Trường hợp của Ấn Độ là lý do chúng ta cần tăng cường tiêm phòng vắc xin Covid-19

Thứ hai, 03/05/2021 16:46 PM - 0 Trả lời

(CLO) Các biến thể của Covid-19 có thể vượt quá tầm kiểm soát nếu những tình huống như vậy ở Ấn Độ tiếp tục xảy ra. Tiến sĩ Khan giải thích những thông tin mới liên quan tới vắc xin cũng như những xôn xao liên quan tới liều vắc xin tăng cường.

Ảnh: AJ

Ảnh: AJ

Bài liên quan

Việc sản xuất hàng loạt vắc-xin COVID-19 không phải là một kỳ tích của khoa học y tế, và việc triển khai trên nhiều quốc gia thật đáng kinh ngạc. Nhưng có 2 vấn đề cần lưu tâm: Sự bảo vệ do vắc-xin cung cấp sẽ kéo dài bao lâu? Và liệu vắc-xin có hiệu quả chống lại các biến thể mới nổi không?

Tình hình bi thảm đang diễn ra ở Ấn Độ là một trường hợp điển hình khi phải chiến đấu với các biến thể mới của Covid-19. Ấn Độ có gần 1,4 tỷ dân số và đã có một khởi đầu tuyệt vời cho chương trình tiêm chủng của mình. Đây cũng là quê hương của một trong những nhà sản xuất vắc xin lớn nhất trên thế giới: Viện Huyết thanh của Ấn Độ (SII), nơi đang sản xuất và xuất khẩu hàng triệu vắc xin sang các nước khác trước thời điểm bùng dịch.

Nhưng do các cuộc tụ tập công khai gần đây và việc sớm nới lỏng các biện pháp ngăn chặn, Ấn Độ đã trở thành tâm điểm mới của đại dịch, lập kỷ lục toàn cầu về các trường hợp mắc và tử vong hàng ngày. Thế giới đã phải kinh hoàng chứng kiến ​​cảnh những người vật lộn để thở bên ngoài bệnh viện trên các mạng tin tức.

SII và chính phủ Ấn Độ hiện đã giảm khối lượng vắc xin xuất khẩu ra nước ngoài, nhưng điều này đã đến quá muộn vì họ cũng đang phải vật lộn để có được nguyên liệu thô cần thiết cho việc sản xuất vắc xin từ Mỹ.

Điều này làm nổi bật vấn đề khi các nước phương Tây ưu tiên cho chính bản thân mình và bỏ rơi các nước khác. Điều này cũng làm sáng tỏ những lỗ hổng trong kế hoạch của Tổ chức Y tế Thế giới nhằm đưa vắc xin đến các nước nghèo hơn thông qua chương trình COVAX.

Khi đại dịch bùng phát, rõ ràng chúng ta sẽ cần phải tập trung chữa cháy tại một điểm, thay vì tập trung cho lợi ích cá nhân hay phân chia công bằng trên toàn thế giới. Ấn Độ là một trong những nền kinh tế phát triển nhanh nhất thế giới, nhưng đại dịch đã khiến nước này phải quỳ gối, yêu cầu viện trợ từ nước ngoài.

Virus càng hoành hành ở Ấn Độ lâu bao nhiêu thì số người lây nhiễm cũng như khả năng tạo ra biến thể mới càng cao bấy nhiêu.

Các nhà khoa học tin rằng biến thể “đột biến kép” mới nhất của Ấn Độ thể hiện các đặc điểm có thể khiến nó dễ lây nhiễm hơn và ít nhạy cảm hơn với khả năng miễn dịch do vắc-xin gây ra, và chúng ta có thể thấy virus sẽ đột biến thêm và theo hướng sẽ làm cho lô vắc-xin hiện tại thậm chí ít có hiệu quả hơn nữa.

Sự bảo vệ từ vắc-xin sẽ kéo dài bao lâu?

Một vấn đề khác là chúng ta không biết chắc chắn sự bảo vệ kéo dài bao lâu sau khi được tiêm phòng. Hầu hết các chuyên gia đồng ý rằng việc bảo vệ có khả năng kéo dài ít nhất sáu tháng nhưng chỉ có thời gian mới trả lời được và cần phải nghiên cứu thêm.

Theo một nghiên cứu trên 927 người, do Pfizer thực hiện và được công bố vào ngày 1/4, vắc-xin cung cấp khả năng bảo vệ 91,3% chống lại Covid-19, được đo từ bảy ngày đến sáu tháng sau khi tiêm liều thứ hai.

Công ty cũng đang tiến hành một nghiên cứu về hiệu quả của liều vắc-xin thứ ba, về cơ bản là một liều tăng cường, được tiêm từ sáu đến 12 tháng sau liều thứ hai. Nghiên cứu này là một phần trong chiến lược phát triển lâm sàng của Pfizer nhằm xác định hiệu quả của liều thứ ba của cùng một loại vắc xin chống lại các biến thể đang phát triển.

Ảnh: AJ

Ảnh: AJ

Một nghiên cứu của Moderna cũng cho thấy những người được tiêm hai liều vắc-xin Moderna có mức kháng thể tốt sau sáu tháng kể từ liều thứ hai.

Có ít dữ liệu hơn về vắc-xin của Oxford-AstraZeneca. Tuy nhiên, khi xem xét hiệu quả của vắc-xin sau khi tiêm hai liều trong các khoảng thời gian khác nhau, các nghiên cứu đã chỉ ra rằng hiệu quả vắc-xin đạt 82,4% khi liều thứ 2 được tiêm cách ít nhất 12 tuần. Do đó, khá hợp lý khi nghĩ rằng sự bảo vệ sẽ kéo dài ít nhất ba tháng nữa sau liều thứ hai, mặc dù cần thêm dữ liệu.

Khả năng bảo vệ của vắc-xin có thể sẽ kéo dài hơn sáu tháng, nhưng nhiều chuyên gia tin rằng các kháng thể do vắc-xin tạo ra sẽ suy yếu theo thời gian và cần phải tiêm nhắc lại.

Liều tăng cường sẽ hoạt động như thế nào?

Các mũi tiêm tăng cường hoạt động như một lời cảnh tỉnh cho hệ thống miễn dịch. Vắc-xin kích thích cơ thể tạo ra các kháng thể có khả năng nhận ra virus Corona để nếu bạn gặp phải loại virus này, cơ thể sẽ giết chết virus và bất kỳ tế bào nào đã bị nhiễm bệnh, thường là trước khi cơ thể phát triển bất kỳ triệu chứng nào.

Khi điều này hoàn tất, các tế bào miễn dịch T và B của trí nhớ sẽ tuần tra cơ thể trong trường hợp có một cuộc chạm trán khác xảy ra. Theo thời gian, số lượng các tế bào ghi nhớ này bắt đầu giảm dần và hệ thống miễn dịch có thể “quên” cách nhận biết mầm bệnh hoặc vi trùng gây bệnh một cách hiệu quả trong tương lai.

Các mũi tiêm tăng cường dùng để “nhắc nhở” hệ thống miễn dịch cách nhận biết mầm bệnh cụ thể gây ra bệnh. Nó có nghĩa là cơ thể của bạn có nhiều khả năng phản ứng nhanh hơn và hiệu quả hơn sau khi tiêm thuốc tăng cường.

Theo ông Albert Bourla, giám đốc điều hành tại Pfizer, câu trả lời cho việc liệu chúng ta có cần tiêm thuốc tăng cường hay không là “có”. Phát biểu với công ty chăm sóc sức khỏe CVS Health của Mỹ vào ngày 16/4, ông Bourla cho biết: “Có khả năng sẽ cần đến liều thứ ba trong khoảng thời gian từ 6 đến 12 tháng sau liều thứ 2 và sau đó sẽ có một đợt tái cấp phép hàng năm”.

Ông Nadhim Zahawi, Bộ trưởng vắc xin của Vương quốc Anh, cho biết những người cực kỳ dễ bị tổn thương về mặt lâm sàng có thể bắt đầu được tiêm nhắc lại các biến thể Covid-19 mới vào đầu tháng 9. Và ông David Kessler, giám đốc khoa học của lực lượng đặc nhiệm Covid-19 của Nhà Trắng, đã nói chuyện với một ủy ban quốc hội ở Mỹ về sự cần thiết của các mũi tiêm tăng cường. Ông nói rằng: “Chúng tôi hiểu rằng tại một thời điểm nhất định chúng tôi cần phải tăng cường, cho dù đó là 9 tháng, 12 tháng, và chúng tôi đang chuẩn bị cho điều sắp tới".

Vắc xin tăng cường không phải là một hiện tượng mới; chúng đã được sử dụng chúng cho các loại vắc xin khác với các mũi tiêm nhắc lại với vắc-xin sởi, quai bị, rubella (MMR) cho trẻ em để đảm bảo khả năng miễn dịch lâu dài và hiệu quả hơn, hoặc tương tự như việc tiêm vắc xin cúm hàng năm.

Ảnh: AJ

Ảnh: AJ

Vắc xin tăng cường có thể bảo vệ chúng ta khỏi các biến thể mới không?

Các biến thể mới của Covid-19 đang xuất hiện trên khắp thế giới. Chỉ một số ít là “các biến thể cần quan tâm" khi chúng có thể chứa các đột biến cho phép chúng trốn tránh các phản ứng miễn dịch của cơ thể do vắc-xin kích hoạt. Các mũi tiêm tăng cường cũng có thể là một cách để kích thích cơ thể nhận ra các biến thể mới của Covid-19.

Các biến thể được quan tâm bao gồm các biến thể Nam Phi, Brazil và Ấn Độ đã xuất hiện trong những tháng gần đây (vắc-xin dường như có hiệu quả chống lại biến thể của Vương quốc Anh). Các biến thể này bao gồm các đột biến của protein đột biến (một phần của virrus liên kết với tế bào người) có thể khiến chúng khó nhận ra hơn bởi các tế bào miễn dịch do vắc xin tạo ra.

Nếu những biến thể này trở thành những biến thể chiếm ưu thế hoặc phổ biến hơn thì những mũi tiêm tăng cường có thể sẽ cần thiết. Các nhà sản xuất đã nói rằng việc điều chỉnh vắc xin cho phù hợp với tình hình sẽ dễ thực hiện và có thể được thực hiện trong vòng chưa đầy ba tháng.

Theo thời gian, ngày càng có nhiều khả năng chúng ta cần phải tiêm mũi tăng cường chống lại Covid-19. Nhiều người tranh luận rằng sẽ có một chu kỳ không bao giờ kết thúc của vắc-xin và thuốc tăng cường, nhưng chúng ta đã chấp nhận được điều này với bệnh cúm mỗi năm và chúng ta nên bắt đầu xem xét vắc-xin chống lại Covid-19 ở góc nhìn tương tự.

Ảnh: AJ

Ảnh: AJ

Có thể sớm có thuốc viên cho Covid-19 không?

Chính phủ Vương quốc Anh đã thông báo rằng một Lực lượng Đặc nhiệm Chống virus sẽ được thành lập để thử nghiệm loại thuốc có thể được sử dụng để điều trị COVID-19 tại nhà cho những người không cần nhập viện.

Hy vọng là phương pháp điều trị chống virus này có thể rút ngắn thời gian mắc bệnh và giảm nguy cơ lây bệnh cho người khác. Thuốc cũng có thể được dùng cho những người tiếp xúc gần với người đã có kết quả xét nghiệm dương tính để giúp ngăn chặn sự bùng phát.

Loại thuốc PF-07321332 do Pfizer sản xuất đã được chứng minh là làm giảm sự lây lan của virus trong các nghiên cứu trong phòng thí nghiệm. Một loại thuốc khác đang được nghiên cứu là thuốc chống virus molnupiravir, ban đầu được phát triển để điều trị SARS và MERS.

Loại thuốc này đã được chứng minh là có hiệu quả trong việc giảm sự nhân lên của virus trong các thử nghiệm trên động vật và hiện đang được thử nghiệm trên người.

Cho đến nay, chúng ta đã thành công hạn chế bệnh với thuốc kháng virus, nhưng điều này có thể thay đổi khi các nghiên cứu sâu hơn được thực hiện. Nếu thành công, loại thuốc này có thể được sử dụng trên toàn thế giới để quản lý việc chăm sóc bệnh nhân tại nhà và giảm tử vong. Nó có thể đặc biệt hữu ích cho những người không thể tiêm vắc xin Covid-19 vì lý do y tế.

Hoàng Việt

Tin khác

Còn nhiều bất đồng trước thềm cuộc đàm phán hiệp ước nhựa toàn cầu

Còn nhiều bất đồng trước thềm cuộc đàm phán hiệp ước nhựa toàn cầu

(CLO) Các quốc gia đang nỗ lực tiến tới hiệp ước nhựa toàn cầu mang tính lịch sử trong hội nghị thượng đỉnh tại Ottawa (Canada) vào tuần này, nhưng cũng chia rẽ sâu sắc trong các cuộc đàm phán về những gì nên đặt ra trong hiệp ước.

Thế giới 24h
Tổng thống Iran đưa ra 'cảnh báo đỏ' cho Israel, hứa tiếp tục hỗ trợ Palestine

Tổng thống Iran đưa ra 'cảnh báo đỏ' cho Israel, hứa tiếp tục hỗ trợ Palestine

(CLO) Tổng thống Iran, Ebrahim Raisi, trong một tuyên bố được hãng tin IRNA trích dẫn vào thứ Ba (23/4) cảnh báo rằng bất kỳ cuộc tấn công quy mô lớn nào của Israel vào lãnh thổ Iran sẽ dẫn đến hậu quả "thảm khốc".

Thế giới 24h
Ukraine muốn nam giới trong tuổi nhập ngũ ở hải ngoại trở về chiến đấu

Ukraine muốn nam giới trong tuổi nhập ngũ ở hải ngoại trở về chiến đấu

(CLO) Ukraine hôm thứ Ba (23/4) đã đình chỉ các dịch vụ lãnh sự đối với các công dân nam ở hải ngoại trong độ tuổi nhập ngũ cho đến ngày 18/5, mong muốn những thanh niên trong diện này trở về quê nhà chiến đấu.

Thế giới 24h
Bốn phụ nữ thiệt mạng ở Zaporizhzhia trong cuộc tấn công UAV của Ukraine

Bốn phụ nữ thiệt mạng ở Zaporizhzhia trong cuộc tấn công UAV của Ukraine

(CLO) Cơ quan dịch vụ khẩn cấp tại các khu vực do Nga kiểm soát ở vùng Zaporizhzhia, Ukraine cho biết một cuộc tấn công bằng máy bay không người lái (UAV) của Ukraine hôm thứ Ba đã giết chết 4 phụ nữ trong một chiếc ô tô ở phía bắc thị trấn Melitopol.

Thế giới 24h
Liên hợp quốc kêu gọi điều tra về ngôi mộ tập thể tại các bệnh viện ở Gaza

Liên hợp quốc kêu gọi điều tra về ngôi mộ tập thể tại các bệnh viện ở Gaza

(CLO) Liên hợp quốc hôm thứ Ba (23/4) kêu gọi tiến hành một cuộc điều tra quốc tế về các ngôi mộ tập thể tại hai bệnh viện ở Gaza bị phá hủy trong các cuộc bao vây của Israel, và nói rằng có thể đã xảy ra tội ác chiến tranh.

Thế giới 24h