Nợ quốc gia của Nga sẽ tăng đến đâu?

Thứ năm, 26/09/2024 09:08 AM - 0 Trả lời

(CLO) Theo Bộ Tài chính Nga, nợ công của nước này dự kiến sẽ tăng nhẹ và đạt 18% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) khi chính phủ tiếp tục vay tiền để lấp đầy thâm hụt ngân sách.

Theo dự thảo ngân sách, nợ công sẽ lên tới 4,8 nghìn tỷ rúp (51,5 tỷ đô la) vào năm tới, 5,1 nghìn tỷ rúp (54,9 tỷ đô la) vào năm 2026 và 5,3 nghìn tỷ rúp (57 tỷ đô la) vào năm 2027. Báo cáo cho biết, đến cuối năm 2027, nợ công sẽ tăng lên 18% GDP từ mức 15% GDP vào năm 2023.

Theo ước tính sơ bộ, thâm hụt tài chính chung dự kiến sẽ ở mức 1% GDP hàng năm (-0,5% GDP vào năm 2025, -0,9% GDP vào năm 2026 và -1,1% GDP vào năm 2027).

no quoc gia cua nga se tang den dau hinh 1

Khách hàng mua đồ tại một khu chợ ở St. Petersburg (Nga) tháng 11/2023. Ảnh: Reuters

Bộ này cũng chỉ ra rằng, ngay cả khi tăng nhẹ, nợ quốc gia vẫn ở mức "an toàn về mặt kinh tế", ở mức dưới 20% GDP, đưa Nga vào nhóm các quốc gia có mức nợ công thấp nhất.

Để so sánh, nợ quốc gia của Vương quốc Anh gần đây đã đạt 100% sản lượng kinh tế hàng năm của quốc gia này. Nợ công ở Hoa Kỳ vượt quá 120% GDP, trong khi ở Nhật Bản, con số này là 260% kỷ lục.

Bộ trưởng Tài chính Nga Anton Siluanov nhấn mạnh rằng ngân sách sắp tới sẽ tập trung vào hỗ trợ xã hội, quốc phòng cũng như đạt được vị thế dẫn đầu về công nghệ. Ông cũng lưu ý rằng hơn 3 nghìn tỷ rúp (32,3 tỷ đô la) hàng năm sẽ được phân bổ để hỗ trợ cho các khu vực của Nga.

Theo các nhà kinh tế, tốc độ tăng trưởng nợ công của Nga vẫn ở mức vừa phải do thâm hụt ngân sách thấp, vì nước này vẫn tiếp tục đầu tư vào các dự án và ngành công nghiệp lớn bất chấp áp lực trừng phạt chưa từng có từ phương Tây.

Các báo cáo trích dẫn, doanh thu từ các chuyến hàng dầu thô tại Nga – nguồn tiền chính trong ngân sách nhà nước, đã giảm xuống mức thấp nhất trong 8 tháng, có khả năng làm phức tạp thêm các kế hoạch chi tiêu mà Tổng thống Putin cam kết thực hiện để duy trì đất nước trong tình trạng chiến tranh.

Đóng góp 16% GDP của Nga vào năm ngoái, dầu mỏ là động lực chính thúc đẩy nền kinh tế Nga và để trừng phạt Moscow, dầu mỏ đã trở thành mục tiêu trừng phạt của phương Tây kể từ khi cuộc chiến ở Ukraine bắt đầu vào năm 2022, bao gồm cả mức giá trần do G7 áp đặt là 60 đô la cho một thùng dầu thô vận chuyển bằng đường biển.

An Nhiên (Theo RT)

Bình Luận

Tin khác

Nền kinh tế Nga đang diễn biến xấu đi do lạm phát gia tăng và tổng cầu giảm

Nền kinh tế Nga đang diễn biến xấu đi do lạm phát gia tăng và tổng cầu giảm

(CLO) Tình hình kinh tế Nga đang trở nên đáng lo ngại, khi lạm phát gia tăng và nhu cầu trong nước suy giảm.

Kinh tế vĩ mô
ADB: Việt Nam đã nỗ lực phi thường trong việc ứng phó với thiệt hại do bão Yagi gây ra

ADB: Việt Nam đã nỗ lực phi thường trong việc ứng phó với thiệt hại do bão Yagi gây ra

(CLO) Ngày 27/9, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) đã phê duyệt khoản viện trợ 2 triệu USD để hỗ trợ Việt Nam cung cấp các dịch vụ cứu trợ khẩn cấp và nhân đạo cho người dân bị ảnh hưởng bởi bão số 3.

Kinh tế vĩ mô
Cổ phiếu, đồng nhân dân tệ hạ nhiệt khi gói kích thích của Trung Quốc mất dần tác dụng

Cổ phiếu, đồng nhân dân tệ hạ nhiệt khi gói kích thích của Trung Quốc mất dần tác dụng

(CLO) Đồng nhân dân tệ của Trung Quốc đã quay đầu giảm sau khi tăng nhẹ vào ngày trước đó, sau khi ngân hàng trung ương nước này công bố gói kích thích lớn nhất kể từ đại dịch nhằm kéo nền kinh tế thoát khỏi tình trạng giảm phát và trở lại với mục tiêu tăng trưởng của chính phủ.

Kinh tế vĩ mô
Hải Dương đón dự án 'khủng', thu hút FDI 8 tháng gần bằng cả năm 2023

Hải Dương đón dự án 'khủng', thu hút FDI 8 tháng gần bằng cả năm 2023

(CLO) Theo số liệu của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hải Dương, trong 8 tháng năm 2024, Hải Dương đã thu hút được gần 320 triệu USD vốn FDI đăng ký, bằng 93% mức vốn thu hút của cả năm 2023.

Kinh tế vĩ mô
Tìm 'nút thắt' thúc đẩy phát triển kinh tế tuần hoàn trong điều kiện mới

Tìm 'nút thắt' thúc đẩy phát triển kinh tế tuần hoàn trong điều kiện mới

Ngày 25/9, Viện Kinh tế Việt Nam phối hợp với các đối tác liên quan tổ chức Diễn đàn khoa học cấp quốc gia với chủ đề “Thực hiện kinh tế tuần hoàn ở Việt Nam trong điều kiện mới”, thu hút được sự quan tâm của đông đảo chuyên gia kinh tế, nhà hoạch định chính sách và đại diện doanh nghiệp. Chương trình có sự tham gia đồng hành của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN).

Kinh tế vĩ mô