Báo chí và bài toán phát triển nguồn thu:

Ông Lưu Đình Phúc - Cục trưởng Cục Phát thanh - Truyền hình: 'Thay đổi nhận thức để có cách làm mới'

Thứ hai, 22/06/2020 14:00 PM - 0 Trả lời

(NB&CL) Thực tế, nhiều cơ quan báo chí phải “đi hai chân”, vừa phải đảm bảo nhiệm vụ chính trị vừa phải kinh doanh, đầu tư ngoài ngành, hoặc dựa vào nguồn lợi tức từ gửi tiết kiệm trước đó... Thế nên, cần có chính sách mới hỗ trợ, đầu tư để bảo đảm cho báo chí hoạt động có hiệu quả.

Bài liên quan

“Thực tế, nhiều cơ quan báo chí phải “đi hai chân”, vừa phải đảm bảo nhiệm vụ chính trị vừa phải kinh doanh, đầu tư ngoài ngành, hoặc dựa vào nguồn lợi tức từ gửi tiết kiệm trước đó... Thế nên, cần có chính sách mới hỗ trợ, đầu tư để bảo đảm công cụ truyền thông thiết yếu của Nhà nước hoạt động có hiệu quả. Cùng với đó là sự thay đổi nhận thức, tìm tòi, học hỏi cách làm mới của người đứng đầu cơ quan báo chí” – ông Lưu Đình Phúc, Cục Trưởng Cục Phát thanh – Truyền hình khẳng định trong cuộc trò chuyện với Báo Nhà báo và Công luận.

Quá phụ thuộc vào một nguồn thu nào đó thì sẽ gặp nhiều rủi ro

+ Thưa ông, tại Việt Nam, tình trạng doanh thu từ phát hành, quảng cáo của các báo, Đài PTTH, báo điện tử... có thể nói là đang giảm sút trầm trọng. Các Tổng Biên tập nhiều tờ báo, nhiều Đài PTTH, báo điện tử đang khá áp lực về tài chính và “bài toán nguồn thu”. Ông đánh giá như thế nào về thực trạng hiện nay, thưa ông?

- Ông Lưu Đình Phúc: Tôi nghĩ rằng, bài toán nguồn thu quả thực đang gây áp lực lớn cho lãnh đạo các cơ quan báo chí. Nói đúng hơn là, câu chuyện này đã là chuyện của nhiều năm trước, không phải khi xảy ra đại dịch Covid-19 thì áp lực nguồn thu mới đè nặng lên cơ quan báo chí. Bài toán khó được đặt ra đã lâu, đó là làm thế nào để báo chí hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị nhưng vẫn phải đảm bảo đời sống cho anh em phóng viên, biên tập viên, người lao động.

Người tiêu dùng và người quảng cáo chuyển sang internet, nơi có quảng cáo số rẻ hơn nhiều so với quảng cáo có chi phí cao trên báo in; truyền thông xã hội đang có xu hướng thành kênh phân phối nội dung số chiếm thị phần quảng cáo lớn; sự đa dạng của các loại hình tin tức, các nền tảng giải trí xuyên biên giới cho người dùng nhiều sự lựa chọn hơn.

Thị phần quảng cáo trực tuyến ở Việt Nam đang mất dần cho các nền tảng xuyên biên giới như facebook, google v.v… Chỉ trong 10 năm chúng ta mất khoảng 50% thị phần quảng cáo. Mất nguồn thu sẽ đồng nghĩa với việc sa sút nội dung của kênh tuyên truyền chính thống, mất đi sự ảnh hưởng.

Ông Lưu Đình Phúc - Cục trưởng Cục Phát thanh - Truyền hình.

Ông Lưu Đình Phúc - Cục trưởng Cục Phát thanh - Truyền hình.

Hiện nay, các kênh quảng cáo số, đặc biệt là Facebook, Google... đã chiếm đa số chi phí quảng cáo của doanh nghiệp. Vì vậy, nguồn thu của báo chí nói chung sẽ ngày một thu nhỏ lại đến mức các báo không còn nguồn thu. Nhiều tờ báo, đặc biệt là các tờ báo không có bao cấp, có nguy cơ phải tự giải thể hoặc thu hẹp. Nhiều tờ báo đã có cách thức phát triển nguồn thu khác từ các hoạt động ngoài mặt báo như tổ chức sự kiện, sản xuất nội dung cho Google, Facebook...

Cũng bởi những khó khăn về nguồn thu, không ít cơ quan báo chí lại coi câu view với việc triệt để khai thác, tăng tần suất các thông tin tầm phào, vô bổ, rẻ tiền như một giải pháp kinh tế, cùng với những hành vi tiêu cực khác.

+  Ông từng nhận định: “Hiệu suất lao động của báo chí trong năm qua tuy không cao nhưng những giá trị do báo chí mang lại vô cùng to lớn. Báo chí tuyên truyền tạo niềm tin vào sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng; sự năng động, sáng tạo, quyết liệt của Chính phủ; là hình ảnh Việt Nam tăng trưởng trên các lĩnh vực. Tất cả đang cùng hướng tới tương lai rộng mở. Giá trị vật chất mà báo chí mang lại thậm chí là nhiều tỷ đô và hơn thế, đó là niềm tin vào thể chế quốc gia đang trên đà cường thịnh”. Sự “tưởng thưởng” này có lẽ thật đúng lúc trong bối cảnh báo chí thực hiện “nhiệm vụ kép” – vừa phải đảm bảo thực hiện nhiệm vụ chính trị, vừa phải nỗ lực “sống khỏe”. Nhưng thưa Cục trưởng, để làm tốt cả hai thật không dễ dàng?

- Ông Lưu Đình Phúc: Đúng vậy, những giá trị do báo chí mang lại là vô cùng to lớn nhưng báo chí lại đang mất dần người đọc bởi báo chí đang phải đối mặt với những thách thức toàn cầu, đó là truyền thông xã hội đang tạo ra quyền lực mới của sự ảnh hưởng.

Khi mà báo chí rơi vào vòng xoáy của “cơm, áo, gạo, tiền” sẽ khiến cho báo chí xa rời tôn chỉ, mục đích và chân giá trị của nghề báo. Vì vậy, hơn lúc nào hết, báo chí vừa phải tìm lại, bồi đắp những giá trị cốt lõi của mình, đó là tính cách mạng, đồng thời nhận một sứ mệnh mới là chống các tin giả, tin xấu, độc hại. Tạo dòng chảy chính của thông tin là hướng đến những giá trị tốt đẹp, xây dựng niềm tin xã hội. Khi báo chí mang lại những giá trị cho cộng đồng thì đó là cách báo chí giành lại người đọc, người xem. Cùng với củng cố, đổi mới về nội dung thì việc đầu tư ứng dụng công nghệ tiên tiến cho báo chí là cơ sở để có thể cạnh tranh với các phương tiện truyền thông mới.

+ Không thể phủ nhận rằng, báo chí từng vượt qua không ít khó khăn ở nhiều giai đoạn khác nhau. Ở thời nào, tôi đều thấy những bước đi sáng tạo từ các thủ lĩnh báo chí. Nhưng thưa ông, đây có phải là thời điểm chúng ta cần nhìn ra rằng, kinh tế báo chí đang có nhiều “điểm yếu” khi phụ thuộc vào phát hành và quảng cáo không?

- Ông Lưu Đình Phúc: Mô hình truyền thống cho thấy 80% tiền báo chí thu được là từ quảng cáo, 20% là từ phí mua báo. Như vậy, mỗi khi thị trường có biến động, doanh nghiệp khó khăn thì ngay lập tức có tác động đến báo chí. Vậy thì có phải là thị trường đang dẫn dắt báo chí?

Thực tế cho thấy là, nếu báo chí bị quá phụ thuộc vào một nguồn thu nào đó thì sẽ gặp nhiều rủi ro. Bị “mắc kẹt” trong cái bẫy “hợp đồng truyền thông” như vậy báo chí dễ đánh mất dần niềm tin của độc giả và chính vì thế nguồn thu của báo chí Việt Nam như thế nào là câu chuyện mà tất cả chúng ta phải cùng nhau tìm ra lời giải.

Thực tế, nhiều cơ quan báo chí phải “đi hai chân”, vừa phải đảm bảo nhiệm vụ chính trị vừa phải kinh doanh, đầu tư ngoài ngành, hoặc dựa vào nguồn lợi tức từ gửi tiết kiệm trước đó... Thế nên, cần có chính sách mới hỗ trợ, đầu tư để bảo đảm công cụ truyền thông thiết yếu của Nhà nước hoạt động có hiệu quả. Cùng với đó là sự thay đổi nhận thức, tìm tòi, học hỏi cách làm mới của người đứng đầu cơ quan báo chí.

Đến lúc chúng ta cần nhìn nhận nghiêm túc về hình thức thu phí

+ Quy hoạch phát triển và quản lý báo chí toàn quốc đến năm 2025 có đoạn nêu rõ: Nhà nước có cơ chế, chính sách tài chính, đào tạo, tạo điều kiện cần thiết cho báo chí phục vụ nhiệm vụ chính trị, tuyên truyền đồng thời khuyến khích các cơ quan báo chí tăng cường huy động nguồn lực phát triển nhưng phải bảo đảm đúng tôn chỉ, mục đích, không chạy theo lợi nhuận thuần túy, không để tư nhân sở hữu báo chí, không để nhóm lợi ích chi phối báo chí. Thưa ông, những cơ chế, chính sách này đến nay đã tạo điều kiện cho báo chí như thế nào?

- Ông Lưu Đình Phúc: Cơ quan Quản lý Nhà nước thời gian qua cũng đã nỗ lực rất nhiều trong việc hỗ trợ các cơ quan báo chí vượt qua khó khăn trong bài toán tài chính. Đề xuất của Bộ TT&TT về việc tăng ngân sách dành cho báo chí đã được Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Tài chính xem xét, có đánh giá tổng thể, đề xuất.

Cùng với đó, Bộ TT&TT đang xây dựng cơ chế về đặt hàng, giao nhiệm vụ cho báo chí; cơ chế, chính sách bồi dưỡng, đào tạo lại; tiêu chuẩn bổ nhiệm, xét hạng phóng viên, biên tập viên, xây dựng đội ngũ báo chí vững về chính trị, mạnh về nghiệp vụ; chính sách về liên kết trong hoạt động báo chí để tận dụng các nguồn lực sẵn có trong xã hội tham gia vào hoạt động sản xuất nội dung giải trí trong hoạt động truyền thông; hỗ trợ đường truyền, lưu trữ; kết nối báo chí trong hệ sinh thái số để có nguồn thu; ban hành chính sách về chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ, tiêu chuẩn kỹ thuật hợp quy… dành cho báo chí.

+ Nhưng nhiều Tổng Biên tập vẫn đang tâm tư rằng, có những lối đi sẽ mở và tiếp tục phải mở để đi tiếp... Ngoài nỗ lực tự thân, các cơ quan báo chí rất cần những “bệ đỡ của chính sách”. Thưa ông, là người rất gần gũi với báo chí, dưới góc độ quản lý, những chính sách nào cần triển khai, hỗ trợ thời điểm này để “tháo gỡ” phần nào những khó khăn, hỗ trợ báo chí làm tốt “nhiệm vụ kép” của mình?

- Ông Lưu Đình Phúc: Bối cảnh khó khăn hiện nay, đã đến lúc chúng ta cần nhìn nhận nghiêm túc về hình thức thu phí. Mọi người dân được xem các kênh truyền hình thiết yếu không bị thu phí, nhưng các kênh giải trí khác có chất lượng thì đều có thu phí. Khi báo chí cùng tham gia vào hệ sinh thái số có thu phí thì bản quyền sẽ là vấn đề cần có chính sách thắt chặt và phải được kiểm soát gắt gao hơn nữa. Báo chí, truyền thông của chúng ta đang sản xuất nội dung rồi chủ động đưa (hoặc bị đưa) tài nguyên đó vào nền tảng phát hành xuyên biên giới để dễ được nhiều người tiếp cận và có chút đỉnh nguồn thu. Nhưng như thế, chính chúng ta đang tạo ra giá trị cho các nền tảng xuyên biên giới, mất đi lợi thế của sự ảnh hưởng. Do vậy, thay đổi nhận thức để có cách làm mới là cơ hội để báo chí tìm cho mình hướng đi trong tương lai.

+ Vâng, xin trân trọng cảm ơn ông!

Hà Vân (Thực hiện)

Tin khác

Phát động cuộc thi ảnh báo chí, ảnh nghệ thuật toàn quốc về Quân đội nhân dân Việt Nam

Phát động cuộc thi ảnh báo chí, ảnh nghệ thuật toàn quốc về Quân đội nhân dân Việt Nam

(CLO) Chiều 26/4, tại Hà Nội, Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam tổ chức họp báo giới thiệu Cuộc thi ảnh báo chí, nghệ thuật toàn quốc về Quân đội nhân dân Việt Nam và Quốc phòng toàn dân năm 2024.

Nghề báo
Đài Truyền hình Việt Nam sẽ phát sóng nhiều chương trình đặc sắc về Chiến thắng Điện Biên Phủ

Đài Truyền hình Việt Nam sẽ phát sóng nhiều chương trình đặc sắc về Chiến thắng Điện Biên Phủ

(CLO) Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, Đài Truyền hình Việt Nam thực hiện nhiều chương trình trọng điểm, phát sóng đa nền tảng trên các kênh và nền tảng số của VTV.

Nghề báo
Gần 100 hội viên học tập chuyên đề làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh

Gần 100 hội viên học tập chuyên đề làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh

(CLO) Ngày 26/4, Hội Nhà báo tỉnh Bình Dương đã tổ chức hội nghị học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh cho gần 100 hội viên, nhà báo đang công tác tại các cơ quan báo chí trong tỉnh.

Nghề báo
Báo Khánh Hòa thực hiện chương trình “Đồng hành cùng ngư dân”

Báo Khánh Hòa thực hiện chương trình “Đồng hành cùng ngư dân”

(CLO) Nhân dịp kỷ niệm 77 năm ngày truyền thống Báo Khánh Hòa, ngày 26/4, Báo Khánh Hòa tiếp tục phối hợp với Công ty Cổ phần Nước giải khát yến sào Khánh Hòa thực hiện chương trình “Đồng hành cùng ngư dân”.

Nghề báo
Báo Nông thôn Ngày nay kỷ niệm 40 năm ngày xuất bản số báo đầu tiên

Báo Nông thôn Ngày nay kỷ niệm 40 năm ngày xuất bản số báo đầu tiên

(CLO) Sáng 26/4, tại TP. Sơn La, tỉnh Sơn La, Báo Nông thôn Ngày nay/Điện tử Dân Việt đã tổ chức Lễ tri ân kỷ niệm 40 năm Báo Nông thôn Ngày Nay xuất bản số báo đầu tiên (7/5/1984 - 7/5/2024).

Nghề báo