(CLO) Ngày 10/6, Hội Nhà báo Việt Nam, Báo Nhân Dân và Tỉnh ủy Hà Nam đã phối hợp tổ chức Hội thảo khoa học "Nhà báo Hoàng Tùng với quê hương Hà Nam và đất nước". Đây là sự kiện có ý nghĩa đặc biệt nhân kỷ niệm 92 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam và 7 năm Ngày mất của nhà báo Hoàng Tùng (29/6/2010 - 29/6/2017). [caption id="attachment_167497" align="aligncenter" width="700"]
Quang cảnh Hội thảo[/caption] Tới dự Hội thảo có các đồng chí: Võ Văn Thưởng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương; Phạm Thế Duyệt, nguyên Ủy viên Thường vụ-Thường trực Bộ Chính trị, nguyên Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; Phạm Quang Nghị, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Bí thư Thành ủy Hà Nội; Nguyễn Thị Doan, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Phó Chủ tịch nước, Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam; Thuận Hữu, Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Biên tập Báo Nhân Dân, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam; Nguyễn Đình Khang, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Hà Nam. Hội thảo là dịp để tri ân, vinh danh những đóng góp to lớn của nhà báo Hoàng Tùng với quê hương Hà Nam, với đất nước, với sự nghiệp báo chí cách mạng Việt Nam; tuyên truyền sâu rộng những bài học sâu sắc về lòng yêu nước, lý tưởng cách mạng, sự kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và CNXH từ thực tiễn hoạt động cách mạng của nhà báo Hoàng Tùng. [caption id="attachment_167504" align="aligncenter" width="700"]
Các đại biểu tham gia Hội thảo.[/caption] Sau 3 tháng chuẩn bị, Ban tổ chức Hội thảo đã nhận được 28 tham luận, tập trung vào 3 chủ đề chính là cuộc đời hoạt động cách mạng của đồng chí Hoàng Tùng, trên cương vị là cán bộ cao cấp của Đảng qua các thời kì; Nhà báo Hoàng Tùng với sự nghiệp báo chí cách mạng Việt Nam; Tình cảm của nhà báo Hoàng Tùng với gia đình, người thân, bạn bè, quê hương. Các tham luận tại Hội thảo đều khẳng định, đối với đất nước và quê hương, nhà báo Hoàng Tùng là sự kết hợp giữa nhà cách mạng lão thành trọn đời vì Đảng, vì dân, nhà tuyên huấn nổi tiếng và nhà báo ở tầm cao, người con ưu tú có nhiều đóng góp và ảnh hưởng sâu sắc tới sự phát triển của quê hương Hà Nam. [caption id="attachment_167502" align="aligncenter" width="700"]
Đoàn chủ tịch điều hành Hội thảo.[/caption] Kết luận Hội thảo, đồng chí Thuận Hữu - Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng biên tập Báo Nhân dân, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam nhấn mạnh: “Chúng ta đã được nghe những ý kiến tâm huyết, những bài học kinh nghiệm nghề nghiệp sâu sắc rút ra được từ cuộc đời hoạt động cách mạng, hoạt động báo chí đầy sôi động và tiêu biểu của nhà báo Hoàng Tùng; nhất là bài học sâu sắc đối với người làm báo về việc rèn luyện bản lĩnh chính trị vững vàng trong đấu tranh tư tưởng cũng như trong đấu tranh chính trị bằng báo chí để bảo vệ Đảng, bảo vệ đất nước, bảo vệ chế độ…”. [caption id="attachment_167503" align="aligncenter" width="700"]
Đồng chí Thuận Hữu, Uỷ viên Trung ương Đảng, Tổng Biên tập Báo Nhân Dân, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam phát biểu kết luận Hội thảo.[/caption] “Hội thảo đã khép lại, nhưng tinh thần và nội dung của Hội thảo, tình cảm và ý nguyện của các đại biểu sẽ mở ra những giá trị mới về những bài học ở nhà báo Hoàng Tùng, những điều bổ ích không chỉ cho những người làm báo mà còn cho cán bộ, đảng viên, nhân dân chúng ta” - đồng chí Thuận Hữu khẳng định. [caption id="attachment_167500" align="aligncenter" width="700"]
Các đại biểu bàn luận bên lề Hội thảo.[/caption] Trước đó, chiều 9/6, các đại biểu đã dâng hương tại Đền thờ Chủ tịch Hồ Chí Minh và các anh hùng liệt sĩ của tỉnh Hà Nam; dự Lễ gắn biển tên đường phố mang tên Nhà báo Hoàng Tùng tại thành phố Phủ Lý.
Nhà báo Hoàng Tùng, tên thật là Trần Khánh Thọ, sinh ngày 14/1/1920, tại xã Nhân Hòa, huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam, tham gia hoạt đông cách mạng từ năm 17 tuổi. Năm 1940, đồng chí bị thực dân Pháp bắt rồi giam cầm tại nhà tù Sơn La. Tại đây, đồng chí được kết nạp Đảng tại chi bộ nhà tù, học làm báo trong tù. Sau khi ra tù, đồng chí tiếp tục tham gia hoạt động cách mạng, trở thành Bí thư Thành ủy Hà Nội tháng 10/1945 khi mới 25 tuổi. Sau đó, đồng chí được giao nhiều trọng trách quan trọng: Bí thư Thành ủy Hải Phòng, Xứ ủy viên Bắc Kỳ, Phó Trưởng Ban Tổ chức Trung ương, Trưởng Ban Tuyên huấn Trung ương, Bí thư Trung ương Đảng phụ trách công tác tư tưởng… Nhưng quãng thời gian dài nhất, ghi nhiều dấu ấn trong cuộc đời hoạt động cách mạng của đồng chí Hoàng Tùng là 30 năm làm Tổng Biên tập Báo Nhân Dân và gần 30 năm làm Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam. Sinh thời nhà báo Hoàng Tùng thường nói với bạn bè, đồng chí, đồng nghiệp: “Tôi bắt đầu từ Sự thật và trở về với Sự thật” (năm 1950, đồng chí làm Chủ nhiệm Báo Sự thật, tiền thân của Báo Nhân Dân và năm 1987 làm Tổng Biên tập Báo Nhân Dân kiêm Giám đốc Nhà xuất bản Sự thật).
Nguyễn Mạnh - Quốc Thân