tuyên truyền.

Nghề báo
Quỹ từ thiện 'Ước mơ xanh' - Báo Nhà báo & Công luận đồng hành với các bệnh nhi ung thư

Quỹ từ thiện "Ước mơ xanh" - Báo Nhà báo & Công luận đồng hành với các bệnh nhi ung thư

(CLO) Ngày 25/4, Đoàn công tác Báo Nhà báo & Công luận do nhà báo Trần Lan Anh - Phó Tổng biên tập Báo Nhà báo & Công luận làm trưởng đoàn đã đến thăm và trao quà cho các bệnh nhi ung thư đang điều trị tại Bệnh viện K Tân Triều và Bệnh viện Nhi Trung ương, Hà Nội.

Nghề báo
Báo Đồng Nai, Đài Phát thanh - Truyền hình Bình Dương đoạt giải nhất giải báo chí miền Đông Nam Bộ

Báo Đồng Nai, Đài Phát thanh - Truyền hình Bình Dương đoạt giải nhất giải báo chí miền Đông Nam Bộ

(CLO) Các tác phẩm vào chung khảo mùa giải lần thứ II có chất lượng tốt, đề tài hay, gần gũi với đời sống dân sinh, với yêu cầu phát triển của vùng Đông Nam Bộ. Số lượng bài tham gia nhiều hơn mùa giải thứ nhất, nhiều bài có chất lượng cao vào chung khảo.

Nghề báo
Ra mắt Tự truyện 'Sống đến bình minh' của nhà báo, nhà văn Trần Mai Hạnh

Ra mắt Tự truyện "Sống đến bình minh" của nhà báo, nhà văn Trần Mai Hạnh

(CLO) Sáng 25/4, tại Hà Nội đã diễn ra lễ ra mắt Tự truyện "Sống đến bình minh" của nhà báo, nhà văn Trần Mai Hạnh. Sự kiện do Đài tiếng nói Việt Nam (VOV), NXB Chính trị Quốc gia Sự thật và gia đình phối hợp tổ chức.

Nghề báo
Tôn vinh các tác giả tâm huyết, bản lĩnh, sáng tạo với nhiệm vụ bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Tôn vinh các tác giả tâm huyết, bản lĩnh, sáng tạo với nhiệm vụ bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

(CLO) Tối 24/4, tại Nhà hát Lớn Hà Nội, Báo Quân đội nhân dân phối hợp với Hội Nhà báo Việt Nam và Ngân hàng Thương mại cổ phần Quân đội tổ chức Lễ Tổng kết và trao giải Cuộc thi viết “Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trong tình hình mới” lần thứ ba (2023-2024); phát động Cuộc thi viết lần thứ tư (2024-2025).

Nghề báo