Tổng thu của Trường Đại học Kinh tế Quốc dân tăng mạnh: Mừng hay lo?

Thứ năm, 26/09/2024 05:54 AM - 0 Trả lời

(CLO) Việc nhà trường mở các khoa chất lượng cao, liên kết quốc tế trong đào tạo đại học với mức học phí cao đã tạo nên nguồn thu cho nhà trường, giúp trường đạt tổng thu trên 1.400 tỷ đồng. Tuy nhiên, bài toán đặt ra hiện nay ở chương trình đại trà mức học phí thấp liệu có duy trì được chất lượng.

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân hiện là một trong những trường phát triển nóng, khi đã mở nhiều ngành nghề đào tạo trong các năm qua, đặc biệt các chương trình đào tạo liên kết với nước ngoài ngày một thu hút nhiều thí sinh theo học. Chính vì thế, doanh thu của Trường Đại học Kinh tế Quốc dân tăng lên là điều có thể dự báo được.

Mới đây, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công khai tài chính năm 2023. Cho thấy, mức học phí năm học 2023- 2024 đã tăng so với học phí năm học 2021- 2022.

tong thu cua truong dai hoc kinh te quoc dan tang manh mung hay lo hinh 1

Nguồn thu hiện nay của Trường Đại học Kinh tế Quốc dân chủ yếu vẫn dựa vào nguồn thu học phí (ảnh nguồn Internet).

Cụ thể, đối với hệ chính quy đại trà, các chuyên ngành tin học kinh tế, hệ thống thông tin quản lý, công nghệ thông tin học phí trong năm học 2023- 2024 là 15 triệu đồng/năm học, tăng 1 triệu đồng so với 2 năm trước đó.  Các ngành Kinh tế tổng hợp, kiểm toán, kinh tế đầu tư, kinh tế quốc tế học phí 20 triệu đồng/năm học. Mức học phí này tăng thêm 1 triệu đồng so với năm học  2021- 2022.

Một điều khác biệt, các chương trình tiên tiến có học phí 63 triệu đồng/học, chương trình chất lượng cao 45 triệu đồng/năm học và Chương trình đào tạo bằng tiếng Anh có học phí 41 đến 60 triệu đồng/năm học. Học phí thạc sĩ, tiến sĩ cũng tăng mạnh, trong đó thạc sĩ điều hành cao cấp 69 triệu đồng/năm học.

Chính nhờ tăng học phí và mở rộng đào tạo liên kết nên doanh thu của nhà trường vì thế tăng mạnh. Cụ thể, năm 2023 tiền thu từ học phí của nhà trường hơn 1.014 tỷ đồng. Trong khi đó tiền từ ngân sách nhà nước chỉ đạt 28,97 tỷ đồng. Tiền nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ 42,95 tỷ đồng. Tiền thu từ các khoản khác 324,48 tỷ đồng. Tổng thu của Đại học Kinh tế Quốc dân trên 1400 tỷ đồng.

So với năm 2021, tiền từ ngân sách 22,2 tỷ đồng, tiền thu từ học phí 836,2 tỷ đồng, tiền nghiên cứu khoa học 4,09 tỷ đồng và tiền từ các nguồn khác là 225 tỷ đồng. Tổng thu hơn 1.087 tỷ đồng. Như vậy, chỉ trong hai năm doanh thu của nhà trường tăng hơn 300 tỷ đồng. Với tốc độ như trên, có thể thấy Trường Đại học Kinh tế Quốc dân sẽ nhanh chóng bước vào câu lạc bộ có doanh thu trên 2 nghìn tỷ đồng trong tương lai không xa.

Tuy nhiên, một thách thức không nhỏ đối với Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đó là nguồn thu từ nghiên cứu khoa học. Bởi theo chuẩn trường đại học nguồn thu từ nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ phải đạt tối thiểu 10%. Để đáp ứng điều đó, doanh thu của lĩnh vực này phải trên 100 tỷ. Đây là điều không hề dễ dàng.

Bên cạnh đó việc chênh lệch học phí giữa chương trình đại trà và chương trình tiên tiến đang cho thấy mức đầu tư học tập giữa hai chương trình khác biệt nhau. Đang đặt ra vấn đề, làm sao để duy trì chất lượng dạy học đại trà khi giáo dục đang ngày càng bị thương mại hóa và xu thế “hết nạc mới vạc đến xương”.

Đây là vấn đề không chỉ của Trường Đại học Kinh tế Quốc dân mà còn xảy ra tại nhiều trường đại học công hiện nay.  

Minh Triết

Bình Luận

Tin khác

Cởi trói cho dạy thêm, học thêm trong nhà trường: Có phát sinh thêm tiêu cực?

Cởi trói cho dạy thêm, học thêm trong nhà trường: Có phát sinh thêm tiêu cực?

(NB&CL) Theo các chuyên gia và nhiều phụ huynh, học thêm cần được quản lý một cách khoa học, tránh phát sinh tiêu cực, học tập không nên nặng về kiến thức hàn lâm khiến học sinh mệt mỏi, đi chệch hướng so với mục tiêu của Chương trình giáo dục phổ thông mới.

Giáo dục
Hợp tác với Mỹ để đưa Tiếng Anh thành ngôn ngữ thứ 2 trong trường học

Hợp tác với Mỹ để đưa Tiếng Anh thành ngôn ngữ thứ 2 trong trường học

(CLO) Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn cũng đã thông tin tới ông Amit Sevak (Chủ tịch Viện Khảo thí Hoa Kỳ) về chủ trương mới của Việt Nam từng bước đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ hai trong trường học.

Giáo dục
Ninh Bình: Tạm thời đình chỉ công tác nữ giáo viên tiểu học có lời lẽ thiếu chuẩn mực với học sinh

Ninh Bình: Tạm thời đình chỉ công tác nữ giáo viên tiểu học có lời lẽ thiếu chuẩn mực với học sinh

(CLO) Một phụ huynh trường Tiểu học Đinh Tiên Hoàng đã có đơn kiến nghị gửi cơ quan chức năng về việc giáo viên chủ nhiệm lớp đã có những lời nói xúc phạm, hành vi không đúng chuẩn mực, gây áp lực, ảnh hưởng nghiêm trọng đến tâm lý của học sinh.

Giáo dục
Viện VJCC – Trường Đại học Ngoại thương tiếp đón Thứ trưởng Bộ ngoại giao Nhật Bản Komura Masahiro

Viện VJCC – Trường Đại học Ngoại thương tiếp đón Thứ trưởng Bộ ngoại giao Nhật Bản Komura Masahiro

(CLO) Mới đây, Phân Viện Phát triển nguồn nhân lực Việt Nam – Nhật Bản (VJCC - HCMC) – Trường Đại học Ngoại thương đã vinh dự đón tiếp Ngài Komura Masahiro - Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nhật Bản ghé thăm trong khuôn khổ chuyến công tác tại Việt Nam.

Giáo dục
Ngành Thú y với nhu cầu việc làm rộng mở tại Đồng Nai

Ngành Thú y với nhu cầu việc làm rộng mở tại Đồng Nai

Theo UBND tỉnh Đồng Nai, trên địa bàn hiện có đàn lợn khoảng 2,5 triệu con và đàn gà khoảng 26 triệu con, cùng hơn 1.400 cơ sở chăn nuôi tập trung và hơn 22.000 cơ sở chăn nuôi nông hộ. Với sự phát triển mạnh mẽ của ngành chăn nuôi, Trường Đại học Công nghệ Miền Đông (MIT Uni.) đã triển khai chương trình đào tạo ngành Thú y, kết hợp lý thuyết và thực hành tại các trang trại trong khu vực. Sinh viên ngành Thú y tại MIT Uni. sẽ có cơ hội mở rộng nghề nghiệp và đáp ứng nhu cầu ngày càng cao trong lĩnh vực chăm sóc thú cưng và chăn nuôi quy mô lớn.

Giáo dục