Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn Quảng Bình:

Phát triển nông nghiệp công nghệ cao, thực hiện hiệu quả tái cơ cấu ngành gắn với xây dựng nông thôn mới

Thứ sáu, 06/09/2019 09:00 AM - 0 Trả lời

(NB&CL) 30 năm qua, kể từ ngày tái lập tỉnh, mặc dù gặp rất nhiều khó khăn, thách thức nhưng ngành nông nghiệp Quảng Bình vẫn liên tục giành được những thành tựu to lớn và toàn diện trên tất cả các lĩnh vực, từng bước thay đổi diện mạo nông thôn tỉnh.

Bài liên quan

Giờ đây, bước vào giai đoạn phát triển mới, ngành nông nghiệp Quảng Bình đang tập trung ứng dụng khoa học công nghệ và công nghệ cao vào sản xuất, xem đây là “chìa khoá vàng” góp phần thực hiện hiệu quả mục tiêu tái cơ cấu ngành gắn với xây dựng Nông thôn mới trong thời gian tới...

Từ những chuyển biến mạnh mẽ…

Chứng kiến những bước phát triển của nông nghiệp Quảng Bình ngày hôm nay, ít ai có thể ngờ rằng chỉ khoảng gần 20 năm trước đây thôi, đây còn là một ngành nông nghiệp với phương thức sản xuất nhỏ lẻ, chủ yếu là tự cung, tự cấp, tập quán canh tác lạc hậu, cơ cấu nội ngành nông nghiệp phát triển không cân đối…

Tuy nhiên, trăn trở trước thực trạng đó, hướng tới sự phát triển bền vững, tạo chuyển biến mạnh mẽ trong nông nghiệp, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân, từ sau Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIV (năm 2005) với việc xác định “Phát triển mạnh nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, đồng thời bảo đảm tốt an ninh lương thực. Tích cực chuyển dịch cơ cấu kinh tế nội bộ ngành, gắn sản xuất với chế biến và tiêu thụ sản phẩm là vấn đề có tầm chiến lược quan trọng”, Đảng bộ Quảng Bình tập trung chỉ đạo phát triển sản xuất nông nghiệp toàn diện, chú trọng cây lương thực, tăng sản lượng cây công nghiệp.

Đ/c Lê Minh Ngân- PCT UBND tỉnh Quảng Bình cùng lãnh đạo các ngành và các địa phương kiểm tra mô hình trồng Sâm Bố Chính tại thị trấn Nông trường Việt Trung, huyện Bố Trạch. Mô hình được Công ty TNHH Nông nghiệp công nghệ cao Tuệ Lâm triển khai.

Đ/c Lê Minh Ngân- PCT UBND tỉnh Quảng Bình cùng lãnh đạo các ngành và các địa phương kiểm tra mô hình trồng Sâm Bố Chính tại thị trấn Nông trường Việt Trung, huyện Bố Trạch. Mô hình được Công ty TNHH Nông nghiệp công nghệ cao Tuệ Lâm triển khai.

Một bước ngoặt lớn nữa, tạo ảnh hưởng mạnh mẽ tới sự phát triển của ngành nông nghiệp Quảng Bình là năm 2014, tỉnh  bắt đầu triển khai thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh giai đoạn 2014 - 2020. Đây được xem là bước đột phá trong phát triển nông nghiệp chiều sâu của địa phương. Sau 4 năm thực hiện Đề án, đến nay, ngành nông nghiệp Quảng Bình đã có được những chuyển biến hết sức mạnh mẽ.  Năng suất và sản lượng các loại cây trồng tăng nhanh, đến năm 2018 sản lượng lương thực đạt trên 31 vạn tấn, vượt chỉ tiêu Nghị quyết tỉnh Đảng bộ lần thứ XVI, tăng gấp 4 lần so với năm 1990, đáp ứng đủ nhu cầu lương thực cho người dân và một phần  xuất khẩu.

Thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp, trong những năm gần đây nông nghiệp đã chuyển mạnh từ số lượng sang phát triển chất lượng và giá trị, trên cơ sở thực hiện tốt việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng và tăng cường áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Các địa phương chỉ đạo thực hiện tốt việc dồn điền, đổi thửa, tích tụ ruộng đất để đưa cơ giới hóa vào sản xuất. Đồng thời, tích cực kêu gọi doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, tham gia liên kết với người nông dân theo mô hình cánh đồng lớn. Đến năm 2018, diện tích cánh đồng lớn đã đạt 7.250 ha (lúa 2.323 ha, sắn 4.700 ha, ngô 102 ha, khoai lang 100 ha, lạc 25 ha), với khoảng 90% sản phẩm được các doanh nghiệp bao tiêu, lợi nhuận tăng 16 - 21% so với diện tích không thực hiện cánh đồng lớn.

Đồng chí Trần Công Thuật, Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì Hội nghị triển khai nhiệm vụ xây dựng Nông thôn mới năm 2019.

Đồng chí Trần Công Thuật, Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì Hội nghị triển khai nhiệm vụ xây dựng Nông thôn mới năm 2019.

So với ngày mới tái lập tỉnh, chăn nuôi đã phát triển vượt bậc cả về số lượng, chất lượng và ngày càng chiếm vị trí quan trọng trong cơ cấu sản xuất nông nghiệp (hiện đã chiếm 50,3%). Ngành thủy sản được phát triển toàn diện trên tất cả các mặt từ khai thác, nuôi trồng, quản lý, dịch vụ và đã trở thành một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh. Sản xuất lâm nghiệp được phát triển theo hướng chất lượng và giá trị, trên cơ sở quản lý và sử dụng hiệu quả tài nguyên rừng…

Đến việc xây dựng Nông thôn mới một cách toàn diện, đổi mới bộ mặt nông thôn

Nói đến ngành nông nghiệp Quảng Bình, nói tới Đề án tái cơ cấu ngành không thể không nói tới việc triển khai Chương trình Mục tiêu Quốc gia xây dựng Nông thôn mới (NTM) tại vùng đất cát trắng này. Đến nay, sau gần 9 năm thực hiện Chương trình Mục tiêu Quốc gia xây dựng NTM, xây dựng NTM đã thực sự trở thành phong trào có sức lan tỏa rộng khắp trong toàn tỉnh. Toàn tỉnh Quảng Bình đã có 62 xã được công nhận xã đạt chuẩn NTM, bình quân đạt 15,2 tiêu chí/xã. Chương trình đã làm chuyển biến đáng kể bộ mặt nông thôn, giúp đời sống, dân trí khu vực nông thôn được nâng cao, cơ sở hạ tầng được cải thiện, nâng cấp; thu nhập bình quân đầu người tăng lên, tỷ lệ hộ nghèo giảm mạnh; khoảng cách giữa nông thôn và thành thị, giữa miền núi, vùng sâu, vùng xa được thu hẹp đáng kể…

Bộ đội biên phòng hướng dẫn bà con dân tộc trồng lúa nước.

Bộ đội biên phòng hướng dẫn bà con dân tộc trồng lúa nước.

Thành công đó cũng là điều kiện để Quảng Bình tiếp tục xây dựng NTM kiểu mẫu, NTM nâng cao trong thời gian tới. “Năm 2019, tiếp tục xác định Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng NTM vẫn là một chương trình trọng tâm, trọng điểm của tỉnh để hoàn thành các mục tiêu mà Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ 16 cũng như Nghị quyết của Chính phủ đã đề ra. Sở sẽ tiếp tục tham mưu cho UBND tỉnh đẩy mạnh Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng NTM với 11 xã về đích để nâng tỷ lệ đạt chuẩn NTM lên 53%. Phấn đấu đến năm 2020, Quảng Bình đạt được tỷ lệ 59% số xã đạt chuẩn NTM như trong chương trình mà Chính phủ đã giao cho tỉnh Quảng Bình. Để đạt được điều đó, ngay từ đầu năm, tỉnh đã phân khai các nguồn vốn cũng như giao nhiệm vụ cho các sở, ban, ngành của tỉnh chỉ đạo các địa phương chọn ra các xã điểm, đồng thời đẩy mạnh việc chỉ đạo để nâng cao được các tiêu chí chung, phấn đấu tỷ lệ xã dưới 10 tiêu chí giảm mạnh. Đặc biệt, trong xây dựng NTM là nâng cao được thu nhập của người nông dân”, ông Phan Văn Khoa - Giám đốc Sở NN và PTNT tỉnh Quảng Bình chia sẻ.

Và mục tiêu trở thành địa phương phát triển nông nghiệp công nghệ cao

Những thành tựu mà ngành nông nghiệp Quảng Bình đã đạt được là rất lớn, tuy nhiên vẫn còn một số tồn tại, hạn chế và chưa tương xứng với tiềm năng lợi thế hiện có. Quy mô sản xuất nông nghiệp vẫn còn manh mún và nhỏ lẻ; việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, quy trình công nghệ mới vẫn còn hạn chế nên năng suất, chất lượng sản phẩm và hiệu quả sản xuất chưa cao; Công nghệ sau thu hoạch, bảo quản, chế biến nông, lâm sản vẫn còn hạn chế nên chất lượng nông, lâm, thủy sản không cao và chưa đáp ứng thị trường, đặc biệt thị trường xuất khẩu...

Cây Thanh long phát triển tốt trên vùng đất Minh Hóa.

Cây Thanh long phát triển tốt trên vùng đất Minh Hóa.

Trước thực trạng trên, để phát huy hơn nữa những ưu điểm, khắc phục những tồn tại, hạn chế, lãnh đạo tỉnh Quảng  Bình nói chung, ngành nông nghiệp nói riêng sớm nhận ra rằng để phát triển nông nghiệp Quảng Bình nhanh và bền vững cần phối hợp thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp. Trong đó, trọng yếu là việc tiếp tục thực hiện tốt Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững và Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng NTM và đặc biệt là xây dựng nền nông nghiệp phát triển toàn diện, hiện đại trên cơ sở tăng cường áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, quy trình công nghệ mới vào sản xuất; tập trung phát triển sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ.

Chăm sóc nguồn giống, phục vụ tốt công tác trồng rừng tại Trại giống huyện Bố Trạch Quảng Bình.

Chăm sóc nguồn giống, phục vụ tốt công tác trồng rừng tại Trại giống huyện Bố Trạch Quảng Bình.

Không chỉ dừng lại ở chủ trương. Đến nay, theo nhận định được đưa ra tại Hội nghị bàn giải pháp phát triển nông nghiệp công nghệ cao (CNC) tỉnh Quảng Bình hồi tháng 5/2019, mặc dù mới triển khai nhưng sản xuất nông nghiệp ứng dụng CNC ở tỉnh Quảng Bình phát triển nhanh, trên nhiều lĩnh vực, địa phương và đang trở thành phong trào rộng khắp. Các doanh nghiệp, tập đoàn lớn có tiềm lực đang quan tâm tới việc đầu tư nông nghiệp công nghệ cao tại Quảng Bình. Quảng Bình hiện có 12 cơ sở trồng trọt, 3 cơ sở chăn nuôi, nhiều cơ sở thủy sản, lâm nghiệp ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất. Dù số cơ sở ứng dụng CNC trong nông nghiệp chưa nhiều, chưa tạo được sản phẩm mang tính đột phá lớn về thương hiệu, năng suất chất lượng, hiệu quả sản xuất, chưa sản xuất được mặt hàng xuất khẩu mang tính chủ lực, thách thức còn nhiều nhưng có thể khẳng định những con số trên thực sự là tiền đề quan trọng để Quảng Bình có thể đặt mục tiêu trở thành tỉnh mạnh về nông nghiệp công nghệ cao.

Rừng trồng gỗ lớn.

Rừng trồng gỗ lớn.

“Quảng Bình phấn đấu trở thành địa phương phát triển nông nghiệp công nghệ cao. Người đứng đầu các cấp, các ngành, các đơn vị, địa phương phát huy vai trò trách nhiệm cá nhân trong sản xuất nông nghiệp công nghệ cao; đẩy mạnh công tác truyền thông khích lệ giới trẻ khởi nghiệp sản xuất nông nghiệp công nghệ cao; thu hút các doanh nghiệp vào sản xuất nông nghiệp công nghệ cao bằng những cam kết cụ thể” - ông Trần Công Thuật - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình nhấn mạnh.

Đắc Nguyên - Đào Vinh

Tin khác

Dự báo thời tiết 29/3/2024: Bắc Bộ mưa rào và dông rải rác

Dự báo thời tiết 29/3/2024: Bắc Bộ mưa rào và dông rải rác

(CLO) Theo Trung tâm dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia: Dự báo thời tiết 29/3/2024, Bắc Bộ mưa rào, rải rác có dông, cục bộ có mưa to đến rất to, khu Tây Bắc có nơi có nắng nóng.

Đời sống
Mưa đá, giông lốc ở miền Bắc khiến hàng trăm ngôi nhà của người dân bị ảnh hưởng

Mưa đá, giông lốc ở miền Bắc khiến hàng trăm ngôi nhà của người dân bị ảnh hưởng

(CLO) Do ảnh hưởng của không khí lạnh yếu tràn xuống nhiều tỉnh miền núi phía Bắc đã xuất hiện giông lốc, mưa đá ngày 28/3. Hàng trăm ngôi nhà của người dân đã bị sập, tốc mái.

Đời sống
Thi hành kỷ luật đối với Viện trưởng Viện Pháp luật kinh doanh và Đầu tư châu Âu

Thi hành kỷ luật đối với Viện trưởng Viện Pháp luật kinh doanh và Đầu tư châu Âu

Ông Lê Hoàng Anh Tuấn, Viện trưởng Viện Pháp luật kinh doanh và đầu tư châu Âu trực thuộc Trung ương Hội Luật gia Việt Nam đã có nhiều khuyết điểm, sai phạm.

Đời sống
Cần lắng nghe nguyện vọng của người dân khi đưa núi Ngọc vào khai thác

Cần lắng nghe nguyện vọng của người dân khi đưa núi Ngọc vào khai thác

(CLO) Mặc dù được đưa vào phương án đấu giá quyền khai thác khoáng sản tuy nhiên mỏ đất vật liệu san lấp tại xã Thọ Cường, huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hoá chưa thể tổ chức đấu giá vì vấp phải sự phản đối của người dân.

Đời sống
Kho hàng của 'hotgirl' Nguyễn Hoàng Mai Ly 'khủng' cỡ nào?

Kho hàng của "hotgirl" Nguyễn Hoàng Mai Ly "khủng" cỡ nào?

(CLO) Số hàng hoá này không có hóa đơn, chứng từ chứng minh nguồn gốc tại kho hàng của "hotgirl" Nguyễn Hoàng Mai Ly trị giá 20,1 tỷ đồng.

Đời sống