Báo chí và bài toán phát triển nguồn thu:

Nhà báo Nguyễn Minh Đức - TBT Báo Kinh tế và Đô thị: Chính sách cho kinh tế báo chí cũng phải đặc thù

Thứ ba, 23/06/2020 08:00 AM - 0 Trả lời

(NB&CL) Đó là nhấn mạnh của nhà báo Nguyễn Minh Đức - Tổng Biên tập Báo Kinh tế & Đô thị trong cuộc trò chuyện với Báo Nhà báo & Công luận.

Bài liên quan

Nhà báo Nguyễn Minh Đức là một trong số ít Tổng Biên tập từng nghiên cứu sâu về câu chuyện của kinh tế báo chí nhiều năm nay. Bài toán phát triển nguồn thu như thế nào đặt ra thời “hậu Covid-19” bắt đầu từ những phân tích khá đầy đủ và toàn diện.

Mô hình và vấn đề tự chủ có nhiều bất cập

+ Tôi ấn tượng về ý kiến của ông tại Kỳ họp thứ 14 HĐND TP. Hà Nội khóa XV vừa qua. Trong vai trò là đại biểu ông có kiến nghị về cơ chế để hỗ trợ các phóng viên trong tuyến đầu chống dịch. Thưa ông, ông có thể cho biết rõ hơn về đề xuất này?

- Hiện tại, nhiều cơ quan báo chí đang tự chủ tài chính, nhưng cũng không có quy định, cơ chế để hỗ trợ các phóng viên trong tuyến đầu chống dịch. Kinh phí tuyên truyền cho phòng chống dịch suốt 3 tháng qua cũng chưa có nguồn để chi trả. HĐND TP. có thể xem xét đưa vào Nghị quyết thêm đối tượng là các cơ quan báo chí và các phóng viên.

Nếu không đưa vào Nghị quyết lần này, thành phố có thể xem xét ban hành chính sách hỗ trợ tiền đối với các cơ quan báo chí và các nhà báo trên địa bàn. Dĩ nhiên, đây cũng chỉ là câu chuyện của tình thế, vì điều tôi quan tâm lớn hơn chính là vấn đề của kinh tế báo chí (KTBC).

Rõ ràng là, khi xảy ra đại dịch Covid-19 đã bộc lộ những điểm yếu của báo chí trong bài toán tự chủ tài chính, phát triển nguồn thu. Từ đây có thể nhìn thấy rằng các cơ quan quản lý Nhà nước về báo chí, lãnh đạo các cơ quan báo chí cần quan tâm, nghiên cứu sâu hơn cho vấn đề này.

anhDuc-thayanh

+ Tôi nghĩ về điều ông vừa trăn trở, vì sao câu chuyện kinh tế báo chí lại phải tới “hậu Covid-19” mới được đặc biệt quan tâm? Tôi đã nghĩ điều ấy hẳn phải là nòng cốt trong sự phát triển của một tòa soạn, thưa Tổng Biên tập?

- Khái niệm kinh tế báo chí ở Việt Nam đã có nhưng để nghiên cứu chuyên sâu và cơ chế chính sách cho kinh tế báo chí thực sự chưa được quan tâm đúng mức. Bản chất của cơ quan báo chí, thời gian trước đây là được bao cấp, sang kinh tế thị trường, nhiều cơ quan báo chí ra đời với cơ chế hoạt động khác nhau. Các cơ quan báo chí của Đảng, của các Bộ, ngành được bao cấp, nhưng các cơ quan báo chí của Hội, Hiệp hội thì lại lập ra để tự chủ.

Chính vì thế, mô hình KTBC hiện nay đa dạng kiểu “xôi đỗ”, không thống nhất, nói đúng hơn là câu chuyện mô hình và vấn đề tự chủ có nhiều bất cập. Có nơi được bao cấp 100%, chỗ thì tự chủ một phần, chỗ tự chủ hoàn toàn... nên có những bất cập trong hoạt động và cơ chế chính sách của các cơ quan báo chí cần được hoạch định, tạo môi trường thuận lợi để phát triển hơn.

Trên thực tế, bản thân cơ quan báo chí cũng như doanh nghiệp, phải thu, phải chi, phải đóng thuế cho Nhà nước, nhưng đồng thời lại làm nhiệm vụ chính trị. Từ lâu, tôi đã thấy có sự bất cập trong cơ chế tài chính đối với các cơ quan báo chí. Nếu không có sự thay đổi, các cơ quan báo chí tự chủ tài chính hiện nay, đã khó khăn sẽ càng thêm khó khăn. Và như vậy, sẽ không đủ điều kiện để hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị, trách nhiệm xã hội và với bạn đọc.

+ Điều đó có nghĩa là các cơ quan báo chí đang phải hoàn thành “nhiệm vụ kép”, vừa phải tự chủ, phải hạch toán, thực hiện nghĩa vụ như doanh nghiệp nhưng vẫn phải đảm bảo sứ mệnh trên mặt trận tuyên truyền, đảm bảm nhiệm vụ chính trị, thưa ông?

- Đúng vậy. Cho nên làm “tròn vai” cả hai nhiệm vụ là không hề dễ dàng, đặc biệt là trong bối cảnh Quy hoạch phát triển và Quản lý báo chí đến năm 2025 cùng với hậu quả nặng nề từ đại dịch Covid-19.

Từ trước tới nay, các CQBC nào năng động và có quan hệ tốt với doanh nghiệp thì ngoài các nguồn từ Nhà nước bao cấp, sẽ có thu quảng cáo, truyền thông cho các doanh nghiệp. Còn đa số CQBC tự chủ, nguồn hỗ trợ từ Nhà nước không có, nên doanh thu bấp bênh lúc có lúc không, lúc nhiều lúc ít, từ đó ảnh hưởng tới đời sống cán bộ, phóng viên, rồi ảnh hưởng tới chuyên môn.

Theo tôi, chúng ta cần bắt tay vào hoạch định chính sách cho KTBC và Đảng, Nhà nước thống nhất quan điểm báo chí Việt Nam là báo chí công; cơ quan báo chí là đơn vị hành chính sự nghiệp, phục vụ lợi ích quốc gia dân tộc thì phải có chính sách rõ ràng trong việc hỗ trợ, giao nhiệm vụ, đặt hàng về mặt kinh phí cho báo chí ở góc độ nào đó. Hoạt động hỗ trợ này có nhiều cách, từ chế độ lương, quỹ nhuận bút, cơ chế đặt hàng cho báo chí; quan trọng là tạo cơ chế và hành lang pháp lý cho cơ quan báo chí hoạt động thuận lợi. 

Hoạt động chuyên môn tốt, kinh tế tốt nhưng không được lạm quyền

+ Nhưng tôi nghĩ, bản thân các cơ quan báo chí cũng cần có sự năng động hơn trong bài toán phát triển nguồn thu, chứ không thể chỉ phụ thuộc vào phát hành và quảng cáo, thưa ông?

- Dĩ nhiên là, ở góc độ này các cơ quan báo chí cần tự cứu lấy mình, bằng cách tiết giảm chi phí, tăng năng suất lao động và tiếp tục đa dạng hóa nguồn thu. Hiện nay, với các cơ quan báo chí không được bao cấp, nguồn thu chính của các cơ quan báo chí là bán báo in và quảng cáo, một số cơ quan tổ chức thêm các sự kiện, nhưng chủ yếu là 2 nguồn kia...

Theo một nghiên cứu của tổ chức nhà báo châu Á thì có nhiều nguồn thu cho báo chí: Phát hành báo in, báo điện tử, thu quảng cáo (báo in, báo điện tử), tổ chức sự kiện, tư vấn truyền thông cho các doanh nghiệp, bán tin trên báo điện tử bằng các gói dịch vụ (không đọc báo miễn phí nữa mà trả tiền nếu có nhu cầu); liên kết bán tin cho các nhà mạng, xây dựng các thuê bao dạng bản tin hằng ngày để phát hành; thu từ tài trợ, hoạt động từ thiện và các hoạt động xã hội...

Tôi từng nghiên cứu về tờ báo Đô thị Côn Minh của Trung Quốc, ngoài cơ quan báo chí, họ có 10 công ty trực thuộc như tổ chức sự kiện, quảng cáo, bán hàng online, điện thoại di động... và nhiều dịch vụ đi kèm khác để tăng nguồn thu. Trong khi đó, với các cơ quan báo chí Việt Nam muốn làm nhưng chưa có cơ chế, vướng là do Luật chưa quy định rõ ràng. Tôi nghĩ rằng, chính sách cho kinh tế báo chí cũng phải đặc thù mới tháo gỡ được khó khăn.

+ Chính sách cho kinh tế báo chí phải đặc thù, cụ thể là như thế nào thưa ông?

-  Dưới góc độ Nhà nước, tôi mong muốn Chính phủ sớm ban hành Nghị định, quy định cơ chế tài chính đối với các cơ quan báo chí, theo hướng ngân sách nhà nước hỗ trợ một phần bằng cơ chế đặt hàng, có định mức cụ thể, đảm bảo nguồn kinh phí ổn định cho báo chí hoạt động. Có như vậy, các cơ quan báo chí mới có điều kiện thuận lợi để hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình.

Có nghịch lý hiện nay là, Nhà nước giao nhiệm vụ nhưng không giao kinh phí. Vậy thì, các cơ quan báo chí tự chủ tài chính lấy nguồn đâu ra để hoạt động, để thực hiện nhiệm vụ được giao? Tôi đề nghị, đối với Nhà nước, các cơ quan đơn vị, lĩnh vực có nhu cầu về thông tin tuyên truyền cần bố trí kinh phí hằng năm và phải được thực hiện nghiêm túc, từ cấp Chính phủ, bộ ngành đến các địa phương. Cùng với đó, phải ban hành quy định về cơ chế đặt hàng, giao nhiệm vụ, xây dựng định mức để các cơ quan báo chí thực hiện tốt nhiệm vụ thông tin - tuyên truyền.

Cùng với chính sách hỗ trợ của Nhà nước, đã đến lúc cần phải xác lập mô hình quyền kinh doanh của các cơ quan báo chí. Bên cạnh xuất bản báo thì cần có hoạt động kinh doanh khác để có nguồn thu phục vụ nhiệm vụ chính của cơ quan báo chí. Hiện tại, cơ chế hợp tác, liên kết đối với các cơ quan báo chí đã có những quy định chưa rõ ràng. Tôi cho rằng, cần thiết phải có hành lang pháp lý để CQBC phát triển kinh tế báo chí.

+ Điều ông nói khá thú vị. Tuy nhiên, khi cơ quan báo chí được thực hiện “quyền kinh doanh” thì liệu có dẫn đến những hệ lụy khó kiểm soát không, thưa ông?

- Chúng ta làm không khéo thì có tác động hai chiều. Nếu tích cực thì làm cho cơ quan báo chí hoạt động năng động, có nguồn thu, không lệ thuộc nhiều vào ngân sách, giảm gánh nặng ngân sách. Tuy nhiên, nếu cơ quan báo chí hoạt động kinh doanh mà không có kiểm soát quyền lực và chế tài thì có thể lạm quyền, không loại trừ tiêu cực xảy ra trong hoạt động kinh doanh báo chí.

Tôi suy nghĩ rằng cơ quan báo chí cũng như doanh nghiệp khác, phải hoạt động theo pháp luật, không được làm những điều pháp luật cấm. Một ông Tổng Biên tập cũng là chủ doanh nghiệp, nếu vi phạm pháp luật thì bị xử lý. Chúng ta phải có chế tài, quy định rõ để cơ quan báo chí vừa hoạt động chuyên môn tốt, kinh tế tốt nhưng không được lạm quyền.

Chính vì thế, trong đào tạo cấp cao đối với các nhà quản trị báo chí cần có chuyên đề về kinh tế báo chí, điều đó rất quan trọng. Hội Nhà báo Việt Nam cần có những lớp bồi dưỡng, đào tạo, quan tâm nhiều hơn đến kinh tế báo chí, nếu không thì bài toán này mãi mãi khó.

+ Vâng, xin cảm ơn ông!

Bảo Minh (Thực hiện)

Tin khác

Phát động cuộc thi ảnh báo chí, ảnh nghệ thuật toàn quốc về Quân đội nhân dân Việt Nam

Phát động cuộc thi ảnh báo chí, ảnh nghệ thuật toàn quốc về Quân đội nhân dân Việt Nam

(CLO) Chiều 26/4, tại Hà Nội, Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam tổ chức họp báo giới thiệu Cuộc thi ảnh báo chí, nghệ thuật toàn quốc về Quân đội nhân dân Việt Nam và Quốc phòng toàn dân năm 2024.

Nghề báo
Đài Truyền hình Việt Nam sẽ phát sóng nhiều chương trình đặc sắc về Chiến thắng Điện Biên Phủ

Đài Truyền hình Việt Nam sẽ phát sóng nhiều chương trình đặc sắc về Chiến thắng Điện Biên Phủ

(CLO) Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, Đài Truyền hình Việt Nam thực hiện nhiều chương trình trọng điểm, phát sóng đa nền tảng trên các kênh và nền tảng số của VTV.

Nghề báo
Gần 100 hội viên học tập chuyên đề làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh

Gần 100 hội viên học tập chuyên đề làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh

(CLO) Ngày 26/4, Hội Nhà báo tỉnh Bình Dương đã tổ chức hội nghị học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh cho gần 100 hội viên, nhà báo đang công tác tại các cơ quan báo chí trong tỉnh.

Nghề báo
Báo Khánh Hòa thực hiện chương trình “Đồng hành cùng ngư dân”

Báo Khánh Hòa thực hiện chương trình “Đồng hành cùng ngư dân”

(CLO) Nhân dịp kỷ niệm 77 năm ngày truyền thống Báo Khánh Hòa, ngày 26/4, Báo Khánh Hòa tiếp tục phối hợp với Công ty Cổ phần Nước giải khát yến sào Khánh Hòa thực hiện chương trình “Đồng hành cùng ngư dân”.

Nghề báo
Báo Nông thôn Ngày nay kỷ niệm 40 năm ngày xuất bản số báo đầu tiên

Báo Nông thôn Ngày nay kỷ niệm 40 năm ngày xuất bản số báo đầu tiên

(CLO) Sáng 26/4, tại TP. Sơn La, tỉnh Sơn La, Báo Nông thôn Ngày nay/Điện tử Dân Việt đã tổ chức Lễ tri ân kỷ niệm 40 năm Báo Nông thôn Ngày Nay xuất bản số báo đầu tiên (7/5/1984 - 7/5/2024).

Nghề báo