Mỹ: Miễn trừ bằng sáng chế vắc xin không nhằm thúc đẩy công nghệ sinh học của Trung Quốc

Chủ nhật, 09/05/2021 15:38 PM - 0 Trả lời

(CLO) Chính quyền của ông Biden đang xem xét các cách để đảm bảo rằng việc từ bỏ bằng sáng chế vắc xin COVID-19 nhằm hỗ trợ các nước nghèo sẽ không chuyển giao công nghệ dược phẩm sinh học nhạy cảm của Mỹ cho Trung Quốc và Nga, các quan chức Mỹ cho biết.

Các loại vắc xin Covid-19. Ảnh: Reuters

Các loại vắc xin Covid-19. Ảnh: Reuters

Bài liên quan

Tổng thống Joe Biden hôm thứ Tư (4/5) đã ủng hộ việc Mỹ tham gia các cuộc đàm phán tại Tổ chức Thương mại Thế giới về việc từ bỏ quyền sở hữu trí tuệ như một biện pháp để thúc đẩy nguồn cung vắc xin bằng cách cho phép các nước nghèo tự sản xuất.

Cho đến nay, vắc xin hầu như đã bị các quốc gia giàu có hơn thâu tóm. Tỷ lệ nhiễm COVID-19 ở các quốc gia giàu có đã giảm khi tỷ lệ tiêm chủng tăng trong năm nay, nhưng các ca nhiễm trùng vẫn đang tăng ở 36 quốc gia, với số ca nhiễm hàng ngày ở Ấn Độ tăng vọt lên hơn  400.000 ca mỗi ngày.

Nhiều công ty dược phẩm phương Tây đã nhận được sự hỗ trợ của chính phủ để phát triển vắc-xin, và phản đối mạnh mẽ việc chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ. Họ nói rằng các nước nghèo hơn sẽ khó có khả năng thiết lập nên các quy trình sản xuất trong thời gian ngắn.

Ông Albert Bourla, Giám đốc điều hành của Pfizer Inc, cho biết hôm thứ Sáu (7/5) rằng đề xuất miễn trừ sẽ làm gián đoạn tiến độ đạt được cho đến nay trong việc thúc đẩy nguồn cung cấp vắc xin.

“Điều sẽ mở ra một cuộc tranh giành các yếu tố đầu vào quan trọng mà chúng tôi yêu cầu để tạo ra một loại vắc xin an toàn và hiệu quả. Các đơn vị có ít hoặc không có kinh nghiệm trong sản xuất vắc xin có khả năng săn đuổi chính những nguyên liệu thô mà chúng tôi yêu cầu để mở rộng quy mô sản xuất, khiến sự an toàn và an ninh của tất cả mọi người gặp rủi ro”, ông nói.

Nhiều công ty và hiện nay là một số quan chức Mỹ lo ngại động thái này sẽ cho phép Trung Quốc được lợi và làm xói mòn lợi thế của Mỹ trong lĩnh vực dược sinh học.

Một quan chức cấp cao của chính quyền ông Biden nói rằng trong khi ưu tiên là cứu mạng người, Mỹ "muốn tìm cách kiềm chế Nga và Trung Quốc trước khi việc từ bỏ bằng sáng chế có hiệu lực để đảm bảo phù hợp với mục đích".

Các đại diện trong ngành cũng thừa nhận những lo ngại rằng việc chia sẻ tài sản trí tuệ có thể làm tổn hại đến lợi thế cạnh tranh của Mỹ đối với Trung Quốc.

Chính quyền ông Biden tin rằng họ có thể giải quyết những lo ngại đó thông qua các cuộc đàm phán của WTO, nhưng không nêu rõ cách thức. Nguồn tin nói thêm rằng một số cơ quan trong chính quyền Mỹ có quan điểm trái ngược nhau về cách giải quyết các mối quan ngại trong các cuộc đàm phán dự kiến ​​kéo dài hàng tháng.

Người phát ngôn tại Nhà Trắng và văn phòng Đại diện Thương mại Mỹ không có bình luận ngay lập tức về vấn đề này.

Người phát ngôn của Pfizer và Moderna đã không trả lời yêu cầu bình luận về những lo ngại về chuyển giao công nghệ, trong khi người phát ngôn của Novavax nói rằng công ty phản đối việc miễn trừ, và nói rằng các đề xuất "làm suy yếu các biện pháp bảo vệ sở hữu trí tuệ sẽ không đạt được quyền truy cập vắc xin công bằng".

Một số nhà phân tích nói rằng việc thực thi các giới hạn sử dụng công nghệ có thể rất khó khăn. Công nghệ mRNA, được sử dụng trong vắc xin COVID-19 của các công ty Pfizer / BioNTech và Moderna, là một công nghệ sinh học mới được phát triển hứa hẹn cho các phương pháp điều trị khác trong tương lai.

Trung Quốc và Nga đã có vắc xin của riêng họ mà không sử dụng công nghệ sinh học này.

Ông Gary Locke, cựu đại sứ Mỹ tại Trung Quốc và là cựu Bộ trưởng Thương mại Mỹ cho biết: “Pfizer và Moderna đã mất nhiều năm nghiên cứu để phát triển các loại vắc-xin này. Trung Quốc, Nga, Ấn Độ, Nam Phi và những nước khác muốn tiếp cận. Mục đích của họ là có được bí quyết cơ bản để có thể sử dụng công nghệ này để phát triển các loại vắc xin khác".

Công ty Fosun Pharma của Trung Quốc đã ký một thỏa thuận với BioNTech về việc phát triển sản phẩm vắc xin COVID-19, điều này có thể cho phép họ tiếp cận với một số công nghệ.

Trung Quốc có tham vọng cao đối với ngành dược phẩm của mình và đang phát triển vắc xin mRNA của riêng mình.

Ông James Pooley, luật sư sở hữu trí tuệ và cựu phó tổng giám đốc của Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới của Liên hợp quốc, lưu ý rằng bản thân bằng sáng chế có thể được tiếp cận công khai. Nhưng bí mật thương mại được phát triển bởi Pfizer / BioNTech, Moderna và những người khác, những bí mật về quy trình sản xuất như nhiệt độ và điều kiện sản xuất không nên được công khai. Đó có thể là một vấn đề kép đối với các nhà đàm phán. 

Chính phủ sẽ phải tìm ra cách để các công ty này từ bỏ những bí mật thương mại.

Quốc Thiên

Tin khác

Hệ thống phòng thủ của Israel hiệu quả nhưng chi phí cao

Hệ thống phòng thủ của Israel hiệu quả nhưng chi phí cao

(CLO) Hệ thống phòng không lỗi thời khiến Iran dễ bị Israel tấn công nếu Thủ tướng Benjamin Netanyahu quyết định phớt lờ áp lực toàn cầu để trả đũa trực tiếp bằng loạt tên lửa và máy bay không người lái.

Thế giới 24h
Hơn 100 người biểu tình ủng hộ Palestine bị bắt ở New York, gồm cả nhà báo

Hơn 100 người biểu tình ủng hộ Palestine bị bắt ở New York, gồm cả nhà báo

(CLO) Hơn 100 người biểu tình ủng hộ Palestine đã bị bắt hôm 17/4 trong khuôn viên Đại học Columbia (New York, Mỹ), sau khi cảnh sát New York giải tán một khu trại do sinh viên dựng lên để biểu tình chống lại hành động của Israel ở Gaza.

Thế giới 24h
UAE chật vật phục hồi sau lượng mưa lớn hiếm có trong lịch sử

UAE chật vật phục hồi sau lượng mưa lớn hiếm có trong lịch sử

(CLO) Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE) đang chật vật phục hồi sau khi lượng mưa lớn nhất từng được ghi nhận đổ bộ vào quốc gia sa mạc này.

Thế giới 24h
Truyền thông Iran nói Israel đã tấn công, UAV xuất hiện trên bầu trời Isfahan

Truyền thông Iran nói Israel đã tấn công, UAV xuất hiện trên bầu trời Isfahan

(CLO) Truyền thông Iran đưa tin hôm 19/4 rằng lực lượng nước này đã phá hủy máy bay không người lái (UAV) trên bầu trời thành phố Isfahan, vài ngày sau khi Iran không kích trả đũa vào Israel.

Thế giới 24h
Argentina muốn trở thành đồng minh của NATO

Argentina muốn trở thành đồng minh của NATO

(CLO) Argentina hôm thứ Năm đã chính thức yêu cầu gia nhập NATO với tư cách là đối tác toàn cầu, trong bối cảnh chính quyền cánh hữu của Tổng thống Argentina Javier Milei muốn cường quan hệ với các cường quốc phương Tây và thu hút đầu tư.

Thế giới 24h