Mỹ muốn hòa giải xung đột Nga-Ukraine, cùng EU gỡ rối

Thứ năm, 06/05/2021 15:38 PM - 0 Trả lời

(CLO) Đức và Pháp đã đóng vai trò môi giới hòa bình giữa Nga và Ukraine trong nhiều năm. Giờ đây, Tổng thống Mỹ Joe Biden cũng muốn đóng vai trò cầu nối nhằm giải quyết mối xung đột đã kéo dài từ năm 2014 tới nay.

Binh lính Nga tại Crimea. Ảnh: DPA

Binh lính Nga tại Crimea. Ảnh: DPA

Bài liên quan

Có những dấu hiệu hy vọng mới trong cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine. Tổng thống Nga Vladimir Putin đã phát đi tín hiệu rằng ông không phản đối cuộc gặp thượng đỉnh với Tổng thống Mỹ Joe Biden vào mùa hè này. Bộ trưởng Ngoại giao Nga Sergey Lavrov cho biết trên truyền hình Nga rằng đề xuất của ông Biden đã được Điện Kremlin đón nhận một cách tích cực. Cả Áo và Phần Lan, vốn trung lập về mặt quân sự, đã tự đề xuất làm nơi tổ chức cuộc gặp thượng đỉnh này.

Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken sẽ có chuyến thăm tới Ukraine trong tuần này và nhằm trấn an Kiev rằng họ có "sự ủng hộ của Mỹ đối với chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine" trước sự áp lực liên tục của Nga. 

Nga điều lượng lớn quân đội tới biên giới

Kiev nhận thấy mối đe dọa rõ ràng khi Moscow tập trung hàng chục nghìn quân tại biên giới phía đông Ukraine. Quân đội Nga đã tiến hành các cuộc tập trận ở Crimea, được Nga sáp nhập từ năm 2014 và cho biết quân đội sẽ rời khỏi khu vực sau cuộc tập trận.

Nga cũng chỉ ra rằng họ sẽ đóng cửa Biển Azov, chặn đường tiếp cận duy nhất mà cảng Mariupol quan trọng của Ukraine có đến Biển Đen. 

Trong nhiều năm, chính phủ Đức và Pháp đã đi đầu trong việc cố gắng môi giới hòa bình giữa Nga và Ukraine. Lần đầu tiên vào năm 2014 ngay sau khi Nga sáp nhập Bán đảo Crimea, định dạng đàm phán Normandy đã quy tụ các nhà lãnh đạo từ Nga, Ukraine, Đức và Pháp. Một năm sau, họ thậm chí còn lập được một kế hoạch hòa bình, nhưng xung đột vẫn tiếp tục âm ỉ, đôi khi bùng phát thành bạo lực công khai.

Đối mặt với những mối đe dọa nghiêm trọng, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskyy bắt đầu tìm kiếm sự hỗ trợ nhiều hơn từ quốc tế. Ông kêu gọi Paris và Berlin thiết lập một hội nghị thượng đỉnh khác trong cuộc họp định dạng Normandy, và nói rằng ông sẵn sàng để Washington đảm nhận vai trò lớn hơn trong các cuộc đàm phán.

Lãnh đạo các nước tại cuộc họp định dạng Normandy. Ảnh: DPA

Lãnh đạo các nước tại cuộc họp định dạng Normandy. Ảnh: DPA

Theo ông Michael Gahler, một đại diện của Đức tại Nghị viện châu Âu và là người phát ngôn đối ngoại của Đảng Nhân dân châu Âu (EPP), sự tham gia ngày càng tích cực của Mỹ không làm mất đi tầm quan trọng đối với vai trò hòa giải của các nước châu Âu.

Ông cho biết rằng ông không thấy "bất kỳ xung đột" lợi ích nào trong việc Mỹ đóng vai trò lớn hơn và rằng "rất ủng hộ sự tham gia của Mỹ". Trong các cuộc đàm phán Normandy, Đức và Pháp đã luôn cố gắng cùng nhau đi "theo một hướng đã được thống nhất với sự tham vấn chặt chẽ của Mỹ", ông Gahler nói.

Đức có phải là một cầu nối trung lập?

Tuy nhiên, có một mâu thuẫn chính giữa Berlin và Washington. Chính phủ Đức từ chối từ bỏ dự án đường ống dẫn khí Nord Stream 2 sẽ vận chuyển khí đốt từ Nga trực tiếp đến Đức. Một số quốc gia châu Âu và đặc biệt là Mỹ đã phản đối đường ống hiện đã gần hoàn thành, vì họ lo ngại dự án này sẽ khiến Berlin quá phụ thuộc vào Moscow và cắt đứt các quốc gia trung chuyển khác ở châu Âu, nơi đang là trạm trung chuyển khí đốt giữa Nga và Đức.

Ông Gahler nói rằng ông tin việc Berlin ủng hộ dự án là một "sai lầm ngay từ đầu". Tuy nhiên, đồng thời, ông nói thêm rằng quan điểm của Đức đối với Nord Stream 2 "không cản trở họ đóng một vai trò cầu nối đáng tin cậy".

Ông Gahler cho biết Nga là chính phủ duy nhất vi phạm luật pháp quốc tế và có "quân đội và lính đánh thuê trên lãnh thổ của quốc gia khác". Đức thấy rõ "Nga là bên có lỗi".

Bà Baerbock sẽ là bà Merkel mới?

Thủ tướng Đức Angela Merkel là người đứng sau các cuộc đàm phán Normandy, nhưng khi bà có kế hoạch từ chức sau cuộc bầu cử quốc hội tiếp theo vào tháng 9, bà đã mất dần tiếng nói trong các điều khoản chính sách đối ngoại.

Các thành viên cấp cao khác của liên minh cầm quyền của Đức vẫn cảnh giác khi đề cập đến vấn đề Ukraine. Ngoại trưởng Đức Heiko Maas cho biết ông muốn tránh việc "leo thang quân sự" và đã phản đối việc áp đặt các biện pháp trừng phạt mới đối với Nga.

Đường ông Nord Stream 2. Ảnh: DPA

Đường ông Nord Stream 2. Ảnh: DPA

Bộ trưởng Quốc phòng Đức Annegret Kramp-Karrenbauer nhấn mạnh rằng, "Ukraine biết rằng họ có thể phụ thuộc vào chúng tôi". Tuy nhiên, trong cuộc gặp với người đồng cấp người Pháp, Florence Parly, ông Kramp-Karrenbauer đã không giải thích chính xác những gì Kiev có thể phụ thuộc vào họ.

Đáng chú ý, bà Annalena Baerbock, ứng cử viên Đảng Xanh kế nhiệm bà Merkel, đã kêu gọi thêm các cuộc đàm phán theo định dạng Normandy. Bà đã gọi Nord Stream 2 là một "lỗi chiến lược địa lý" trong một cuộc phỏng vấn tại Hội nghị An ninh Munich vào tháng 2, và rằng "đường ống này được sử dụng rất nhiều như một phương tiện có thể gây mất ổn định Ukraine".

Ukraine không có tư cách thành viên NATO

Tuy nhiên, ông Zelenskyy đang nghĩ xa hơn là một vòng đàm phán khác. Ông đang tìm kiếm sự bảo vệ lâu dài cho đất nước của mình trong các liên minh chính trị và cấu trúc an ninh của phương Tây. Vào đầu tháng 4, ông cho biết Ukraine không thể ở "trong danh sách chờ của EU và NATO vô thời hạn".

Nhưng những lời kêu gọi ủng hộ như vậy không được Brussels hay Berlin chú ý. Theo ông Gahler, Ukraine có "triển vọng gia nhập EU về nguyên tắc", nhưng ông thừa nhận rằng "đây là một con đường dài".

NATO đã từ chối đơn gia nhập của Ukraine vào năm 2008 kể cả khi Kiev nhận được sự ủng hộ của cựu Tổng thống Mỹ George W. Bush. Và chính bà  Angela Merkel là người dẫn đầu chống lại tư cách thành viên của Ukraine.

Ông Gahler cho biết phương Tây đang đối mặt với tình thế tiến thoái lưỡng nan. Ukraine chỉ có thể gia nhập NATO nếu "điều đó có lợi cho sự an toàn của các thành viên NATO hiện tại. Ông Putin đang ngăn chặn chính xác điều đó bằng cách tiếp tục cuộc xung đột. Ở một mức độ nhất định, ông ấy đang bắt Ukraine làm con tin".

Quốc Thiên

Tin khác

Chi tiêu quân sự toàn cầu tăng mạnh, Mỹ và Trung Quốc tiếp tục dẫn đầu

Chi tiêu quân sự toàn cầu tăng mạnh, Mỹ và Trung Quốc tiếp tục dẫn đầu

(CLO) Thế giới đã chi tới hơn 2 nghìn tỷ USD cho vũ khí trong năm 2023, với Mỹ và Trung Quốc tiếp tục dẫn đầu cuộc chạy đua vũ trang này, theo Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm (SIPRI) cho biết vào ngày 22/4.

Thế giới 24h
Gói viện trợ của Mỹ có thể giúp Ukraine thay đổi cục diện trên chiến trường?

Gói viện trợ của Mỹ có thể giúp Ukraine thay đổi cục diện trên chiến trường?

(CLO) Gói viện trợ của Mỹ dự kiến thông qua trong tuần này sẽ là một cứu cánh đối với những pháo thủ Ukraine đang bất lực trong việc cầm chân lực lượng Nga gần thị trấn phía đông Kupiansk, thậm chí có khả năng thay đổi thế trận, mặc dù điều đó có thể mất một thời gian.

Thế giới 24h
Người mắc hội chứng không uống rượu bia vẫn có nồng độ cồn

Người mắc hội chứng không uống rượu bia vẫn có nồng độ cồn

(CLO) Một người đàn ông Bỉ mắc hội chứng chuyển hóa hiếm gặp, khiến cơ thể tự sản sinh nồng độ cồn cao, đã được tòa án miễn án phạt lái xe say rượu vào thứ Hai (22/4).

Thế giới 24h
Ukraine nói Nga điều tới 25.000 quân tấn công 'cao điểm' Chasiv Yar

Ukraine nói Nga điều tới 25.000 quân tấn công 'cao điểm' Chasiv Yar

(CLO) Lực lượng Nga gồm 20.000-25.000 quân đang cố gắng tấn công thị trấn chiến lược Chasiv Yar phía đông Ukraine và các làng xung quanh, theo quân đội Ukraine cho biết vào thứ Hai và nói rằng họ đang gặp rất nhiều khó khăn.

Thế giới 24h
Ngoại trưởng Mỹ bình luận gì về 'tiêu chuẩn kép' khi đề cập đến Israel?

Ngoại trưởng Mỹ bình luận gì về 'tiêu chuẩn kép' khi đề cập đến Israel?

(CLO) Ngày 22/4, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken phủ nhận những ý kiến ​​​​cho rằng Washington có "tiêu chuẩn kép" đối với các cáo buộc vi phạm nhân quyền của quân đội Israel ở Gaza, đồng thời nói rằng đang kiểm tra các cáo buộc như vậy.

Thế giới 24h